Khám phá đầy đủ và chi tiết công việc nhân viên kinh doanh thiết bị điện

Khám phá đầy đủ và chi tiết công việc nhân viên kinh doanh thiết bị điện
0 Shares

Nhân viên kinh doanh thiết bị điện là ai? Để trở thành nhân viên kinh doanh giỏi cần có những kỹ năng gì? Đây là câu hỏi được nhiều người đặt ra khi có ý định trở thành một nhân viên kinh doanh. Trong bài viết dưới đây, Đọc Ngẫm sẽ giúp bạn làm rõ công việc nhân viên kinh doanh thiết bị điện là như thế nào và cần có những kỹ năng gì? Cùng theo dõi nhé!

1. Vị trí nhân viên kinh doanh thiết bị điện là gì?

Giống như các vị trí kinh doanh khác, công việc nhân viên kinh doanh thiết bị điện liên quan đến việc tìm kiếm khách hàng có nhu cầu mua sắm đồ điện do công ty sản xuất hoặc tiếp thị. Ngoài ra, họ cũng đảm nhận các công việc liên quan đến tư vấn, giới thiệu sản phẩm và hỗ trợ khách hàng khi cần thiết.

Nhân viên kinh doanh thiết bị điện là ai?

Sản phẩm họ kinh doanh có thể là bất kỳ loại thiết bị nào sử dụng điện để hoạt động. Từ các thiết bị sinh hoạt như lò nướng, lò vi sóng cho đến thiết bị y tế, thiết bị xây dựng,…

2. Nhân viên kinh doanh thiết bị điện làm gì?

Nhiệm vụ của nhân viên kinh doanh hầu hết đều gắn liền với việc bán hàng, thuyết phục khách hàng mua sản phẩm và nhận phản hồi của khách hàng. Tuy nhiên, do sản phẩm về điện có tính đặc thù nên bản mô tả công việc sẽ khác với nhân viên kinh doanh bình thường như:

2.1 Tìm kiếm, tư vấn sản phẩm cho khách hàng

Đây là một trong những nhiệm vụ mà hầu hết những người bán hàng phải thực hiện. Đối với ngành thiết bị điện thì có những công việc cụ thể hơn như:

– Tìm kiếm thông tin, tiếp cận khách hàng mới và khách hàng tiềm năng, thuyết phục họ mua và sử dụng thiết bị điện.
– Tham khảo các dữ liệu khách hàng mà công ty, đại lý, đội marketing đã cung cấp.
– Tư vấn khách hàng về các sản phẩm và thiết bị điện tử của thương hiệu.
– Cung cấp những thông tin liên quan đến giá cả, chế độ bảo hành và chất lượng.
– Tại thời điểm mua hàng, tạo bảng báo giá cho khách hàng về số lượng và giá cả của sản phẩm.
– Tiếp nhận thắc mắc và khiếu nại của khách hàng. Giải quyết nhanh chóng các thắc mắc của khách hàng nếu có thể.
– Giải quyết kịp thời đối với các ý kiến, khiếu nại của khách hàng ​​nếu đó là trách nhiệm của bạn.

Xem thêm  Chinh phục khách hàng khó tính

Thuyết phục khách hàng mua thiết bị là nhiệm vụ cốt lõi

2.2 Phối hợp công việc với các bộ phận khác

Ngoài trách nhiệm chính, đội ngũ nhân viên kinh doanh phải phối hợp với các bộ phận khác để tăng doanh số bán hàng. Cụ thể như sau:

– Phối hợp với bộ phận kỹ thuật để hỗ trợ, hướng dẫn khách hàng cài đặt và sử dụng các thiết bị.
– Chịu trách nhiệm về các vấn đề liên quan đến chính sách bảo hành sản phẩm.
– Phối hợp với bộ phận marketing và truyền thông của doanh nghiệp để thực hiện các vấn đề liên quan đến chiến dịch quảng cáo sản phẩm.
– Phối hợp với các bộ phận liên quan lên kế hoạch tạo cơ sở dữ liệu và lưu trữ các thông tin liên quan đến khách hàng.
– Ngoài ra, nhân viên kinh doanh thiết bị cũng cần lập các báo cáo liên quan đến hoạt động kinh doanh ví dụ như số lượng, tần suất mua hàng,… theo yêu cầu của cấp trên.
– Thường xuyên cập nhật thông tin thị trường, đề xuất các giải pháp cải thiện quy trình bán hàng.

Cần phối hợp với đội ngũ kỹ thuật để hỗ trợ lắp đặt thiết bị cho khách hàng

3. Yêu cầu tuyển dụng nhân viên kinh doanh thiết bị điện

Trên thực tế, các yêu cầu và tiêu chí tuyển nhân viên kinh doanh thiết bị điện thường không quá khắt khe. Hầu hết doanh nghiệp đều xem trọng thái độ làm việc và tinh thần chăm chỉ, cầu tiến hơn. Tuy nhiên, khi tuyển dụng sẽ có một số yêu cầu và tiêu chí chung như sau:

– Ưu tiên sinh viên tốt nghiệp các ngành nghề liên quan như quản trị kinh doanh, marketing, kinh tế, kỹ thuật điện,…
– Ứng viên có kiến thức về điện dân dụng hoặc điện trong lĩnh vực công ty hoạt động là lợi thế. Riêng với vị trí nhân viên kinh doanh thiết bị điện công nghiệp, ứng viên bắt buộc phải có nền tảng kiến thức về công nghiệp.
– Các kỹ năng mềm như giao tiếp, đàm phán, thương lượng, thuyết trình, xử lý tình huống,… tốt.
– Có khả năng tổ chức công việc, sắp xếp thời gian hợp lý,,…
– Biết cách xây dựng và duy trì mối quan hệ với đối tác, khách hàng của doanh nghiệp.

Kiến thức ngành điện là yêu cầu quan trọng của công việc

4. 3 Kỹ năng quan trọng cần có đối với nhân viên kinh doanh thiết bị điện

4.1 Kỹ năng giao tiếp, đàm phán

Đây là một trong những kỹ năng quan trọng nhất mà một nhân viên kinh doanh cần phải có. Kỹ năng giao tiếp sẽ giúp bạn đàm phán và tương tác với khách hàng tốt hơn. Qua đó, giúp khách hàng đánh giá cao sự chuyên nghiệp của bạn và công ty. Điều này cũng sẽ giúp bạn tạo ra lợi thế cạnh tranh tốt hơn. Ngoài ra, giao tiếp tốt còn giúp bạn thiết lập mối quan hệ tốt với khách hàng, đảm bảo sự hài lòng của khách hàng và thuận lợi cho việc hợp tác sau này.

Xem thêm  Môi giới bất động sản là gì? Các bước làm môi giới nhà đất và ví dụ

4.2 Am hiểu về sản phẩm kinh doanh

Đương nhiên nhân viên bán hàng nào cũng cần tìm hiểu kỹ về sản phẩm kinh doanh. Bạn có thể không cần biết quá nhiều nhưng bạn cần biết những vấn đề cơ bản về giá cả, thị trường, đối thủ,…

Thấu hiểu tâm lý khách hàng sẽ giúp cải thiện kết quả kinh doanh

Mỗi khách hàng sẽ có tính cách, hành vi, nhu cầu mua sắm khác nhau, vì vậy ngoài kiến ​​thức chuyên môn, bạn cần có kỹ năng đánh giá tốt để có thể hướng dẫn, thuyết phục khách hàng hiểu rõ về sản phẩm mà bạn đang giới thiệu.

4.3 Kỹ năng hợp tác tốt

Hợp tác là sợi dây kết nối giữa nhân viên kinh doanh với khách hàng để cùng nhau đưa ra giải pháp. Đừng chỉ giới thiệu với khách hàng về các sản phẩm và dịch vụ của công ty bạn. Hãy làm cho khách hàng cảm thấy họ là một phần quan trọng trong doanh nghiệp của bạn.

Bạn nên khiến cho khách hàng cảm thấy họ có quyền quyết định và thay đổi về sản phẩm, rằng ý kiến của họ thật sự có giá trị với công ty. Điều này không những giúp thu hẹp khoảng cách giữa bạn và khách hàng mà còn xây dựng lòng tin của khách hàng đối với công ty.

5. Mức thu nhập của nhân viên kinh doanh thiết bị điện

Theo Đọc Ngẫm thống kê, mức lương của nhân viên kinh doanh thiết bị không quá cao, lương trung bình khoảng 12.000.000 VNĐ/tháng. Thu nhập của họ chủ yếu đến từ tiền hoa hồng và tiền bán sản phẩm, càng bán được nhiều thiết bị thì mức thu nhập của nhân viên kinh doanh càng cao.

Trong một số trường hợp, những nhân viên có kinh nghiệm và khả năng bán hàng tốt thì thu nhập có thể lên tới 15.000.000 – 20.000.000 VNĐ/tháng. Bên cạnh lương cứng, bạn cũng sẽ được hưởng những quyền lợi khác như:

– Được hỗ trợ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp,…
– Hưởng các chế độ thưởng lễ, Tết theo quy định của doanh nghiệp.
– Hưởng các chế độ phúc lợi như nghỉ phép, nghỉ Tết, nghỉ ốm,..
– Phụ cấp ăn trưa, phụ cấp xăng xe,… và những khoản phụ cấp khác.

6. Tìm việc làm nhân viên kinh doanh thiết bị điện ở đâu?

Hiện có rất nhiều công ty sản xuất và cơ sở kinh doanh trong lĩnh vực điện gia dụng và công nghiệp. Mọi công ty luôn chú trọng xây dựng đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp nhằm tối đa hóa doanh thu.

Chính vì lẽ đó, nhu cầu tuyển nhân viên kinh doanh thiết bị điện trong ngành này luôn rất cần thiết. Trên trang tuyển dụng Đọc Ngẫm, ứng viên có thể tham khảo các tin tuyển dụng vị trí liên quan đến lĩnh vực điện như việc làm nhân viên kinh doanh thiết bị điện.

Trên đây là những yếu tố cần thiết để trở thành một nhân viên kinh doanh thiết bị điện. Nếu bạn muốn ứng tuyển vị trí này thì những thông tin trên đây của Đọc Ngẫm hy vọng sẽ có ích cho bạn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *