KOC Là Gì? 4 Sự Khác Biệt Giữa KOL và KOC trong Marketing

KOC Là Gì? 4 Sự Khác Biệt Giữa KOL và KOC trong Marketing
0 Shares

Thuật ngữ KOC ra đời đã trở thành xu hướng và dần thay thế KOL, tác động rất lớn đến quyết định mua hàng của công chúng. Vậy KOC là gì mà có ảnh hưởng mạnh mẽ đến vậy? KOL và KOC có sự khác nhau như nào? Hãy tìm hiểu chi tiết hơn trong bài chia sẻ của Đọc Ngẫm dưới đây nhé!

Tìm Việc Làm Tại Đọc Ngẫm

Khái niệm KOC là gì? KOL là gì?

KOC (Key Opinion Consumer) là những người tiêu dùng chủ chốt, có sức ảnh hưởng lớn đến thị trường. Công việc chính của KOC là trực tiếp trải nghiệm những sản phẩm, dịch vụ và đưa ra những nhận xét, đánh giá chủ yếu theo quan điểm cá nhân. Với những trải nghiệm chân thật này đã tạo được sự tin tưởng lớn từ khách hàng.

Xem thêm: Quiet Quitting là gì? Đây Là Xu Hướng Làm Việc Mới Của Gen Z?

Cộng đồng KOC (Nguồn Internet)

KOL (Key Opinion Leader) là những người có sức ảnh hưởng. KOL sẽ có kiến thức chuyên môn về một lĩnh vực nào đó, được mọi người tin tưởng, ủng hộ.

4 Sự Khác Biệt Giữa KOL và KOC

Mức độ phổ biến

Do KOL có lượng người theo dõi đông đảo nên họ sẽ chịu trách nhiệm quảng bá sản phẩm, dịch vụ với quy mô lớn, phù hợp với những doanh nghiệp muốn tăng độ phủ thương hiệu một cách nhanh chóng. Còn với KOC, họ chỉ đơn giản là người tiêu dùng bình thường nên họ sẽ tập trung nhiều hơn vào các hoạt động bán hàng hay dịch vụ khách hàng như: review sản phẩm, tăng độ tin cậy, thu hút khách hàng,…

Quy mô khán giả:

Vì là người có sức ảnh hưởng, dẫn dắt dư luận nên KOL có số lượng người theo dõi từ lớn đến rất lớn. Dựa và số lượng follower, KOL chia thành 5 loại từ nano KOL với 1000 – 5000 người theo dõi cho đến Celebity có tới hàng triệu followers.

KOC không quá quan trọng về quy mô khán giả. Họ đầu tư thời gian để tìm hiểu chi tiết về ưu, nhược điểm của sản phẩm để đưa ra những đánh giá khách quan nhất. Chính vì vậy, dù số lượng người theo dõi không nhiều nhưng đều là những người theo dõi trung thành.

Xem thêm: Gen Z là gì? Generation Z có đặc điểm gì?

Sự khác nhau giữa KOL và KOC (Nguồn Internet)

Tính chuyên môn của KOC và KOL

Nếu KOL buộc phải là người có chuyên môn cao, kiến thức sâu về một lĩnh vực thì KOC chỉ là những người đưa ra những đánh giá chủ quan của một người mua hàng. Tuy nhiên, KOC lại tác động nhiều hơn đến quyết định mua hàng của người xem vì những chia sẻ đó rất chân thật, không có yếu tố quảng cáo nào. Ngược lại, KOL không phải lúc nào cũng nhận được sự tin tưởng từ phía khán giả bởi người tiêu dùng ngày nay rất thông minh, họ phân biệt được những video nào được tài trợ trả phí, những video nào thì không.

Tính chủ động trong lựa chọn sản phẩm

Các KOL sẽ được nhiều thương hiệu chủ động mời hợp tác quảng cáo và được trả mức thù lao khá cao bằng tiền mặt hoặc sản phẩm dịch vụ họ quảng cáo. Với KOC, họ sẽ chủ động lựa chọn, trải nghiệm và đánh giá những sản phẩm họ quan tâm mà không có bất kỳ phụ thuộc nào vào yếu tố lợi ích tiền bạc. Ngoài ra, các KOC cũng sẽ chủ động tìm kiếm, liên hệ những nhãn hàng và gợi ý yêu cầu hợp tác review đánh giá sản phẩm, dịch vụ của họ. Những nhận xét của KOC sẽ mang tính chân thực nhất chứ không theo một kịch bản có sẵn từ phía nhãn hàng.

Xem thêm  Chuẩn bị gì khi đến hội chợ việc làm?

Tạo CV Xin Việc Ngay

3 bước đánh giá hiệu quả của các KOC

Relevant

Đây là chỉ số đo lường hot, độ viral của các Influencer trong từng lĩnh vực khác nhau. Thông qua chỉ số này, doanh nghiệp cũng có thể đo lường được mức độ phù hợp của các Influencer trong từng lĩnh vực. Với những Influencer lựa chọn lĩnh vực hoạt động theo đúng chuyên môn, thường xuyên chia sẻ thông tin thì chỉ số này sẽ cao, khoảng 60-70%.

Tiểu Màn Thầu – KOC thành công trong lĩnh vực food reviewer (Nguồn Internet)

Performance

Đây là chỉ số đo lường hiệu quả hoạt động Marketing dựa trên kết quả hoạt động bán hàng từ nội dung, đánh giá được chia sẻ. Inflencer càng nghiên cứu, sáng tạo ra những nội dung thu hút thì càng được khách hàng quan tâm và tin tưởng.

Growth

Bên cạnh những thông tin sẵn có của sản phẩm, các thương hiệu sẽ cần cập nhật, sáng tạo nội dung mới theo xu hướng thị trường để tối ưu hiệu quả chiến dịch Marketing. Từ đó, họ sẽ lựa chọn những KOC có lượng fan lớn, tương đồng với nhóm khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp.

Nên sử dụng KOC, KOL khi nào cho các chiến dịch Marketing

Với KOL: Khi quyết định hợp tác với KOL, bạn nên đánh giá, lựa chọn nền tảng phù hợp. Chẳng hạn theo đánh giá, KOL sẽ không phù hợp với kênh Tiktok, thay vào đó sẽ hiệu quả hơn khi sử dụng những bài đăng trên Facebook hay Instagram. Một số chiến dịch marketing hợp tác với KOL như:

  • Chiến dịch giới thiệu sản phẩm mới: Hợp tác với KOL là một phương pháp rất hiệu quả để tăng độ phủ sóng của sản phẩm mới. Bạn hãy gửi sản phẩm đó đến những KOL để họ lên những bài viết, video giới thiệu, đánh giá trên mạng xã hội, từ đó sẽ tạo được sự chú ý của khán giá, tăng độ nhận diện thương hiệu.
  • Gương mặt đại diện theo mùa lễ: Thông qua mối quan hệ đối tác là đại sứ thương hiệu, các KOL sẽ là người đại diện, mang thương hiệu của bạn đến với công chúng. Nếu bạn chọn được đúng đại sứ thương hiệu sao cho phù hợp với sản phẩm và khách hàng mục tiêu thì chiến dịch marketing của bạn sẽ đạt được hiệu quả tốt nhất.

Với KOC: Doanh nghiệp nên lựa chọn hợp tác với KOC khi đang có mục tiêu thúc đẩy doanh thu trong thời gian ngắn. Các KOC sẽ tạo niềm tin từ phía khách hàng thông qua những review, đánh giá, từ đó điều hướng khách hàng mua hàng tại đến website, các trang thương mại điện tử.

Vì sao nên sử dụng KOC cho các chiến dịch Marketing?

  • Tính xác thực: So với KOL, những thông tin KOC mang đến thường nhận được nhiều sự tin tưởng của mọi người hơn bởi KOC cung cấp những thông tin chân thực và hữu ích hơn, từ đó thúc đẩy quyết định mua của khách hàng. Công chúng sẽ có thiện cảm với những thương hiệu được KOC đánh giá tốt, nhờ đó các doanh nghiệp có thể nắm bắt được nhu cầu tiêu dùng để cải thiện chất lượng sản phẩm, dịch vụ sao cho phù hợp nhất.

Việc Làm Internship

Chiến dịch “Ngân nga Việt Nam” của TikTok nhận được sự hưởng ứng của rất nhiều người (Nguồn Internet)

  • Tiết kiệm chi phí: Khi hợp tác với KOL, doanh nghiệp sẽ phải trả mức phí khá cao dựa trên mức độ nổi tiếng của KOL và những chi phí phát sinh khác phát sinh. Trong khi đó, chi phí phải trả cho KOC thường thấp hơn bởi thương hiệu chỉ phải thanh toán dựa trên mức độ tương tác mà KOC mang lại hoặc qua tiền hoa hồng dựa trên số lượng đơn hàng thành công. Nhờ vậy, chi phí sẽ thấp hơn đáng kể so với KOL.
  • Tăng doanh thu: Các nhãn hàng có thể chủ động tìm kiếm và liên hệ với những KOC mà minh cho là phù hợp, gửi sản phẩm và nhờ họ trải nghiệm và đưa ra những nhận xét. Thông qua những bài chia sẻ mang tính chủ quan, những trải nghiệm chân thực, các KOC sẽ tác động đến quyết định mua hàng của khách hàng.
Xem thêm  Để thành công như các CEO

Những yếu tố, kỹ năng cần có để trở thành KOC

Đằng sau những video triệu view của Kiên Review (Nguồn Internet)

Một số yếu tố cốt lõi để trở thành một KOC thành công:

  • Hiểu rõ thế mạnh của bản thân: Để trở nên khác biệt và nổi bật giữa hàng trăm KOC đang hoạt động thì bạn cần phải thực sự nổi trội về một mảng nào đó. Nếu mọi thứ bạn chia sẻ đều chung chung, nhạt nhòa thì sẽ chẳng ai ấn tượng và quan tâm bạn là ai.
  • Xác định tệp khách hàng hướng đến: Bạn cần xác định được khách hàng mình hướng đến là ai như độ tuổi, giới tính, sở thích, thói quen sống, thu nhập,… Từ đó bạn sẽ tập trung bổ sung kỹ năng, kiến thức để thuyết phục nhóm đối tượng đó.
  • Đầu tư cho chính mình: Để cho ra được những sản phẩm chỉnh chu nhất thì bản thân bạn cũng cần phải cần được đầu tư để trở nên hoàn hảo hơn. Hãy bổ sung những kỹ năng như giao tiếp, nắm bắt tâm lý khách hàng, kỹ năng thương lượng, đàm phán,… để trở nên chuyên nghiệp và đáng tin cậy hơn.
  • Mở rộng Networking: Đây chính là cơ hội lớn để bạn trở thành một KOC thực thụ. Bạn cần mở rộng mối quan hệ hợp tác với những người trong ngành, với những thương hiệu và với bộ phân booking của Agency,… từ đó bạn sẽ nhận được nhiều những lời mời hợp tác hơn.

Những câu hỏi thường gặp về KOC?

KOC cần bao nhiêu người theo dõi?

Lượng người theo dõi không phải là yếu tố quyết định của KOC, thứ họ quan tâm chính là sự tin tưởng của khách hàng. Với những KOC mới bắt đầu thì có thể không có nhiều followers. Tuy nhiên, nếu có cộng động người theo dõi càng đông thì KOC cũng sẽ được nhiều người tin tưởng hơn.

KOC kiếm tiền như thế nào?

Thông thường các KOC sẽ chủ động liên hệ với các nhãn hàng mà họ quan tâm, lựa chọn sản phẩm và sử dụng chúng và đưa ra những review, đánh giá. Mặc dù không nhận được tiền từ việc quảng cáo nhưng họ có thể được sử dụng sản phẩm miễn phí và được hưởng những khoản hoa hồng. Ngoài ra, họ cũng có thể kiếm tiền từ việc làm mẫu ảnh, sáng tạo nội dung trên Youtube hay tham gia các event quảng bá thương hiệu.

Đang là KOLs có thế kiếm tiền như KOC được không?

Câu trả lời là “ Có”. Nếu KOL trực tiếp trải nghiệm sản phẩm và đưa ra những chia sẻ khách quan, không chịu sự chi phối từ phía nhãn hàng thì cũng tạo được nhiều uy tín. Hiện nay nhiều KOL sử dụng Bio Link thông qua Tiktok hay làm tiếp thị liên kết cho các sàn Shopee, Lazada,…

 

KOC đang dần khẳng định vị trí của mình không hề kém cạnh so với KOL. Hy vọng bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích cho những bạn muốn trở thành KOC và những doanh nghiệp có những chiến lược sử dụng KOC phù hợp. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ với Đọc Ngẫm để được giải đáp và đừng ngại ngần khám phá những tiện ích khác tại website của Đọc Ngẫm như tìm việc làm, tạo CV đẹp với CVHay, tham khảo mức lương các ngành nghề tại VietnamSalary và lựa chọn lộ trình nghề nghiệp phù hợp với bản thân tại CareerMap nhé!

Top những từ khóa tìm kiếm nhiều nhất:

 tìm việc làm | Công ty Samsung Quận 9 tuyển dụng công nhân | Tìm việc làm ở Quận 5 TPHCM | Tìm việc làm Quận 5

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *