Khi đồng nghiệp của bạn là người nóng tính?

Khi đồng nghiệp của bạn là người nóng tính?
0 Shares

 

Tất cả chúng ta đều mỗi người một tính nết. Có người điềm đạm, ôn hòa, có người vội vàng, nóng nảy. Tuy vậy đã làm cùng một cơ quan, tất thảy đều phải hợp lực giải quyết những vấn đề chung, vì lợi ích chung của công ty.

Đương nhiên được làm việc với những đồng nghiệp điềm tĩnh thì không gì bằng. Song đôi khi bạn buộc phải tiếp xúc với những người dễ cáu kỉnh và to tiếng. Vậy phải làm gì tránh xung đột mà vẫn được việc?

Trước hết, bạn nên gạt đi ý nghĩ cho rằng những người nóng tính là người xấu, người dốt nát hay hẹp hòi. Nóng nảy chẳng qua cũng chỉ là một trong bao nét tính cách. Bạn chỉ cần hiểu được những nét đặc biệt của người có tính cách đó.

Làm sao biết bạn đang tiếp xúc với người nóng nảy?

Thường thường đó là những người:

– Rất dễ chuyển từ trạng thái cân bằng, ôn hòa sang trạng thái cáu kỉnh, giận dữ.

– Có thể ngay lập tức cao giọng to tiếng nếu không đồng ý về một vấn đề gì đó.

– Trong khi tranh luận, từ cách vung tay đến nét mặt đều biểu hiện thái độ rất quyết liệt.

– Thường là mẫu người nhanh nhẹn, năng động. Họ không thích ngồi một chỗ.

Khi tiếp xúc với họ bạn nên sử xự ra sao?

Hoàn toàn có thể tìm được tiếng nói chung với những người “mệnh hỏa”, nếu bạn lưu ý vài điểm sau đây:

Xem thêm  5 dấu hiệu báo trước sự thất bại trong CV của bạn

– Bao giờ cũng cố gắng bày tỏ ý kiến của mình với thái độ ôn tồn, không bao giờ cao giọng.

– Khi người đó bắt đầu cao giọng, bạn cũng cao giọng hơn trước, nhưng phải đảm bảo vẫn nhẹ nhàng hơn người đối thoại, tuy vậy, vẫn giữ thái độ bình thản và kiên quyết. Điều này sẽ làm cho “Trương Phi” chột dạ và bình tĩnh lại.

– Nếu người đó bắt đầu chuyển sang hét lên giận dữ, bạn lại cần chuyển giọng thấp xuống, nhưng phải đảm bảo 100% sự tự tin và kiên quyết.

– Khi những lời nóng nảy khiến cho câu chuyện không thể tiếp tục được nữa, hãy kết thúc cuộc đối thoại để đối tác bình tĩnh tại. Thường thì những người nóng tính chỉ sau nửa tiếng đến một tiếng sẽ “nguội” lại và sẽ dễ dàng thỏa thuận hơn nhiều.

– Bao giờ cũng bắt đầu bằng câu nói “Vâng, tôi hiểu quan điểm của anh (chị) và phần nào đồng ý, nhưng…”, sau đó chuyển sang trình bày ý kiến của mình.

Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại Đọc Ngẫm :

  • Grab tuyển dụng
  • Pharmacity tuyển dụng
  • GHTK tuyển dụng

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *