Giám sát bán hàng là vị trí không thể thiếu trong bộ phận kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp lớn và vừa. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ công việc Giám sát bán hàng bởi vì tính chất đặc thù của vị trí này. Vậy Giám sát bán hàng là gì và mức lương của công việc này như thế nào? Nhu cầu tuyển dụng giám sát bán hàng ra sao?Hãy cùng Đọc Ngẫm tìm hiểu ngay thông tin dưới đây!
1. Tìm hiểu chung về vị trí Giám sát bán hàng
1.1 Giám sát bán hàng là gì?
Vị trí Giám sát bán hàng còn có tên gọi khác là Sales Supervisor. Đây là vị trí trực thuộc bộ phận kinh doanh, giữ vai trò hỗ trợ quản lý và thúc đẩy hoạt động kinh doanh ở những nơi được cấp trên chỉ định. Cụ thể, Sales Supervisor chính là trợ thủ đắc lực của quản lý kinh doanh trong việc lên kế hoạch và tối ưu hóa hoạt động bán hàng của đội ngũ.
Tìm hiểu Giám sát bán hàng cần làm những gì?
1.2 Vai trò và nhiệm vụ của Giám sát bán hàng là gì?
Trong sự cạnh tranh gay gắt của thị trường hiện nay, doanh nghiệp cần triển khai nhiều sự kiện bán hàng, khuyến mãi, tri ân khách hàng,… ở nhiều khu vực để mở rộng thị trường và gia tăng lợi nhuận.
Tuy nhiên, việc triển khai kế hoạch kinh doanh ở từng khu vực lại mang đến những kết quả khác nhau. Chẳng hạn, chương trình Marketing bột giặt Omo ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long lại không được hưởng ứng và đạt hiệu quả kinh doanh cao như khu vực phía Nam. (Nguồn Unilever)
Giám sát bán hàng giữ vai trò quan trọng trong bộ phận kinh doanh của công ty
Vì vậy, để các kế hoạch tiếp thị và kinh doanh diễn ra thành công thì cần đến những Giám sát bán hàng ở từng khu vực được phân công. Nhờ đó, họ có thể kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh và đưa ra các phương án, chiến lược phù hợp với nhu cầu của từng khu vực để gia tăng lợi nhuận.
2. Công việc của Giám sát bán hàng cần làm những gì?
Công việc của Giám sát bán hàng sẽ thay đổi tùy thuộc vào quy mô và lĩnh vực của công ty. Bên cạnh đó, đặc thù công việc của vị trí này cũng khác nhau phụ thuộc vào từng cấp như cấp vùng, cấp khu vực,… Nhìn chung, nhiệm vụ của Sales Supervisor sẽ cần làm những công việc chính như sau.
2.1 Xây dựng và triển khai các chiến lược kinh doanh
– Thu thập thông tin và phân tích thị trường tại các khu vực kinh doanh được phân công.
– Xây dựng các chiến lược bán hàng phù hợp với đặc điểm và nhu cầu của khách hàng tại từng khu vực để gia tăng doanh số.
– Triển khai và quản lý tiến độ các chương trình Marketing, khuyến mãi, tri ân khách hàng,… hướng đến đúng khách hàng mục tiêu tại điểm bán, khu vực.
– Thiết lập các tuyến bán hàng cho nhân viên tại khu vực để tiếp cận và thuyết phục được khách hàng một cách tốt nhất.
– Báo cáo những biến động về thị trường, sự thay đổi của đối thủ và hiệu quả kinh doanh.
Sales Supervisor lên chiến lược kinh doanh phù hợp với thị hiếu khách hàng của từng khu vực
2.2 Giám sát tiến độ các hoạt động kinh doanh
– Quản lý, đào tạo nhân viên bán hàng về kiến thức sản phẩm, thái độ làm việc và cách giao tiếp với khách hàng hiệu quả.
– Giám sát và đôn đốc nhân viên tại khu vực thực hiện các nhiệm vụ cần thiết để đạt được chỉ tiêu doanh số.
– Nhanh chóng nắm bắt sự thay đổi và điều chỉnh các kế hoạch kinh doanh phù hợp hơn với tình hình tại khu vực được phân công.
2.3 Quản lý hàng tồn kho
– Đảm bảo nguồn hàng trong kho luôn đầy đủ, cung cấp cho khách hàng kịp thời và không để cho điểm bán bị rơi vào tình trạng cháy hàng.
– Giám sát, hướng dẫn nhân viên cách trưng bày hàng hóa có tính khoa học và thuận tiện cho khách hàng.
– Đảm bảo cho các hoạt động giao dịch tại điểm bán được diễn ra nhanh chóng, không bị rơi vào tình trạng kê sai giá bán,…
Giám sát bán hàng cần nắm được tình hình tồn kho để tránh tình trạng cháy hàng
2.4 Chịu trách nhiệm về chỉ tiêu doanh số bán hàng
– Nhận KPIs doanh nghiệp đề ra cho từng khu vực và chịu trách nhiệm về doanh số bán hàng hàng tháng.
– Đốc thúc các nhân viên bán hàng tại khu vực thực hiện các nghiệp vụ cần thiết để đạt chỉ tiêu doanh số.
– Hỗ trợ và giải quyết các khó khăn trong quá trình bán hàng của nhân viên.
– Tối ưu hóa các nguồn chi phí vận hành để phục vụ cho công việc kinh doanh.
2.5 Xây dựng và đào tạo đội ngũ nhân viên bán hàng
– Tuyển dụng và đào tạo đội ngũ nhân viên bán hàng cho từng khu vực được phân công.
– Truyền tải thông tin hiệu quả cho đội ngũ nhân viên tại điểm bán, khu vực để triển khai kế hoạch kinh doanh nhanh chóng, chính xác.
– Đề ra mục tiêu phát triển cho đội ngũ, xây dựng hệ thống đánh giá năng lực, thiết lập chính sách khen thưởng cho các nhân viên đạt thành tích tốt.
3. Kỹ năng nghề nghiệp cần có khi trở thành Giám sát bán hàng
3.1 Kỹ năng phân tích thị trường sâu sắc
Để có thể trở thành Giám sát bán hàng, bạn cần phải rèn luyện kỹ năng nghiên cứu và phân tích thị trường. Bởi vì nhiệm vụ của Sales Supervisor là phải nhanh chóng nắm bắt được các biến động đột ngột của thị trường và đưa ra những hướng xử lý kịp thời. Do đó, khi am hiểu thị hiếu khách hàng sâu sắc, Sales Supervisor có thể trở nên nhạy bén hơn để dự đoán các thay đổi và đưa ra các chiến lược thúc đẩy doanh số hiệu quả.
3.2 Kỹ năng lãnh đạo, làm việc nhóm
Để có thể vận hành được hệ thống kinh doanh theo từng khu vực, doanh nghiệp cần có nhiều nhân viên bán hàng làm việc trong hệ thống. Do đó, vai trò Giám sát bán hàng chính là điều hành đội ngũ nhân viên bán hàng để bộ máy kinh doanh được hoạt động trơn tru.
Muốn làm được điều đó, người làm việc ở vị trí này cần phải phát triển kỹ năng lãnh đạo và làm việc nhóm. Từ đó, Sales Supervisor mới có thể chỉ đạo cho đội ngũ nhân viên làm việc đúng hướng và tạo động lực cho nhân viên làm việc hiệu suất hơn.
Giám sát bán hàng cần có khả năng lãnh đạo để dẫn dắt và tạo động lực làm việc cho đội nhóm
3.3 Kỹ năng giao tiếp có sức thuyết phục
Đặc thù công việc của Giám sát bán hàng là phải thường xuyên trao đổi với cấp quản lý, nhà cung cấp, nhân viên kinh doanh và khách hàng. Vì vậy, việc trau dồi kỹ năng giao tiếp tốt và thuyết phục là yếu tố không thể thiếu khi làm việc tại vị trí này. Trong đó, hiệu quả của công việc có đạt được hay không đều phụ thuộc phần lớn vào cách Sales Supervisor truyền đạt thông tin có tốt hay không.
Hơn thế nữa, để giữ chân được “thượng đế”, Sales Supervisor cần thuyết phục khách hàng thông qua cách quảng bá sản phẩm và những chương trình ưu đãi, khuyến mãi hấp dẫn. Do đó, kỹ năng giao tiếp và thuyết phục chính là công cụ đắc lực để Sales Supervisor có thể đạt được các mục tiêu kinh doanh đề ra.
3.4 Chịu được áp lực công việc
Thực tế, công việc của Giám sát bán hàng vô cùng áp lực. Họ phải thường xuyên đối mặt với những chỉ tiêu doanh số, “cân não” giải quyết các vấn đề phát sinh, đối phó với đối thủ cạnh tranh,… Do đó, để đảm nhiệm được vị trí này, bạn cần học cách giải tỏa các áp lực trong quá trình làm việc để có thể đảm đương được những trách nhiệm đầy chông gai của vị trí này.
4. Yêu cầu công việc của vị trí Giám sát bán hàng là gì?
Để tuyển dụng Giám sát bán hàng đảm bảo được hiệu suất công việc, các ứng viên cần đáp ứng được các yêu cầu sau:
– Có bằng cử nhân Đại học từ các ngành Kinh tế, Tài chính, Luật Thương mại, Đối ngoại,…
– Có ít nhất 3 năm kinh nghiệm bán hàng và 1 năm kinh nghiệm làm Leader.
– Kỹ năng giao tiếp tiếng Anh tốt và sử dụng thành thạo thêm một ngoại ngữ khác là một lợi thế.
– Vận dụng hiệu quả kỹ năng tin học văn phòng để quản lý tiến độ kinh doanh.
– Kỹ năng quản lý và đào tạo đội nhóm kinh doanh.
– Kỹ năng lãnh đạo, thuyết phục, đàm phán, giải quyết vấn đề,…
– Tinh thần trách nhiệm cao, thái độ chuyên nghiệp và công bằng trong vấn đề khen thưởng.
5. Mức lương của Giám sát bán hàng hiện nay
Dựa vào dữ liệu từ 468 mẫu tuyển dụng Giám sát bán hàng trên Đọc Ngẫm.vn, mức lương của Giám sát bán hàng trên toàn quốc dao động từ 9,5 triệu đồng đến 14,8 triệu đồng/tháng. Trong đó, mức lương trung bình của vị trí này sẽ rơi vào khoảng 12,2 triệu đồng/tháng.
Ngoài mức lương cứng trên, Sales Supervisor còn nhận được lương thưởng KPI theo doanh số của cá nhân, đội nhóm và các chế độ đãi ngộ khác theo quy định của Nhà nước.
6. Cơ hội thăng tiến đối với vị trí giám sát bán hàng
Khi đảm nhiệm vị trí Giám sát bán hàng với nhiều năm kinh nghiệm, nghĩa là bạn đã sở hữu cho mình bề dày kỹ năng xử lý vấn đề, nhiều mối quan hệ chất lượng cũng như am hiểu sâu sắc về mảng quản trị thị trường.
Do đó, khi chọn vị trí này, bạn sẽ có nhiều cơ hội để vượt qua giới hạn của bạn thân, dễ dàng chinh phục lên các vị trí như Quản lý thị trường hay thậm chí là Giám đốc kinh doanh. Vị trí này được các nhà lãnh đạo ở các tập đoàn lớn đánh giá rất cao về vai trò cũng như tầm quan trọng trong việc đo lường tính hiệu quả kinh doanh của một doanh nghiệp.
7. Tìm việc làm Giám sát bán hàng ở đâu?
Hiện nay, công việc Giám sát bán hàng được nhiều bạn trẻ đầy tham vọng và yêu thích thử thách săn đón. Để tìm việc làm Giám sát bán hàng, bạn có thể tham khảo hơn 500 tin tuyển dụng Giám sát bán hàng trên toàn quốc tại Đọc Ngẫm.vn.
Trong đó, trang Đọc Ngẫm là nơi đăng tin tuyển dụng của các doanh nghiệp hàng đầu và cung cấp cho ứng viên những việc làm uy tín và chất lượng nhất.
Ngoài ra, Đọc Ngẫm còn có kho lưu trữ hàng ngàn mẫu CV ấn tượng và hoàn toàn miễn phí. Bạn có thể bắt đầu tạo CV thu hút nhà tuyển dụng và ứng tuyển việc làm Giám sát bán hàng ngay hôm nay!
Mong rằng những thông tin được chia sẻ trên sẽ giúp bạn có những định hướng rõ ràng hơn cho quá trình ứng tuyển việc làm Giám sát bán hàng trong thời gian tới nhé!
Top những từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất:
Tìm việc làm | Tìm việc làm kế toán tại Hà Nội | Tuyển dụng kỹ sư xây dựng Đà Nẵng | Tìm việc làm ở Hải Phòng
Để lại một bình luận