Trong công tác đảm bảo an toàn cho môi trường làm việc của người lao động, các công ty luôn chú trọng trong việc tuyển dụng các HSE Staff. Nhân viên an toàn, sức khỏe và môi trường hay gọi tắt là HSE Staff – những chuyên gia chủ chốt trong việc đảm bảo chất lượng môi trường công việc. Họ cung cấp những giải pháp an toàn, tư vấn và báo cáo các vấn đề về sức khỏe cho người lao động từ đó bảo vệ danh tiếng và uy tín công ty. Vậy bạn có thật sự hiểu rõ về ngành nghề này? Hãy cùng Đọc Ngẫm tìm hiểu chi tiết cụ thể về công việc thông qua bài viết sau đây nhé!
Công việc của HSE Staff
1. HSE là gì? HSE Staff là ai?
HSE là gì?
HSE là viết tắt của cụm từ “Health – Safety – Environment” tương đương với “Sức khỏe – An toàn – Môi trường”. Với các doanh nghiệp lớn trên thế giới thì những vai trò này được phân chia theo các chức năng và nhiệm vụ khác nhau, vì thế tên gọi của chúng cũng khác nhau như: HES, HSE, EHS, SHE, QHSE,…
Chữ cái đầu tiên tương đương với ký hiệu công việc mà nhân viên sẽ đảm nhận. Tuy nhiên, mục đích cuối cùng được hướng đến vẫn là mang lại môi trường làm việc và sinh hoạt đảm bảo an toàn cho mọi người.
HSE Staff là ai?
Nhân viên HSE chính là những người chịu trách nhiệm thiết lập, ban hành và cập nhật các chương trình an toàn trong công việc cho nhân viên dựa trên các các quy định về an toàn sức khỏe và bảo vệ môi trường mà chính phủ và các công ty ban hành.
HSE Staff là gì?
Các HSE Staff còn tiến hành giáo dục và đào tạo nhân viên về tầm quan trọng của sức khỏe, an toàn và bảo vệ nơi làm việc. Tùy thuộc vào quy mô và đặc thù của từng ngành mà có thể có nhân viên HSE hoặc không. Thông thường, vị trí công việc này xuất hiện ở những công ty sản xuất.
2. Trách nhiệm của một HSE Staff
Nhân viên HSE cần chịu trách nhiệm đảm bảo sự bình an cho mọi người làm việc trong công ty. Họ được yêu cầu cụ thể như sau:
– Đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu cơ bản về an toàn – lao động – môi trường của bộ lao động. Từ đó thực hiện các quy định của bộ tài nguyên Môi trường cũng như Bộ Y tế.
– Biết cách nắm bắt và đánh giá được những tác động từ hoạt động sản xuất đến môi trường theo quy chuẩn của quốc tế. Từ đó, có thể đề ra các giải pháp để theo dõi, kiểm tra và khắc phục các sự cố nhằm hạn chế tối đa các nguồn nguy hại đến môi trường.
– Nhận định những rủi ro và xác định nguy cơ có thể xảy ra để từ đó tìm ra các phương pháp khắc phục tối ưu nhất, tránh những thiệt hại về môi trường và tài sản của công ty.
– Theo dõi sức khỏe của các cán bộ nhân viên định kỳ cũng như quan tâm đến tình trạng thể chất và tinh thần của họ.
– Báo cáo về các vấn đề liên quan đến an toàn lao động cho cấp trên.
Trách nhiệm của một HSE Staff
3. Mô tả công việc của HSE Staff
Dưới đây là các công việc HSE Staff cần phải thực hiện:
– Theo dõi và phát hiện các hành vi không an toàn hoặc vi phạm về quy định, kiểm tra các quy trình sản xuất.
– Đánh giá các rủi ro về các mối nguy hiểm tiềm ẩn có thể xảy ra đối với tất cả các hoạt động.
– Phân tích dữ liệu và tạo báo cáo an toàn.
– Kiểm tra quy trình sản xuất và các thiết bị để đảm bảo an toàn.
– Sửa chữa và đặt mua các thiết bị hư hỏng hoặc không an toàn.
– Thường xuyên bảo trì thiết bị và đào tạo đội ngũ nhân viên.
– Truyền đạt những nguyên tắc an toàn cho nhân viên trong các buổi họp và đào tạo.
– Tham gia các hoạt động giáo dục để kịp thời cập nhật kiến thức, kỹ thuật về sức khỏe, an toàn và bảo vệ môi trường.
– Đề ra các biện pháp cải tiến về cơ sở hạ tầng quy trình kinh doanh.
– Đề xuất và chia sẻ những thông tin với quản lý, lãnh đạo dự án để từ đó thống nhất về quy chuẩn an toàn trong toàn bộ đội sản xuất cũng như công ty.
– Đáp ứng được những mục tiêu về sức khỏe, bảo vệ an toàn môi trường của công ty.
– Điều tra các nguyên nhân gây tai nạn và các điều kiện không an toàn tại nơi làm việc.
– Chịu trách nhiệm liên lạc với các cơ quan thực thi pháp luật khi xảy ra tai nạn lao động nghiêm trọng.
– Tìm hướng giải quyết và ngăn ngừa các tai nạn có thể xảy ra trong tương lai.
– Báo cáo và xem xét về việc tuân thủ các quy tắc về an toàn sức khỏe, bảo vệ môi trường của nhân viên. Đồng thời đề xuất các hoạt động khen thưởng hoặc miễn nhiệm dựa vào hiệu quả công việc.
Mô tả công việc của HSE Staff
4. Tác động tích cực của Trí Tuệ Nhân Tạo (AI) lên công việc của HSE Staff
Trí Tuệ Nhân Tạo (AI) là một khái niệm tương đối mới với một số ngành như dầu khí. Tuy nhiên, với tiềm năng phát triển và ứng dụng cao thì AI có thể mang đến nhiều giải pháp hiệu quả cho nhiều vấn đề.
Nhiều hệ thống công nghệ đã được phát triển nhằm đem đến trải nghiệm thân thiện cho các nhân viên HSE để có thể áp dụng được trong công việc hàng ngày của họ. Điển hình như khi họ tìm hiểu về các quy định sức khoẻ nghề nghiệp thì công nghệ AI có thể truy xuất dữ liệu mới nhất và trả về kết quả đã được cập nhật.
Bên cạnh đó, công nghệ trí tuệ nhân tạo mang đến một bước tiến lớn để tìm ra phương án cải thiện các vấn đề môi trường như biến đổi khí hậu, hiện tượng nóng lên toàn cầu, giảm thiểu rác thải, đảm bảo an toàn nguồn nước.
Nhờ việc phân tích một khối lượng lớn thông tin mà công nghệ này có thể truy vết điểm yếu trong quy trình, phát hiện xu hướng và cách cải thiện quy trình sản xuất. Đồng thời, hệ thống thông minh này có thể tối ưu phương án, linh hoạt thay đổi dựa trên quyết định của con người. Cuối cùng, Trí Tuệ Nhân Tạo có thể giảm thiểu rủi ro gấp 10 lần trong môi trường làm việc.
Trí Tuệ Nhân Tạo (AI) cải thiện nhiều mặt trong quy trình đảm bảo an toàn lao động
5. Thành công nổi bật khi áp dụng công nghệ AI vào HSE
Công nghệ thông minh đã đươc áp dụng trong nhiều quy trình sản xuất nhà máy, đào mỏ và những ngành công nghiệp mang tính rủi ro cao. Dưới đây là những tác động tích cực AI đã hoàn thành trên thực tế:
- Tối ưu hoá dây chuyền làm việc: Công nghệ có thể giảm thiểu sai sót của con người và theo dõi sức khoẻ của công nhân trong môi trường làm việc bằng cách sử dụng các cảm biến theo dõi nhịp tim, nhiệt độ. Việc đảm bảo sức khoẻ cho người lao động đồng thời sẽ giúp tối ưu hoá dây chuyền sản xuất và loại bỏ nguy cơ chấn thương tại nơi làm việc.
- Tự động hoá các nhiệm vụ nguy hiểm: Con người có thể sử dụng trí thông minh nhân tạo làm những nhiệm vụ mang tính nguy hiểm. Ví dụ điển hình là việc sử dụng máy bay không người lái để đánh giá một công trình có thể giúp ghi nhận kết quả tổng thể tốt hơn mà điều này cũng giảm thiểu các hoạt động rủi ro mà con người cần phải tham gia.
- Giám sát nhân viên: Sử dụng cảm biến để theo dõi tiếp xúc của nhân viên trong thời kỳ dịch bệnh là một ví dụ điển hình nêu được lợi ích của việc áp dụng AI. Việc này có thể ngăn chặn khả năng lây lan vi-rút giữa các nhân viên. Song song đó, ứng dụng này lưu giữ thông tin nhân viên trên hệ thống và có thể cảnh báo HSE Staff về các nguy cơ trong lao động.,
- Kiểm soát thiết bị: Máy móc và môi trường làm việc đôi khi gây ra những thương tích không đáng có cho người lao động. AI có thể giảm thiểu con số này bằng hệ thống phát hiện mối nguy hại tiềm năng. Từ đó, đề xuất ra giải pháp khắc phục và yêu cầu kích hoạt cơ chế bảo vệ người sử dụng.
- Cập nhật nghĩa vụ pháp lý: Các hệ thống AI được trang bị công nghệ máy học mới nhất. Do đó, chúng có khả năng tự học và phát triển không ngừng. AI đặc biệt giúp ích cho HSE staff trong việc cập nhật những đổi mới trong quy trình đảm bảo an toàn.
Ngoài ra, còn những lợi ích trí tuệ nhân tạo có thể hỗ trợ HSE Staff như:
- Quản lý tài liệu và hồ sơ
- Phân loại vật liệu nguy hiềm và thực hiện kiểm tra HSE định kỳ trong khu vực có chất thải nguy hại.
- Phát hiện hành vi đáng ngờ và gửi báo cáo ngay lập tức cho người giám sát.
- Điều tra xung đột hoặc sự cố.
4. Những công việc liên quan đến HSE Staff
Việc làm HSE Staff có liên quan đến các vị trí sau đây:
4.1 Safety Manager (Quản lý an toàn)
Đây là những người chịu trách nhiệm đảm bảo các giao thức an toàn và sức khỏe trong môi trường làm việc ở công ty được tuân thủ một cách đầy đủ. Cũng giống như một HSE Staff, họ sẽ đào tạo cho đội ngũ nhân viên về an toàn lao động.
4.2 Safety Coordinator (Điều phối viên an toàn)
Vị trí này sẽ chịu trách nhiệm đánh giá và xem xét các quy luật về an toàn và sức khỏe được tuân thủ tại nơi làm việc. Đồng thời, tạo ra các kế hoạch cải tiến về sức khỏe và đảm bảo toàn. Tiến hành điều tra các vụ tai nạn xảy ra tại công ty hoặc nơi làm việc.
5. Yêu cầu về kiến thức và kỹ năng đối với HSE Staff
Tuyển HSE Staff cần phải đáp ứng những kiến thức chuyên môn về bảo hộ an toàn và các kỹ năng cần thiết cho công việc như:
– Có sự hiểu biết về các kiến thức chuyên ngành và bảo hộ lao động. Các ngành nghề khác nhau thì sẽ có các kiến thức bảo hộ khác nhau, chính vì vậy việc học hỏi là vô cùng quan trọng đối với một cán bộ làm công việc HSE Staff.
– Nắm rõ những quy định về tiêu chuẩn tại Việt Nam và quốc tế, hiểu biết về những rủi ro trong an toàn lao động tại doanh nghiệp để đề ra các phương án điều chỉnh phù hợp.
– Có khả năng tư duy và quan sát các hoạt động trong quá trình sản xuất. Từ đó nhìn nhận các vấn đề rủi ro trong lao động một cách chuẩn xác, tránh xảy ra những sự cố đáng tiếc với người lao động và các thiết bị máy móc.
– Trang bị kỹ năng giải quyết và khả năng phát hiện những sự cố để giảm thiểu tối đa những mất mát về người cũng như những tổn hại về tài sản.
– Hướng dẫn và đào tạo kỹ năng cho người lao động để tuân thủ theo các biện pháp an toàn.
Yêu cầu về kiến thức và kỹ năng đối với HSE Staff
6. Cơ hội thăng tiến của HSE Staff
Lộ trình thăng tiến của một HSE Staff sẽ bao gồm các cấp bậc cơ bản sau đây:
Nhân viên HSE
– Làm việc trực tiếp và đóng vai trò giám sát tất cả các hoạt động theo quy định về vệ sinh, an toàn lao động và bảo vệ môi trường nơi làm việc.
– Hướng dẫn và đưa ra các yêu cầu cụ thể để các nhân viên thi công và thực hiện.
– Kịp thời phát hiện được các vấn đề liên quan đến an toàn lao động cũng như vệ sinh môi trường kịp thời, đề ra phương án sửa chữa và điều chỉnh một cách nhanh chóng.
– Thường xuyên theo dõi và chịu trách nhiệm kiểm tra về độ an toàn của các máy móc đang hoạt động.
– Tuân thủ các mục tiêu an toàn lao động và bảo vệ môi trường.
Yêu cầu về kỹ năng của một HSE Staff:
– Khả năng nắm bắt và nhìn nhận vấn đề một cách nhanh chóng.
– Khả năng về thông tin: Thông tin được truyền đạt phải đúng và đầy đủ để người lao động có thể cập nhật một cách nhanh chóng.
– Tạo mối quan hệ với con người: Làm việc trực tiếp và thường xuyên đưa ra những yêu cầu đối với người lao động để đạt hiệu quả làm việc.
Nhân viên HSE
HSE Manager
Trong vai trò là một HSE Manager, bạn cần trang bị những kỹ năng quan trọng sau đây:
– Kỹ năng lãnh đạo: Đây là kỹ năng quan trọng đối với một cán bộ quản lý cấp cao. Kỹ năng này yêu cầu kinh nghiệm và thời gian học hỏi trong thời gian dài. Tùy vào từng người và khả năng cá nhân khác nhau mà có thể thực hiện nhanh hay chậm.
– Kỹ năng truyền cảm hứng: Vị trí HSE Manager có nhiệm vụ truyền cảm hứng làm việc cho các nhân viên thuộc cấp dưới. Từ đó nâng cao tình thần làm việc của mọi người và mang đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp.
– Kỹ năng lập kế hoạch: HSE Manager cần phải định hướng việc làm và đề ra phương hướng hoạt động tại đơn vị mình hoạt động. Từ đó mới có thể hoàn thành công tác quản lý và báo cáo công việc được dễ dàng hơn.
– Kỹ năng đào tạo: Một HSE Manager phải biết cách đào tạo đội ngũ nhân viên ở dưới quyền của mình. Chắc chắn mỗi người sẽ có cách thức quản lý riêng để đội ngũ nhân viên ngày một phát triển tốt hơn.
7. Mức lương của HSE Staff
Hầu hết các doanh nghiệp hiện nay đều cần các kỹ sư bảo hộ lao động. Chính vì vậy, như cầu về nguồn nhân lực của ngành HSE Staff ngày càng một tăng lên. Cơ hội việc làm đối với ngành này cũng vì thế mà ngày càng rộng mở, đặc biệt là tại các công ty và tập đoàn lớn. Mức lương trung bình của một HSE Staff hiện nay dao động trong khoảng 10 – 15 triệu đồng.
Mức lương của HSE Staff
Trên đây là một vài thông tin cơ bản về nghề HSE Staff cũng như những mô tả chi tiết công việc của một HSE Staff mà Đọc Ngẫm đã tổng hợp. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin tham khảo và định hướng cho nghề nghiệp của bản thân. Ngoài ra nếu bạn muốn nắm bắt các cơ hội việc làm một cách nhanh chóng thì hãy cùng Đọc Ngẫm trải nghiệm thông qua bài viết Bạn đã biết cách “hỏi thăm” về cơ hội việc làm?
Để lại một bình luận