Cà phê (Cafe) là một loại thức uống đã quá quen thuộc đối với mỗi người trong số chúng ta. Cafe được phân ra làm nhiều loại với nhiều cách pha chế khác nhau. Trong đó, Espresso là một loại cafe vô cùng phổ biến và được rất nhiều người ưa chuộng.
Vậy Espresso là gì? Cách pha chế như thế nào? Hãy cùng Blog Đọc Ngẫm tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
1. Cà phê Espresso là gì? Nguồn gốc của cafe Espresso
Trước khi tìm hiểu Espresso là gì, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về nguồn gốc của loại cafe này trước.
Cafe Espresso có nguồn gốc bắt nguồn từ nước Ý. Ly cafe Espresso đầu tiên xuất hiện lần đầu vào năm 1930. Mới đầu loại cafe này chỉ xuất hiện trong các quán bar, dần dần mới xuất hiện rộng rãi trên thị trường.
1.1. Tại sao lại có tên gọi là Espresso?
Cái tên Espresso được đặt theo chính cách pha chế của loại cafe này. Nhiều người lầm tưởng Espresso có liên quan đến từ Express (nghĩa là ‘nhanh chóng’ trong tiếng Anh) – ý chỉ một loại cà phê được phục vụ một cách nhanh chóng. Nguyên nhân là do loại cà phê này ra đời trong thời điểm quá trình công nghiệp hóa ở Ý đang diễn ra nhanh chóng. Người dân cần một loại cà phê được pha một cách nhanh chóng, và phải đủ mạnh để giúp họ tỉnh táo làm việc.
Tuy nhiên, thực chất Espresso bắt nguồn từ thì quá khứ của từ Esprimere (nghĩa là ‘được ép ra’ trong tiếng Ý) – ý chỉ một loại cà phê được tạo ra từ phương pháp ép. Không giống như cafe phin, Espresso được pha bằng máy hay Espresso còn gọi là cà phê máy.
Cách pha cafe Espresso là người ta sẽ sử dụng một chiếc máy pha cà phê chuyên dụng (gọi là Espresso Machine) cho hơi nước nóng ép cafe đã được rang xay sẵn với áp suất 9 đến 10 atmosphere. Kết quả là chưa đến 30 giây, bạn sẽ có một tách cafe Espresso đậm đặc hơn gấp nhiều lần so với những loại cafe khác.
1.2. Thành phần của một ly Espresso
Một tách Espresso sẽ bao gồm 2 lớp: Crema và Liquid.
- Crema là lớp bọt khí vàng óng ở trên bề mặt của tách cafe. Đây thực chất là khí CO2 có trong hạt cà phê và nguồn nước pha chế. Đặc điểm của lớp này là có vị rất đắng.
- Liquid là lớp chất lỏng nằm bên dưới, chứa đựng mọi hương vị tinh túy của hạt cà phê nguyên chất.
Một tách cafe Espresso nguyên chất sẽ có vị đắng và chua nên không phải ai cũng uống được. Thông thường, người ta sẽ pha thêm sữa vào để dễ uống. Tùy lượng sữa cũng như cách pha chế khác nhau mà chúng ta sẽ có những phiên bản Espresso với tên gọi khác nhau.
Ngày nay, có thể bạn đã quen thuộc với những loại cà phê như: Cafe Latte, Macchiato, Cappuccino… Thực chất, chúng đều được pha chế dựa trên cà phê Espresso.
2. Phân loại cafe Espresso
Tuy rằng ngày nay có rất nhiều quen thuộc với cafe Espresso thế nhưng không phải ai cũng hiểu Espresso là gì? Và có những loại Espresso nào?
Trên thực tế, cafe Espresso được lưu hành phổ biến ở hai nước là Ý và Tây Ban Nha. Ở mỗi nước, Espresso sẽ có cách phân loại khác nhau.
2.1. Espresso ở Ý:
Tại Ý, Espresso được phân chia thành nhiều loại khác nhau như:
- Espresso Macchiato: đây là một loại Espresso được rót thêm một chút sữa vào tạo thành những đốm đốm giống như cái tên Macchiato.
- Cappuccino: thực tế Cappuccino có nguồn gốc từ Espresso kết hợp với sữa nóng.
- Espresso Corretto: với loại cafe này người ta sẽ pha thêm một chút rượu loiaj grappa tạo nên một hương vị đặc biệt.
- Latte: là loại cafe thường được dùng trong bữa ăn sáng. Nồng độ Espresso sẽ cao gấp đôi sữa nóng, kết hợp với một lớp kem sủi bọt mỏng hơn Cappuccino.
- Espresso Doppio: Doppio tức là gấp đôi nên hàm lượng Espresso sẽ được tăng gấp đôi trong một ly.
- Americano: là loại cafe được pha loãng với lượng nước gấp đôi. Người ta sẽ ép Espresso sau đó mới tiếp tục pha loãng với nước. Chứ không phải là tăng lượng nước trong quá trình ép.
2.2. Espresso tại Tây Ban Nha:
- Cafe Solo: là tên gọi thông thường của Espresso tại Tây Ban Nha.
- Cafe Cortado: ở Tây Ban Nha người ta sẽ pha thêm một chút sữa với hàm lượng nhiều hơn macchiato tạo nên hương vị của ly Cortado.
- Cafe Con Leche: được pha chế với nồng độ sữa nhiều hơn Cortado.
- Carajillo: cũng là một loại cafe được kết hợp với rượu mùi tạo nên hương vị đặc sắc. Đây cũng là loại cafe truyền thống được sử dụng nhiều ở Tây Ban Nha.
3. Hướng dẫn cách pha Espresso đúng cách
Ngoài việc tìm hiểu Espresso là gì thì cũng có rất nhiều người muốn biết cách pha chế loại cafe này. Để có thể pha chế được 1 ly Espresso đúng vị, các bạn cần tuân thủ theo các bước như sau:
- Bước 1: Trộn nguyên liệu
Để tạo nên được hương vị đặc trưng, trước khi pha Espresso, người ta sẽ trộn các loại cafe của các nước như Brazil, Mexico, Panama và Peru. Những loại cafe này kết hợp lại với nhau sẽ tạo nên được hương vị thơm ngon đặc trưng.
- Bước 2: Rang cà phê
Công đoạn rang cà phê quyết định tới hương vị của loại cafe này. Rang làm sao phải loại bỏ bớt được vị chua và đắng nhưng vẫn giữ được hương thơm và vị ngọt đặc trưng. Thường thì người ta chỉ rang cà phê cho đến khi nghe thấy tiếng hạt nổ đầu tiên là được.
- Bước 3: Xay cà phê
Để tránh tình trạng giảm hương vị khi xay cafe, người ra sẽ dùng máy xay kiểu Burr để xay Espresso. Thời gian xay phải thật nhanh, chỉ trong khoảng từ 23 đến 28 giây là hợp lý nhất.
- Bước 4: Pha Espresso
Đây là khâu quan trọng nhất, ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng của mỗi ly cafe. Trong quá trình pha chế Espresso thì khâu đo lường cần chú ý nhất, hàm lượng cafe sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới hương vị của cafe.
Đầu tiên người pha chế cần phải xác định lượng cafe cần thiết và tiến hành nén. Sau đó, đặt bộ lọc porta lên đầu máy và cho khoảng 2 ounce nước vào đầu trước. Đây gọi là quá trình ổn định nhiệt.
Sau khi đặt bộ lọc vào đúng chỗ, chúng ta sẽ đặt cốc thủy tinh ở dưới vòi bộ lọc. Bắt đầu nhấn nút khởi động quá trình pha đầu tiên. Quá trình này giúp cho nước thấm đều trên miếng cafe trước khi bắt đầu sử dụng nước nóng áp suất cao.
Công đoạn pha Espresso sẽ hoàn thành khi Espresso chuyển sang màu nhạt. Tùy theo từng loại Espresso khách order mà chúng ta sẽ pha trộn với kem và sữa theo tỷ lệ khác nhau.
Trên đây là toàn bộ kiến thức bạn cần biết về cafe Espresso như: Espresso là gì? Các loại Espresso? Cách pha chế Espresso chuẩn vị? Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn pha được một ly Espresso thơm ngon, chuẩn vị. Nếu đang có ý định mở quán cafe, các chủ quán hãy tham khảo ngay công thức pha chế này nhé.
Ngoài ra, khi mở quán, để quản lý tồn kho nguyên liệu như cafe, đường, sữa chi tiết từ nguồn đầu vào đến thành phẩm bán ra, bạn có thể sử dụng phần mềm quản lý quán cafe Đọc Ngẫm FnB để quản lý. Phần mềm sẽ có cảnh báo khi nguyên liệu sắp hết để chủ quán có thể nhập hàng mới kịp thời. Hơn nữa, phần mềm sẽ giúp tính toán doanh thu, lãi lỗ tự động, giúp chủ cửa hàng nắm bắt được tình hình kinh doanh. Chủ quán có thể tìm hiểu ngay dưới đây.
Để lại một bình luận