Học ngành không thích: Ra trường theo hướng nào?

Học ngành không thích: Ra trường theo hướng nào?
0 Shares

Nhiều SV học đến năm thứ 4 vẫn chưa xác định được ra trường làm gì, có thực sự thích công việc trong tương lai hay không?

Chấp nhận thất bại
Trong buổi tọa đàm “Xây nghề dựng nghiệp” do Jobviet.com và Tôn Phương Nam tổ chức tại Nhà VHTN TPHCM, nhiều bạn sinh viên (SV) tỏ ý băn khoăn vì phải làm “nghề trái tay”. Bà Phạm Thị Mỹ Lệ – Tổng GĐ Cty tư vấn và đào tạo nguồn nhân lực L&A khuyên: “Trước hết phải xác định mình muốn gì, có thể làm được gì. Sau đó, đặt ra mục tiêu cụ thể và sẵn sàng chấp nhận những thất bại ban đầu”.

Nếu đã xác định được mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng thì có làm công việc trái với ngành học không quan trọng nữa. Ông Trần Hùng Thiện – GĐ cao cấp Phòng Nghiên cứu thị trường ACNielsen – chia sẻ: “Hiện nay, phần lớn nhà tuyển dụng (NTD) chỉ cần biết động cơ, sự đam mê và khả năng thực hiện công việc của ƯV đến đâu chứ ít khi quan tâm bạn học trường nào, ngành nào?”. Cùng bằng cấp, thực lực như nhau nhưng động cơ làm việc và kỹ năng nghề nghiệp, khả năng phân tích giỏi sẽ giúp những người này nổi bật hơn người khác.

DN sẵn sàng đào tạo lại
Nhiều SV cho rằng khó khăn nhất là kinh nghiệm (KN) mà DN yêu cầu, SV mới ra trường thì lấy đâu ra KN. Trả lời cho câu hỏi này, ông Thiện đã đưa ra ví dụ từ chính bản thân. Ông TN khoa Anh ngữ một trường ĐH bình thường. Ban đầu cứ nghĩ học ngoại ngữ thì chỉ có thể làm giáo viên, biên, phiên dịch. Nhưng từ năm thứ 3, ông xác định phải chọn hướng đi khác.

Xem thêm  10 lỗi cơ bản mà 90% ứng viên thường mắc phải, bạn đã biết?

Nhận thấy bản thân còn thiếu quá nhiều kiến thức căn bản và những kỹ năng sống, ông Thiện đã theo học những khóa ngắn hạn về chuyên môn và tham gia vào những buổi sinh hoạt tập thể của trường và CLB của nhà VH. Theo ông, DN sẵn sàng bỏ công sức, tiền bạc ra đào tạo lại cho những người đã có kiến thức cơ bản, nhiệt huyết, kỹ năng sống và trách nhiệm cao với công việc.

Không ít NTD cho rằng: Nhiều bạn trẻ, sau khi được DN đào tạo lại không gắn bó với công việc. Khi có chút ít KN là nhảy việc, bỏ việc. Điều này đã làm cho DN sợ nhận người chưa có KN, vô hình trung làm mất cơ hội của nhiều SV mới ra trường. Bà Mai Thúy Hằng – cựu GĐ quản lý chất lượng và trách nhiệm XH Dethlon cho biết: “Nhà quản lý luôn muốn biết nguyên nhân nhảy việc của NV nhưng điều này rất khó”. Vì vậy, các chuyên gia nhân lực đưa ra lời khuyên: Cách tốt nhất, nếu thấy công việc không phù hợp nên nói thẳng với chủ DN để tìm được hướng giải quyết thuận lợi.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *