Dưới tác động tiêu cực của đại dịch Covid 19, không ít người đã tự rút cho mình nhiều kinh nghiệm mở nhà hàng để sẵn sàng ứng phó với những sự cố bất ngờ, phòng tránh rủi ro và tăng trưởng doanh thu nhanh chóng. Dưới đây là những lưu ý quan trọng giúp bạn tiết kiệm chi phí mở cửa hàng ngay từ công đoạn nhỏ nhất.
1. Lựa chọn địa điểm
Việc lựa chọn địa điểm là bài toán khiến các nhà đầu tư đau đầu, bởi sai một li khéo đi hết tiền trong túi cũng không có khách. Chính vì thế, bước đầu tiên cần xác định rõ đối tượng khách hàng mục tiêu để lựa chọn địa điểm phù hợp. Ví dụ với khách hàng là hộ gia đình, dân công sở nên lựa chọn địa điểm rộng rãi, gần các tòa nhà chung cư, văn phòng. Còn với khách là dân nhậu, hay ghé qua lúc tan tầm thì nên chọn địa chỉ ở nơi có mật độ giao thông vừa phải, ít tắc đường, có chỗ đậu xe, đặc biệt là taxi để mấy anh “tuân thủ nghị định 100” nhé.
Đặc biệt lưu ý, nếu có thời gian nên đến xem địa điểm vào tất cả các buổi trong ngày hoặc thăm dò ý kiến người dân xung quanh. Nhiều trường hợp buổi tối mặt tiền rất thoáng mát nhưng từ sáng tới trưa trước cửa lại có họp chợ, ồn ào, đông đúc, hương thơm rác thải quá nồng nàn khiến chẳng khách nào dám ghé qua. Đó là kinh nghiệm mở nhà hàng nhiều người đúc kết được sau những quyết định sai lầm khi thuê địa điểm, bạn nên lưu ý để tránh khỏi những rắc rối sau này.
Lưu ý khi mở nhà hàng để tăng tính cạnh tranh
2. Trang trí cửa hàng và mua sắm dụng cụ
Đây là bước cần được tính toán kỹ lưỡng bởi tỷ lệ đầu tư có thể chiếm tới 30%. Bạn nên thu mua các vật dụng cũ như nồi, niêu, xoong, chảo vẫn còn dùng tốt để tiết kiệm chi phí. Đặc biệt với các đồ dùng “sau cánh gà”, nếu có thể tận dụng được sẽ để lại cho bạn kha khá đó.
Ngược lại, với các đồ dùng trưng bày trong không gian nhà hàng, đồ điện tử như tủ đông, điều hòa nên mua mới để có tính ổn định tốt, tránh hỏng hóc trong quá trình làm việc. Đặc biệt, nếu sử dụng đồ điện tử cũ có thể gây tác dụng ngược, tiêu tốn nhiều điện năng, gia tăng chi phí vận hành hàng tháng. Theo kinh nghiệm mở nhà hàng của các chuỗi F&B lớn, họ sẽ tập trung tiết kiệm từ những thứ nhỏ nhất như cái thìa, cái bát, điện, nước…. để tránh thất thoát lớn về lâu dài.
Lấy một ví dụ đơn giản, nếu đang trong thời gian cao điểm, quán rất đông khách nhưng máy móc bắt đầu đình công, bếp núc nguội lạnh, là người quản lý bạn sẽ xử lý như thế nào? Đây là trường hợp vô cùng nguy hiểm nhưng đã xảy ra phổ biến ở nhiều cửa hàng. Vì thế hãy nhìn xa trông rộng để có quyết định đầu tư thông minh nhé.
3. Tuyển dụng nhân sự
Trước khi xác định cần tuyển bao nhiêu nhân viên cho từng vị trí, bạn nên tham khảo các mô hình kinh doanh tương tự để ước tính chính xác. Sai lầm của nhiều nhà hàng là đưa quá nhiều người quen vào làm việc. Nếu họ không có đủ chuyên môn, kinh nghiệm thì sẽ trở thành gánh nặng bởi năng suất làm việc không cao, về lâu dài hoàn toàn không có lợi.
Ngoài ra, bạn nên chọn lọc nhân viên có khả năng gắn bó lâu dài để tiết kiệm chi phí đăng tuyển và đỡ phải đào tạo lại từ đầu. Đặc biệt chú ý các bạn sinh viên có lịch làm việc không cố định, hay thay đổi khi tới dịp lễ tết và nghỉ hè.
Phân bố hợp lý để tiết kiệm chi phí nhân công
4. Mua nguyên vật liệu
Nhiều nhà hàng rơi vào tình trạng “chưa ra chợ đã hết tiền” bởi thiếu tính toán khi nhập nguyên vật liệu. Những ngày đầu khai trương thường khiến bạn nhầm tưởng rằng quán đông khách do có nhiều người quen ủng hộ, được đà nhập lô lớn nguyên vật liệu nhằm tiết kiệm chi phí cũng như phục vụ cho công suất hiện tại. Tuy nhiên, khi “tuần trăng mật” qua đi, bạn sẽ khá hụt hẫng vì lượng khách chỉ còn lác đác, đa số order đến từ khách vãng lai và chắc chắn hàng tồn thì vẫn đang nằm trong kho chờ tiêu thụ. Vô hình chung phải chịu một khoản chi phí lớn để bảo quản cũng như khắc phục khi hàng hóa hư hỏng.
Đây là một trong những kinh nghiệm mở nhà hàng được nhiều người truyền tai nhau để hạn chế tổn thất do sai lầm khi nhập nguyên vật liệu. Ngoài ra, bạn cũng nên ứng dụng thêm phần mềm quản lý nhà hàng vào kiểm soát hàng tồn, xác định món ăn được gọi nhiều nhất nhằm đưa ra quyết định đúng đắn. Hiện nay trên thị trường có nhiều sản phẩm công nghệ đáp ứng các yêu cầu trên, nhưng để chọn được sản phẩm phù hợp với mô hình kinh doanh bạn nên tìm tới các chuyên viên tư vấn có nhiều kinh nghiệm, làm rõ các vướng mắc trước khi quyết định đầu tư.
Mở nhà hàng với chi phí đầu vào thấp
5. Sử dụng kênh truyền thông miễn phí
Trước ngày khai trương, bạn nên tận dụng các kênh quảng cáo miễn phí để thu hút sự quan tâm. Đây được coi là thị trường béo bở giúp bạn có được khách hàng tiềm năng kể cả khi chưa ra mắt. Cụ thể hơn, hãy lập trang fanpage facebook cho nhà hàng, cập nhật thông tin liên hệ, ngày khai trương, hình ảnh lung linh của quán kèm các ưu đãi để thu hút khách hàng. Nếu được hãy nhờ bạn bè, người thân chia sẻ thông tin, hoặc tham gia các group chuyên về review ăn uống, vui chơi để giới thiệu. Để gia tăng hấp dẫn, bạn cũng có thể nấu trước một vài món ăn đẹp mắt, chụp hình, đăng kèm thông tin miêu tả, những người yêu thích ẩm thực chắc chắn sẽ “thả tim” và không quên ghé thăm đâu nhé.
Trên đây là toàn bộ kinh nghiệm mở nhà hàng siêu tiết kiệm cho bạn ứng dụng vào hoạt động kinh doanh của mình. Kể cả khi bạn có nhiều vốn cũng hay cân nhắc thật kỹ trước khi đầu tư bởi biết đâu chính số tiền này sẽ giúp bạn đứng vững khi gặp rủi ro, như đại dịch Covid 19 chẳng hạn. Nếu bạn đã ứng dụng hiệu quả thì hãy chia sẻ cho bạn bè và người thân để nối tiếp thành công này nhé.
Để lại một bình luận