Kế toán ngân hàng là gì? Nhiệm vụ, đặc điểm và mức lương của kế toán ngân hàng

Kế toán ngân hàng là gì? Nhiệm vụ, đặc điểm và mức lương của kế toán ngân hàng
0 Shares

Ngân hàng là tổ chức tín dụng thực hiện các hoạt động về tài chính. Tất cả các số liệu đều phải thu thập và xử lý chính xác. Người kế toán ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động này. Vậy chính xác kế toán ngân hàng có nhiệm vụ thế nào? Mức lương của họ có hấp dẫn không? Kỹ năng cần thiết để trở thành một kế toán ngân hàng là gì?…. Cùng nhiều thắc mắc khác sẽ được Đọc Ngẫm giải đáp qua bài viết dưới đây.

ỨNG TUYỂN NGAY

Tổng quan về kế toán ngân hàng

Kế toán ngân hàng là gì?

Kế toán ngân hàng (bank accountant) là người thực hiện việc xử lý, ghi chép, tổng hợp và phân tích các nghiệp vụ kế toán, tài chính cũng như cung cấp các thông tin cần thiết cho hoạt động tiền tệ của ngân hàng. Nhờ vào các hoạt động này mà ban lãnh đạo sẽ có cơ sở quyết định cho các hoạt động quản lý kinh doanh.

Xem thêm: 

Nhân viên ngân hàng là gì? Tổng hợp các kỹ năng cần thiết để thành công

Học Tài chính – Ngân hàng ra làm gì? Có dễ xin việc khi ra trường không?

Tất cả các số liệu đều được thu thập và xử lý bởi kế toán ngân hàng

Đặc điểm của kế toán ngân hàng

  • Mang tính tổng hợp và tính xã hội cao: ngân hàng là nơi diễn ra thường xuyên các hoạt động tài chính giữa các cá ngân, doanh nghiệp. Các giao dịch diễn ra thường xuyên, liên tục và người kế toán ngân hàngphải tổng hợp, phản ánh tất cả hoạt động này.
  • Các nghiệp vụ được xử lý chặt chẽ: nguồn tiền ở ngân hàng rất lớn vì vậy mọi nghiệp vụ phải theo quy trình chuẩn được quy định rõ ràng để đảm bảo tính minh bạch, an toàn.
  • Có tính chính xác và cập nhật cao: ghi chép chính xác, không sai sót cũng như cập nhật kịp thời các số liệu là điều đặc biệt cần thiết ở vị trí kế toán ngân hàng. Điều này giúp ngân hàng xác định đúng nguồn vốn hiện có tại mỗi thời điểm và có những hành động phù hợp.
  • Khối lượng chứng từ lớn và phức tạp: ngân hàng có khối lượng lớn giao dịch giữa các cá nhân và các tổ chức, doanh nghiệp. Bên cạnh đó rất đa dạng về hình thức giao dịch mỗi loại lại có những chứng từ khác nhau. Do đó kế toán ngân hàng phải tiếp nhận khối lượng giấy tờ vô cùng lớn và tương đối rắc rối.

Đối tượng của kế toán ngân hàng

Có 3 đối tượng chính có thể kể đến:

  • Tài sản có, sử dụng vốn và vốn
  • Nguồn vốn, tài sản nợ
  • Sự lưu chuyển tài sản giữa hệ thống ngân hàng trong cùng hệ thống hoặc hệ thống ngân hàng trong quốc gia.

Một số nguyên tắc kế toán ngân hàng cơ bản

  • Cơ sở dồn tích: các nghiệp vụ kế toán phải được ghi chép vào sổ kế toán ngay thời điểm phát sinh.
  • Hoạt động liên tục: tất cả các báo cáo tài chính đều được lập với giả định doanh nghiệp đang hoạt động liên tục trong tương lai gần. Nếu không, kế toán phải giải trình thích đáng về cơ sở khác biệt này.
  • Giá gốc: tất cả tài sản của ngân hàng phải được ghi nhận theo giá mà ngân hàng đã chi trả để có được tài sản đó.
  • Phù hợp: nguyên tắc này có nghĩa là một khoản doanh thu khi được ghi nhận phải tương ứng với khoản chi phí đã chi ra.
  • Nhất quán: các chính sách và phương pháp kế toán ngân hàng đã chọn lựa để áp dụng phải thống nhất. Nếu có sự thay đổi phải có bổ sung trong thuyết minh tài chính.
  • Thận trọng: yếu tố thận trọng rất cần thiết cho bất kỳ bộ máy kế toán đặc biệt là lĩnh vực tài chính ngân hàng. Chỉ ghi nhận doanh thu và chi phí khi có bằng chứng chắc chắn về khả năng thu được lợi ích kinh tế và khả năng phát sinh chi phí.
  • Trọng yếu: thông tin dù rất nhỏ cũng có thể là quan trọng trong một số trường hợp cụ thể. Vì vậy mọi số liệu cần phải đặt vào yếu tố trọng yếu để đánh giá và xem xét.

Kế toán ngân hàng cần nắm một số nguyên tắc cơ bản trong hạch toán nghiệp vụ

Xem thêm  10 câu hỏi thuyết phục nhà tuyển dụng

Xem thêm:

Kế toán viên – tổng hợp từ A đến Z những điều cần biết

Các nghiệp vụ kế toán ngân hàng

Tuy có khá nhiều nghiệp vụ nhưng kế toán ngân hàng phải nắm được các nghiệp vụ cơ bản được nêu dưới đây:

  • Nghiệp vụ ngân quỹ và thanh toán: là nghiệp vụ liên quan đến quỹ tiền như tiền gửi, ngoại tệ, tiền mặt.. Các chứng từ thường xuất hiện như séc, phiếu thu/chi, hối phiếu, giấy nộp/nhận tiền,…
  • Nghiệp vụ tín dụng và đầu tư tài chính: là công việc phục vụ cho hoạt động bảo lãnh, chiết khấu, cho thuê hay cho vay tài chính.
  • Nghiệp vụ thanh toán và tín dụng quốc tế: áp dụng cho hoạt động thanh toán giữa bên mua và bên bán. Phương thức thanh toán phổ biến ở nghiệp vụ này là chuyển tiền bằng thư, điện chuyển tiền, tín dụng thư…
  • Nghiệp vụ về tài sản cố định, công cụ và dụng cụ: là việc thực hiện mở thẻ tài sản, quản lý và kiểm kê tài sản định kỳ. Bên cạnh đó, kế toán cũng phải theo dõi chi phí tăng/giảm, chi phí khấu hao, sửa chữa tài sản.
  • Nghiệp vụ về thanh toán vốn giữa các ngân hàng: hiện nay, các ngân hàng thường có giao dịch nội bộ với nhau như: thanh toán bù trừ, liên chi nhánh, điện tử liên ngân hàng,… Vì vậy đây là một trong những nghiệp vụ mà kế toán ngân hàng cần biết.
  • Nghiệp vụ về kinh doanh vàng, đá quý, ngoại tệ: thống kê và hạch toán các chi phí hoạt động liên quan đến ngoại tệ, đá quý, vàng…
  • Nghiệp vụ về nguồn vốn chủ sở hữu: là nghiệp vụ thống kế, báo cáo tình hình biến động nguồn vốn, việc sử dụng nguồn vốn có hiệu quả hay không.

Bên cạnh những nghiệp vụ trên, nếu bạn là kế toán ngân hàng ở vị trí quản lý thì cần biết nghiệp vụ về lập báo cáo tài chính và kế toán. Để làm tốt công việc này, bạn cần nắm vững các nghiệp vụ cơ bản, có khả năng phân tích và tổng hợp các số liệu.

Vàng, ngoại tệ là một trong những nghiệp vụ kế toán ngân hàng phải biết

Xem thêm:

Kế toán tổng hợp là làm gì? Những kỹ năng quan trọng cần có

Nhiệm vụ chung của kế toán ngân hàng

  • Ghi chép và phản ánh thông tin: ghi chép, phản ánh kịp thời, nhanh chóng và chính xác các giao dịch phát sinh. Điều này có vai trò quan trọng trong việc giúp bảo vệ tài sản của ngân hàng và khách hàng.
  • Phân tích và tổng hợp số liệu: người kế toán ngân hàng phải cung cấp các thông tin qua việc phân tích và tổng hợp các số liệu cho ban lãnh đạo. Việc này phục vụ cho hoạt động tham mưu và đề xuất giải pháp cho hoạt động kinh doanh ngân hàng.
  • Kiểm tra và giám sát quá trình sử dụng vốn: nhiệm vụ kiểm tra, giám sát chặt chẽ quá trình thu chi tài chính cũng như sử dụng nguồn vốn của ngân hàng. Từ đó, hoạt động sử dụng nguồn vốn sẽ được nâng cao hiệu quả, kỷ luật tài chính được thắt chặt…
  • Phục vụ tốt khách hàng và củng cố công tác kế toán: bên cạnh các công việc nội bộ trên, kế toán ngân hàng có nhiệm vụ phục vụ, đáp ứng tốt yêu cầu của khách hàng.Để làm được việc này, bộ phận kế toán phải tổ chức tốt công tác kế toán và thực hiện việc tiếp nhận vấn đề, giải quyết vấn đề cho khách hàng chu đáo, chuyên nghiệp.

Phân tích và tổng hợp số liệu, lên báo cáo tài chính là nhiệm vụ của một kế toán ngân hàng

Công việc của kế toán ngân hàng là làm gì?

Kế toán ngân hàng sẽ thực hiện những công việc cụ thể như sau:

  • Kiểm tra và lập các bảng kê nộp séc phải đảm bảo tính đúng đắn, sau đó trình ký và đóng dấu để nộp cho ngân hàng.
  • Kiểm tra tính hợp lệ của đề nghị thanh toán, ủy nhiệm chi, công văn mua bán ngoại tệ để nộp ngân hàng.
  • Định khoản và hạch toán số liệu vào phần mềm.
  • Lập hồ sơ vay vốn hoặc trả nợ vay ngân hàng.
  • Lập, kiểm tra và theo dõi các hồ sơ xin bảo lãnh ngân hàng.
  • Kiểm tra số dư các tài khoản, tiền gửi ngân hàng để nắm sự biến động báo cáo cho cấp trên để có kế hoạch về dòng tiền.
  • Chuẩn bị hồ sơ mở L/C, theo dõi tình hình mở thanh toán, ký hậu vận đơn gốc và bảo lãnh L/C.
  • In bảng kê, ký và chuyển cho bộ phận liên quan.
  • Sắp xếp và lưu trữ chứng từ khoa học.

Hạch toán số liệu vào phần mềm là một công việc hàng ngày của kế toán ngân hàng

Xem thêm:

Những điều cần biết về công việc của chuyên viên phân tích tài chính

Kế Toán Chi Phí Là Gì? Vai Trò Của Kế Toán Chi Phí Trong Doanh Nghiệp

Kỹ năng cần có của nhân viên kế toán ngân hàng

Có niềm đam mê với những con số

Kế toán ngân hàng là công việc thường xuyên xử lý với số liệu vì vậy bạn phải có sự yêu thích với các con số. Một khi đã đam mê thì bạn sẽ cảm thấy thoải mái khi mỗi ngày đều phải tiếp xúc với chúng.

Xem thêm  9 câu nói hay của những nhân vật kiệt xuất

Kỹ năng giao tiếp tốt

Một khi có kỹ năng giao tiếp tốt bạn dễ thành công ở nhiều vị trí việc làm khác nhau. Kế toán ngân hàng phải có cách xử lý khéo léo, thông minh các tình huống giao dịch với khách hàng để họ hài lòng và tin tưởng nhất.

Kỹ năng tư duy logic

Khi làm việc với các con số, với các phân tích – tổng hợp số liệu, kỹ năng tư duy logic rất quan trọng. Nếu bạn sở hữu được khả năng này sẽ giúp bạn xử lý các nghiệp vụ, các báo cáo tài chính nhanh chóng và hiệu quả.

Kỹ năng quản lý thời gian

Khối lượng công việc của một kế toán ngân hàng khá nhiều vì vậy bạn cần biết cách quản lý thời gian hợp lý để hoàn thành hết tất cả công việc. Hãy đặt thời gian cho từng công việc cụ thể và cố gắng giải quyết chúng trong khoảng thời gian đó sẽ giúp bạn tối ưu hiệu suất làm việc.

Kỹ năng sắp xếp công việc hợp lý

Sắp xếp công việc khoa học sẽ giúp bạn giải quyết công việc hiệu quả và nhanh chóng. Bạn có thể liệt kê những công việc cần làm trong ngày, sắp xếp giải quyết những việc quan trọng trước.

Kỹ năng tin học văn phòng

Ngày ngay, với các công cụ tin học như Excel, Word, Powerpoint,… cũng như các phần mềm toán sẽ hỗ trợ hiệu quả cho người kế toán ngân hàng. Do đó, bạn cần nắm vững có các kỹ năng tin học văn phòng để tăng hiệu quả và hiệu suất công việc.

Khả năng chịu được áp lực công việc

Khối lượng công việc lớn với nhiều nhiệm vụ đi kèm nên áp lực công việc của một kế toán ngân hàng là khá lớn. Nhất là vào các thời điểm báo cáo cuối tháng, cuối quý và cuối năm thì công việc càng áp lực. Do đó hãy tập thích ứng với hoàn cảnh nếu bạn yêu thích công việc này.

Kế toán ngân hàng cần có nhiều kỹ năng để có thể hoàn thành tốt công việc

Xem thêm:

Kỹ năng cho nhân viên văn phòng

Mức lương kế toán ngân hàng trung bình tầm bao nhiêu?

Theo khảo sát của VietnamSalary, mức lương trung bình của kế toán ngân hàng vào khoảng 8.8 triệu đồng/tháng. Tùy vào kinh nghiệm, vị trí và quy mô ngân hàng mà mức lương này có thể chênh lệch. Bạn có thể tham khảo:

  • Mức lương thấp nhất: 5 triệu đồng/tháng ở vị trí kế toán chưa có năm kinh nghiệm.
  • Mức lương trung bình cao: 10.2 triệu đồng/ tháng khi bạn có kinh nghiệm từ 3-5 năm
  • Đối với vị trí yêu cầu chuyên môn giỏi, nhiều kinh nghiệm, mức lương có thể đạt 20 triệu đồng/tháng

Bên cạnh đó, bạn có thể nhận được các khoản phụ cấp ngoài giờ, các phúc lợi khác như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, du lịch hàng năm… Để có cơ hội thăng tiến trong vị trí kế toán ngân hàng, bạn cần phải bồi dưỡng các kiến thức chuyên sâu cũng như tích lũy kinh nghiệm và kỹ năng cần thiết.

Xem thêm:

CPI là gì và được đo lường như thế nào? Ý nghĩa, công thức tính đơn giản nhất

Kế toán trưởng là ai? Tìm hiểu công việc của kế toán trưởng

Mức lương kế toán ngân hàng sẽ phụ thuộc vào kinh nghiệm, chuyên môn của ứng viên

Cơ hội việc làm kế toán ngân hàng tại Đọc Ngẫm

Hiện nay, quy mô số lượng ngân hàng tại Việt Nam ngày càng mở rộng vì vậy nhu cầu tuyển dụng kế toán ngân hàng cũng tăng cao. Tuy nhiên không phải ứng viên nào cũng đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng. Do đây là việc làm yêu cầu cao về chuyên môn, trình độ, tác phong chuyên nghiệp. Nếu bạn đang có nhu cầu tìm kiếm việc làm kế toán ngân hàng mà vẫn chưa biết bắt đầu từ đâu hãy truy cập ngay Đọc Ngẫm . Trang web việc làm uy tín và lớn nhất hiện nay, có hàng trăm tin tuyển dụng việc làm kế toán ngân hàng đang chờ đón bạn. Đọc Ngẫm kết nối các ứng viên với nhiều ngân hàng lớn nhỏ khắp toàn quốc từ đó tăng cơ hội khi bạn tham gia ứng tuyển. Ngoài ra, nền tảng này cung cấp bộ tiện ích gồm:

  • CVHay.vn: công cụ làm CV nhanh chỉ qua 3 bước
  • CareerMap.vn: lộ trình nghề nghiệp tham khảo với từng ứng viên
  • Tính lương gross – net:công cụ tính lương thực nhận sau khi trừ thuế thu nhập cá nhân và các khoản bảo hiểm

Tìm việc nhanh chóng, chuyên nghiệp, lương hấp dẫn với Đọc Ngẫm bạn nhé.

Đọc Ngẫm mở ra cơ hội việc làm kế toán ngân hàng

Kế toán ngân hàng có phải kế toán nội bộ không?

Đây cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm, kế toán ngân hàng là một trong các vị trí kế toán nội bộ. Họ không chỉ thực hiện các chứng từ, báo cáo theo quy định của nhà nước mà còn đảm nhiệm các báo cáo nội bộ để có thể tham mưu giúp ban lãnh đạo điều hành tốt hoạt động kinh doanh.

Học ngành gì ra làm kế toán ngân hàng?

Tài chính ngân hàng và kế toán tài chính là những ngành bạn cần theo học nếu muốn trở thành kế toán ngân hàng. Tuy nhiên có một số bạn học trái chuyên ngành vẫn có thể làm tốt công việc này nếu bạn có đam mê và bồi dưỡng thêm kiến thức ở những khóa học đúng chuyên ngành.

Trên đây là toàn bộ thông tin về kế toán ngân hàng cùng những vấn đề liên quan đến vị trí công việc này. Đọc Ngẫm hy vọng đã mang đến bài viết hữu ích, có thể giúp bạn trong việc định hướng nghề nghiệp cho bản thân. Hãy thường xuyên theo dõi blog Đọc Ngẫm để cập nhật nhiều kiến thức khác nhé.

Top những từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất:

Tìm việc làm | Chợ tốt việc làm Bình Thuận | Chợ tốt việc làm Bình Thạnh | Việc làm bếp TPHCM | Việc làm ngân hàng mới nhất | Việc làm kế toán ngân hàng tại Hà Nội

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *