“Hành động” ngay: Khi bắt đầu công việc mới

“Hành động” ngay: Khi bắt đầu công việc mới
0 Shares

Bắt đầu công việc mới ở một môi trường mới, cũng đồng thời với việc bắt đầu xây dựng sự ảnh hưởng của bạn đối với cấp trên để đặt nền tảng cho sự thành công và thăng tiến trong tương lai. Cách duy nhất để làm được điều đó là phải “hành động”. Nhưng hành động như thế nào để có hiệu quả? Hãy làm theo những lời chỉ dẫn dưới đây.

1. Xây dựng mối quan hệ với sếp
Dù muốn hay không thì bạn cũng không thể làm việc một cách độc lập được, điều đó tác động rất lớn đến công việc của bạn trong tương lai và sự ảnh hưởng rất nhiều đến người trực tiếp giám sát công việc của bạn. Vì vậy, làm thế nào để bạn có ấn tượng tốt đối với họ ngay lúc bắt đầu công việc mới này? Lãnh đạo của bạn, họ luôn muốn họ tự cảm nhận những sự quan tâm thực sự của bạn đối với công việc. Hãy mang đến cho họ những giải pháp, và nên nghĩ rằng không có gì là khó giải quyết. Khi một vấn đề nảy sinh, suy nghĩ kỹ và đưa ra những sáng kiến, chọn lựa những điều có thể. Đừng chỉ vứt những vấn đề đó lên bàn làm việc của sếp rồi để tự họ giải quyết, mà hãy luôn yêu cầu sếp đưa ra những lời khuyên làm sao để đem lại hiệu quả tốt cho công việc.

2. Chứng tỏ sự thành thạo và cẩn thận trong công việc
Thật không may, ai cũng nghĩ rằng những nhân viên trẻ thường non nớt và không có tay nghề, đó chính là rào cản cho sự tiến bộ. Làm thế nào để bạn đối phó với sự bất lợi trong tình huống ấy để xác định sự thành thạo của bạn? Tầm nhìn của một nhân viên trẻ về một sai lầm như là một thảm họa, trong khi đó những người đã già dặn kinh nghiệm thì cân nhắc nó như một cú vấp ngã trên đường đi. Một nhân viên trẻ thiếu kinh nghiệm thì thường hay đổ lỗi cho người khác, trong lúc một nhân viên già dặn kinh nghiệm thì luôn biết chịu trách nhiệm cho những việc mình làm, và yêu cầu nhóm đưa ra những giải pháp để cùng nhau làm việc tốt hơn cho tương lai. Biết được điều ấy, bạn nên thể hiện mình là một người dù trẻ tuổi nhưng rất cân nhắc trong công việc, có tài ứng biến, tài ngoại giao, và đưa ra những suy nghĩ chín chắn.

Xem thêm  Trầm cảm nơi công sở

3. Tìm kiếm một người cố vấn dày dạn kinh nghiệm
Học hỏi và xin những lời khuyên bổ ích từ những người có địa vị và thành đạt để họ giúp đỡ bạn tạo nên sự thành công. Có thể bạn nghĩ rằng đó là những người luôn rất bận rộn và không thể chia sẻ những kinh nghiệm làm việc của họ. Đừng nên nghĩ bi quan như thế. Hầu hết họ đều muốn chia sẻ những kinh nghiệm về sự thành công của họ với mọi người, người mà thật sự muốn lắng nghe. Họ cũng hiểu việc truyền đạt lại những kinh nghiệm mà họ có là một đóng góp tích cực cho sự thành công của công ty, để công ty ngày càng vươn xa hơn nữa. Sự phát triển của công ty khẳng định sự thành công của họ. Đào tạo ra càng nhiều vị lãnh đạo trẻ tuổi để kế thừa cũng chứng tỏ vai trò của họ là một người cố vấn tài năng.

4. Xây dựng chiến lượt phát triển kế hoạch
Không bao giờ là quá sớm để bắt đầu suy nghĩ về việc lúc nào bạn sẽ làm được điều đó. Hiểu biết được điều gì sẽ làm cho bạn thăng tiến là bước đầu của sự thành công. Vạch kế hoạch và triển khai là nhu cầu cần thiết cho sự thăng tiến, nắm bắt từ những khả năng của bản thân và sự học hỏi từ đồng nghiệp, sách giáo khoa, các hội nghị nghiên cứu chuyên đề và các tổ chức chuyên môn. Hãy đặt câu hỏi “ Bạn sẽ ở đâu trong 2, 5 năm tới? Triển khai và theo đuổi mục tiêu chiến lượt của mình và có trách nhiệm với bản thân.

Xem thêm  Điều các bạn trẻ cần lưu ý khi tìm việc

Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại Đọc Ngẫm :

  • Tìm việc làm tại Hà Nội không cần bằng cấp
  • Việc làm Quận 12
  • Tìm việc làm Quận 12

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *