Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại Đọc Ngẫm :
- Chợ tốt việc làm Bình Thuận
- Chợ tốt việc làm Bình Thạnh
- Việc làm bếp TPHCM
Mỗi nghề nghiệp lại đòi hỏi mỗi kĩ năng riêng. Nhưng có một kĩ năng mà nhân viên nào cũng cần đó là kĩ năng cư xử với sếp. Điều này có nghĩa rằng nhân viên phải hiểu được phong cách lãnh đạo của sếp để ứng xử sao cho công việc nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Phong cách lãnh đạo phụ thuộc vào tính cách của người lãnh đạo. Do vậy với từng sếp ta phải có từng cách làm việc khác nhau.
1. Không để mất lòng ai:
đây là người luôn muốn mọi người yêu mến, muốn tránh tất cả mọi mâu thuẫn. Chính vì sợ gây mâu thuẫn nên họ không đưa ra ý kiến phản hồi cho nhân viên. Nếu là nhân viên của sếp này bạn sẽ khó lòng hoàn thiện mình một cách hiệu quả nhất.
Hãy gửi tới sếp những câu khích lệ khi sếp thành công với công việc. Hiến kế sách cho sếp nhất là các vấn đề liên quan đến liên bộ. Tìm cơ hội để gửi tới sếp những lời khen ngợi thực sự trong các buổi họp, bản tin và trước khách hàng…Nếu bạn muốn nghe những phản hồi hãy hỏi sếp những lời khuyên. Các mối quan hệ đều rất quan trọng với sếp vì vậy trung thực và trung thành là hai yếu tố chính mọi lúc, mọi nơi.
2. Thích nổi danh:
danh tiếng là vấn đề cực kì quan trọng với sếp. Không chỉ muốn ghi điểm với cấp trên mà còn với cả nhân viên của mình nữa. Vì luôn muốn nổi bật nên sếp có ít thời gian để giúp nhân viên phát triển.
Bạn chỉ là một vệ tinh của sếp vì thế hãy tìm các cách để sếp gây được ảnh hưởng trong xã hội như các cuộc thi…Cảm ơn và xin lời khuyên của sếp cũng là một việc nên làm. Xây dựng danh tiếng cho sếp trong xã hội không đồng nghĩa với việc bạn vỏ bê danh tiếng của bản thân. Tiếp tục nâng cao năng lực, kết chặt các mối quan hệ và chuẩn bị sẵn sàng cho những bước tiến xa hơn.
3. Đòi hỏi cao:
đây là những ông sếp tham công tiếc việc, là người đầu tiên bắt đầu công việc và cũng là người cuối cùng rời khỏi trụ sở. Họ luôn lạc quan trong công việc, không ngừng hoàn thiện trí tuệ cũng như kĩ năng làm việc. Họ luôn mong muốn vượt qua giới hạn bản thân, luôn cởi mở đón nhận ý kiến và vui vẻ tạo cơ hội cho mọi người.
Trước những phản hồi chính xác của họ bạn luôn biết mình đang đứng ở đâu. Tuy nhiên cái bóng của họ quá lớn đến nỗi họ trở thành huyền thoại của mỗi phòng làm việc. Nhưng như vậy lại là điều hay, bạn đang bị thách thức để tìm ra khả năng đích thực của bản thân để vượt lên chính mình. Làm việc thật nghiêm túc: đúng giờ và đúng thời hạn. Luôn phải bổ sung kiến thức về nhiều lĩnh vực để đáp ứng cho công việc và sẵn sàng đảm đương những trọng trách mới. Những ông sếp này luôn đánh giá cao những sáng kiến và sự tân tuỵ của bạn.
4. Ưa yên vị:
“càng ít việc càng tốt” đây là suy nghĩ luôn thường trực trong đầu của các ông sếp kiểu này. Họ yêu thích lưu giữ những gì đã có và vốn thế, sự năng động hay đổi mới chỉ là trò nhảm nhí. Họ lo sợ thất bại và những bạn đồng nghiệp nhiều tham vọng. Chúng ta gọi họ là những người ưa yên vị bởi lẽ hiếm khi họ được thăng chức và chẳng bao giờ thấy họ thuê thêm nhân viên ưu tú. Họ khoá chặt mọi con đường cho nhân viên phát triển.
Hãy làm cho sếp thấy thoải mái và tin rằng bạn ở đây là để giúp cuộc sống của sếp dễ chịu hơn. Xây dựng một mạng lưới các mối quan hệ bên ngoài, không ngừng nâng cao kiến thức và kĩ năng nhưng đặc biệt đừng có thể hiện nhiều quá khiến sếp “không yên lòng”.
5. Bận rộn:
Hầu hết các sếp đều thuộc vào kiểu này. Họ là những nhà quản lí giỏi, biết điều khiển công việc một cách có hiều quả nhất. Họ là những chuyên gia trong lĩnh vực góp ý kiến và tạo cơ hội cho các thành viên trong nhóm phát triển một cách đồng đều nhất.
Sếp là người rất bận nên nếu bạn giải quyết vấn đề một cách mau lẹ và thông minh thì sếp sẽ đánh giá rất cao bạn. Phải luôn liên lạc với sếp và đề đạt mong muốn được nhận những trọng trách gì nhưng không làm phiền đến thời gian của sếp. Hãy luôn là người làm việc có hiệu quả và trở thành ứng cử viên sáng giá cho những cơ hội mới.
6. Không biết gì:
đã bao giờ sếp biết về công việc của mình ít hơn bạn chưa? Không ít người gật đồng ý rằng “ có”. Bởi lẽ đây là ông sếp rất “vô tư”. Vì một lí do nào đó họ được đặt vào vị trí lãnh đạo mà chưa được đào tạo để nhận nhiệm vụ đó. Bạn sẽ không thể có được những chỉ dẫn thông minh từ ông sếp này nhưng nếu bạn năng nổ, biết làm việc gần như thay sếp thì cơ hội của bạn đang mở đấy.
Bổ sung cho sếp các kĩ năng và kinh nghiệm một cách tế nhị, giúp sếp làm quen với những cuộc họp quan trọng bằng cách chuẩn bị thật kĩ càng mọi việc. Đừng bao giờ có ý định toả sáng hơn sếp nhưng cũng đừng dùng những lời nịnh bợ.
Sếp cũng là con người của đời sống do vậy đừng quá lên án họ và phong cách làm việc của họ. Hãy tự sáng tạo và suy nghĩ chín chắn để xây dựng một mối quan hệ tốt không chỉ với sếp mà ngay cả với những đồng nghiệp xung quanh.
Để lại một bình luận