Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại Đọc Ngẫm :
- Tìm việc lái xe B2 tại TPHCM
- Tìm việc làm lái xe tại TPHCM
- Tìm việc làm tại Quận 8 TPHCM
Không khí ở văn phòng có vẻ như lúc nào cũng tràn nghập sự căng thẳng, nào là thời hạn, giấy tờ, hàng đống công việc nối tiếp nhau có thể vắt kiệt cả sức lực và thời gian của mỗi người. Đó là chưa kể đến những tác động về mặt tinh thần. Cũng vì lẻ này mà mỗi người trong chúng ta luôn mong muốn và tìm kiếm một sự cân bằng giữa công việc và gia đình. Đây là mục tiêu số một của những người đang đi làm nếu muốn tận hưởng một cuộc sống thoải mái và hạnh phúc.
Thật may mắn cho người nào nghĩ rằng công việc cũng là một niềm vui chứ không phải là gánh nặng phải chịu đựng. Trong thực tế, hầu hết mọi người trong chúng ta đều cho rằng công việc vẫn là công việc, làm sao có thể tận hưởng được cảm giác hạnh phúc thoải mái ở văn phòng. Chúng ta đi làm vì không phải ai cũng có thể duy trì cuộc sống như mong muốn mà không lo lắng đến chuyện tiền bạc.
Một trong những lý do chính khiến chúng ta có cái nhìn tiêu cực về môi trường công việc là vì những mối bất hòa từ sự va chạm với đồng nghiệp, một điều hiển nhiên không thể tránh khỏi. Cho dù, một nhân viên có tính khí mềm mỏng và dễ chịu đựng đến cở nào cũng sẽ phải gặp chuyện cãi vã với đồng nghiệp trong một ngày nào đấy.
Đây cũng là một điều dễ hiểu, khi một nhóm người với những tính cách và năng lực khác nhau bị xếp chung vào một tập thể, họ phải cùng nhau hoàn thành hết dự án này đến dự án khác theo một thời hạn qui định thì “chiến tranh” là điều không thể tránh khỏi. Lúc ấy, những mối bất hòa nơi công sở không còn là chuyện riêng tư giữa các cá nhân với nhau, vì thế nó phải được giải quyết càng sớm càng tốt theo trình tự sau
Chuyên tâm vào việc của mình
Đây là bước đầu tiên mà bạn cần ghi nhớ để cố gắn tránh xa các xung đột nơi văn phòng. Tốt hơn hết, đừng để cảm xúc cá nhân bộc lộ ra quá nhiều. Mọi người hay có thói quen trút giận lên người khác mỗi khi có chuyện bực mình hay căng thẳng. Đây không phải là một biểu hiện khôn ngoan và có chiến lược lâu dài.
Thông thường, chúng ta hay phạm sai lầm nếu cứ khư khư bảo thủ với những nguyên tắc của mình. Nếu bạn làm khó người khác thì chính bạn cũng sẽ bị một người khác nữa làm khó lại. Chúng ta hay có xu hướng xem nhẹ những sai phạm của mình đi trong khi lại cố làm to chuyện nếu phần lỗi nằm ở phía đồng nghiệp. Lúc ấy, tính độ lượng đã biến mất, thay vào đó là cảm xúc nóng giận luôn chực chờ làm to cuộc xung đột.
Nói ra những điều bạn nghĩ
Bbạn đã cố gắn hết sức tập trung hết tâm chí vào công việc để có thể để tránh va chạm với đồng nghiệp, tuy nhiên hiệu quả và năng sức lại càng ngày càng đi xuống do ảnh hưởng bởi sự bất hòa này. Vậy là đến lúc, bạn phải đương đầu những điều không thể tránh khỏi.
Lời khuyên hữu ích nhất lúc này là mọi người cùng ngồi xuống và tìm ra cách giải quyết vấn đề, nói rõ những vướng mắc mà mọi người đang nghĩ . Hãy tỏ ra lịch sự và có thiện ý khi thảo luận với nhau về nguyên nhân dẫn đến xung đột. Đừng phá hỏng cơ hội mang đến hòa khí bằng sự rụt rè hoặc e ngại gây tổn hại đến nhau. Bạn cần phải cởi mở và chân thật dù đôi khi sự thật muốn biết lại không được vui vẻ như mong muốn
Vì thế, cho dù có khó khăn để nghe lời nhận xét của đồng nghiệp về mình và ngược lại, nhưng điều đó là cần thiết. Hãy nhớ, công việc là công việc, càng giải quyết các vấn đề gút mắc càng nhanh gọn thì doanh nghiệp càng có lợi. Hãy bỏ qua những quan điểm cá nhân và hãy xem mình như một mắc xích trong một dây chuyền.
Nhờ cấp trên giải quyết tranh chấp
Nếu như sau buổi nói chuyện với nhau, rắc rối vẫn không được giải quyết ổn thỏa thì bạn cần phải chuyển sang bước tiếp theo, cho dù có vẻ bạn đã cảm thấy kiệt sức với những hiềm khích đang âm ỉ. Sự cố gắn tiếp tục giải quyết vấn đề bằng cách nói chuyện với nhau theo kiểu cá nhân với cá nhân càng làm mọi chuyện thêm tồi tệ.
Tốt nhất lúc này, bạn nên đi gặp cấp trên. Hãy trình bày có lý lẻ toàn bộ về chuyện tranh chấp mà bạn đang vướng mắc với đồng nghiệp.
Khả năng thuyết phục được cấp trên đứng về mình còn tùy theo cách trình bày của mỗi người. Đừng tỏ ra nóng giận và xem mình là nạn nhân cần sự giúp đỡ. Điều đó không giúp bạn tiến xa hơn trên con đường công danh sự nghiệp. Hãy tự tin và tự nhiên trong phần trình bày của mình. Bạn đừng nên giải thích vòng vo thay vì cần phải gắn gọn và đầy đủ.
Tuyệt đối, đừng ép buộc cấp trên giải quyết vấn đề theo kiểu chọn một trong hai người ở lại còn người kia phải ra đi hoặc yêu cầu đưa vụ việc tranh chấp ra tòa
Nếu trong một thoáng giây nào đấy, bạn không thể kiềm chế được tính nóng nảy của mình thì chính bạn sẽ trở thành người có lỗi trong cuộc tranh chấp này. Hãy cố gắn bình tĩnh cho dù mọi thứ bực mình vô lý cứ xoắn lấy bạn.
Hãy để tâm lý thoải mái, biểu hiện trong quá trình giải quyết tranh chấp với đồng nghiệp cũng là một phần của tác phong làm việc chuyên nghiệp.
Điều nên nói và không nên nói
Không phải lúc nào chúng ta cũng phải chỉ đích danh người phạm lỗi ra mới giải quyết vấn đề, có những trường hợp bạn có thể không cần báo lại với cấp trên tên người có lỗi.
Trong thực tế, có thể có những lúc có một đồng nghiệp gây phiền toái cho bạn, tuy nhiên sau đó họ sớm nhận ra lỗi của mình và đưa ra lời xin lỗi rất thành khẩn dù không thể khắc phục được hậu quả đã gây ra. Trường hợp này, tất nhiên bạn cần phải báo cáo cấp trên nhưng nếu có thể nên tránh tiết lộ tên của người này. Như thế, bạn vẫn giải quyết được vấn đề và giúp đồng nghiệp vượt qua mặc cảm tội lỗi trong công sở
Bạn là người rộng lượng?
Như chúng ta điều nhận ra, không có một chuẩn mực nào giúp giải quyết những xung đột với đồng nghiệp. Cách giải quyết thích hợp còn tùy vào từng trường hợp cụ thể nhất là khi sự rộng lượng ở mọi người có mức độ khác nhau.
Vì thế tùy vào cá tình và bản lĩnh của người đứng ra giải quyết tranh chấp sẽ giúp những con sóng ngầm trong công ty trở nên êm ả hơn. Vì thế, tại sao bạn phải làm khổ mình khi cứ phải ôm hết sự bực mình và giận dữ vô lòng.
Để lại một bình luận