Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại Đọc Ngẫm :
- Tìm việc làm kế toán tại Hà Nội
- Tuyển dụng kỹ sư xây dựng Đà Nẵng
- Tìm việc làm ở Hải Phòng
Logistics, developer hay lập trình viên là những công việc rất áp lực. Nghe có vẻ chẳng dễ chịu nhưng thực tế không phải mọi căng thẳng (stress) đều gây hại. Điều này không có nghĩa rằng cảm giác quá tải hay mệt mỏi trong công việc đáng bị phớt lờ, bởi nó thực sự là vấn đề. Tuy nhiên, nếu biết cách vận dụng tốt thì một số sự căng thẳng có thể dẫn dắt hiệu suất công việc hết sức hiệu quả. Thông thường, trong một cuộc phỏng vấn việc làm, nhà tuyển dụng sẽ hỏi về nhiều vấn đề khác nhau. Từ câu hỏi phỏng vấn cơ bản về bản thân, câu hỏi kiểm tra tính sáng tạo, nhanh nhạy đến tiền lương…, họ đều có mục đích riêng để có thể đánh giá ứng viên một cách toàn diện.
Nhà tuyển dụng luôn tìm cách đưa ra những câu hỏi để đánh giá ứng viên một cách toàn diện
Có người nói rằng, nếu vậy tại sao không học thuộc lòng mọi câu hỏi và câu trả lời rồi trong buổi phỏng vấn cứ thế mà phát biểu. Nhưng ai dám chắc, nhà tuyển dụng sẽ hỏi những câu mình chuyển bị. Chẳng có bảng câu hỏi nào gọi là chuẩn mực và người phỏng vấn càng không bao giờ gò mình trong những khuôn mẫu có sẵn. Tùy theo tính chất và vị trí công việc, họ sẽ đưa ra những câu hỏi khác nhau.
Sau đây là gợi ý trả lời với 5 câu hỏi phỏng vấn thường gặp, chắc chắn không thể bao quát hết các câu hỏi của nhà tuyển dụng nhưng cũng giúp bạn bớt bất ngờ và có sự lựa chọn hợp lý:
Câu hỏi 1: Giới thiệu vài nét về bản thân
Nghe có vẻ đơn giản và nhiều ứng viên hấp tấp nêu ngay tên tuổi, quê quán, tốt nghiệp trường nào, đã làm ở đâu. Tuy nhiên, đó không phải là điều nhà tuyển dụng muốn nghe lúc này bởi những thông tin bạn nêu người ta dễ dàng tìm kiếm qua CV bạn đã gửi. Đây là một câu hỏi quen thuộc, được dùng rất nhiều trong các cuộc phỏng vấn việc làm nhưng thực tế đó lại là một câu hỏi mở và nhà tyển dụng muốn xem sự linh hoạt và sáng tạo ở từng ứng viên. Vì thế, nếu cứ trả lời một cách chung chung, bạn không thể gây ấn tượng gì hơn so với các ứng viên khác.
Thay vì liệt kê tràng giang đại hải hay khoe khoang về sự tận tâm, cố gắng và lòng trung thành của mình, bạn nên tập trung nhấn mạnh khả năng của mình. Những khả năng đó tất nhiên phải phù hợp với vị trí công việc hiện tại. Xung quanh sở trường, kinh nghiệm của mình, bạn hãy phân tích cho nhà tuyển dụng thấy bạn hoàn toàn có thể đảm nhận tốt vị trí mà họ đang tìm kiếm.
Trong quá trình giới thiệu về bản thân, ứng viên nên duy trì thái độ chân thành, trung thực và tự tin.
Sự trung thực và tự tin sẽ giúp bạn tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng
Câu hỏi 2: Điều gì giúp bạn nổi bật hơn so với các ứng viên khác?
Nhiều ứng viên lúng túng với câu hỏi này, thậm chí có người cứ lảm nhảm nói những điều chẳng đâu vào đâu. Khi đưa ra câu hỏi này, người phỏng vấn đang muốn kiểm tra mức độ tin cậy và sự tự tin của bạn. Vì thế, thay vì liệt kê những việc đã làm, bạn nên tập trung phân tích và chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy bạn đã tận tụy với công việc và đạt được thành tích như thế nào. Lúc này, những bằng chứng về thành công trong công việc của bạn có sức thuyết phục hơn bất cứ điều gì. Nhà tuyển dụng sẽ nhìn thấy bạn có tiềm năng hơn hẳn so với các ứng viên khác thông qua bề dày thành tích, kinh nghiệm mà bạn tích lũy được.
Câu hỏi 3: Vì sao chúng tôi nên chọn bạn?
Với câu hỏi này, nếu có sự phân tích, PR tốt cho bản thân, bạn hoàn toàn có thể đẩy lùi các ứng viên khác để “lọt mắt” nhà tuyển dụng. Câu trả lời của bạn chủ yếu đề cập đến thế mạnh của bản thân với những thành tựu nổi bật, đáng chú ý. Trong đó, bạn nên chú trọng đến những thành tích liên quan đến công việc, lĩnh vực tương tự như ở vị trí bạn đang ứng tuyển. Nhà tuyển dụng sẽ có sự liên hệ và hiểu ra lý do vì sao họ không nên bỏ qua bạn.
Tập trung phân tích và chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy bạn đã tận tụy với công việc và đạt được thành tích như thế nào
Nếu có thể, hãy chuẩn bị sẵn tài liệu bằng văn bản, ghi lại những thành công bạn đạt được từ khi bước chân vào con đường sự nghiệp. Có thể những điểm này đã thể hiện qua CV nhưng dù sao, CV cũng không thể nêu chi tiết được. Vì thế, bạn nên giành thời gian để tô điểm cho bản thành tích của mình một chút trước khi đối diện nhà tuyển dụng.
Câu hỏi 4: Mức lương bạn mong muốn là bao nhiêu?
Đừng hấp tấp nêu ra một con số cụ thể bởi nếu chưa tìm hiểu kỹ càng, không biết mức dao động mà công ty định trả cho vị trí bạn ứng tuyển là bao nhiêu, rất có thể bạn sẽ bị “hớ”. Còn nếu bạn đưa ra một con số quá cao, nhà tuyển dụng sẽ có cảm giác hơi… ngán và không còn nhiều hào hứng khi trò chuyện cùng bạn.
Cách tốt nhất là bạn nên đưa mức lương mong muốn trong một khoảng nào đó để người phỏng vấn hiểu yêu cầu về thu nhập của bạn mà có sự cân nhắc cho phù hợp.
Nếu cẩn thận chưa muốn tiết lộ ngay mức lương cụ thể, nhiều ứng viên chọn cách “theo mặt bằng chung trên thị trường”. Câu trả lời này nghe có vẻ hơi khách sáo, ngoại giao nhưng lại giúp bạn có cơ hội thành công cao hơn.
Câu hỏi 5: Tại sao bạn lại từ bỏ công việc hiện tại
Có rất nhiều lý do để từ bỏ công việc hiện tại: vì muốn có sự thay đổi, muốn tìm cơ hội mới, cũng có thể vì mâu thuẫn với sếp, với đồng nghiệp… Thế nhưng, đối diện nhà tuyển dụng, bạn đừng đưa ra lý do tiêu cực. Như thế không có nghĩa là bạn phải nói dối nhưng thể hiện thái độ chán ghét, chê bai hay bất bình với công ty bạn đã từng gắn bó chỉ khiến nhà tuyển dụng có cái nhìn không mấy tốt đẹp về bạn mà thôi.
Nghỉ việc chỉ vì muốn thay đổi thì không có gì phải bàn nhiều, nhưng nếu thực sự có mâu thuẫn, bạn cứ nói rằng, công việc đó không còn phù hợp với sở thích, mong muốn của bạn nữa, bạn muốn đối mặt với những thách thức mới, tìm cơ hội phát triển hơn. Câu trả lời đó chắc chắn sẽ khiến nhà tuyển dụng hài lòng bởi họ luôn mong muốn tìm được những ứng viên có tài, có tham vọng và sẵn sàng cống hiến.
Để lại một bình luận