Đừng để đánh mất cơ hội thăng tiến vì “mất điểm” trong mắt sếp. |
Hôm nay Huyền lại đến công ty muộn. Đây là lần thứ bao nhiêu chậm giờ đi làm cô cũng chẳng thế nhớ nổi nữa. Vừa vào chỗ ngồi, sếp đã đi thẳng đến chỗ cô và trình ra quyết định sa thải. Huyền chẳng kịp giải thích bất cứ lời nào nữa.
Nghĩ lại, sếp đuổi việc Huyền cũng chẳng có gì khó hiểu. Đi làm mới được hơn một năm mà dăm bữa Huyền lại đến công ty muộn, ít thì mấy phút, nhiều thì tận nửa tiếng, nhiều khi vì cô đến muộn mà sếp không lấy được tài liệu giao cho cô soạn để đến gặp khách hàng đúng hẹn. Ở công ty này ai cũng phải công nhận Huyền là một người có năng lực, thậm chí sếp cũng không ít lần phải khen ngợi cô trước các nhân viên khác. Nhưng cái gì cũng phải có giới hạn của nó. Lãnh đạo có thể bỏ qua chuyện đi làm muộn của cô một hai lần nhưng không thể làm ngơ mãi.
Sếp của Huyền giải thích lý do sa thải một cách đơn giản “Nhân viên giỏi tìm thì không khó, khó là tìm được người làm việc có nguyên tắc, kỉ luật. Tiếc là cô không phải là người thích hợp với nguyên tắc của công ty này”.
Thực ra, mỗi công ty có những quy tắc và văn hóa ứng xử khác nhau. Với sếp ở công ty A đi làm muộn 10 phút có thể không phải vấn đề lớn nhưng với công ty B thì có thể là hành động thể hiện sự thiếu trách nhiệm trong công việc. Tuy nhiên, việc đến muộn trong cuộc họp, trễ thời gian công việc thì lại là những hành động không thể chấp nhận được ở bất kỳ công ty nào. Nó cho thấy sự thiếu tôn trọng của bạn đối với công việc và thời gian của các đồng nghiệp khác.
Việc bị đuổi việc của Nam thì đúng là chẳng ai có thể nói đỡ được cho Nam. Nam đã phản bội lòng tin của sếp một cách thật khó chấp nhận. Chuyện là một hôm chỉ mỗi Nam và sếp ở lại bàn bạc công việc, trong lúc anh em nói đùa, sếp tự nhiên thổ lộ đang cân nhắc cho nghỉ việc một số người nhưng chưa quyết định dứt điểm. Không ngờ ngày hôm sau những nhân vật “định cho nghỉ việc” đến phòng sếp nói chuyện thẳng thắn và xin nghỉ việc thật. Bầu không khí công ty trở nên ngột ngạt. Những người ở lại cũng căng thẳng, ngờ vực và lo lắng cho số phận mình liệu có tên trong danh sách “đen” ấy hay không.
Ngay lập tức, một cuộc họp toàn thể công ty được triệu tập. Đây là lần đầu tiên vị sếp trẻ phải đứng dậy xin lỗi mọi người vì tất cả chỉ là chuyện hiểu nhầm. Tuy nhiên, sau đó, người phải ra đi lại là chính Nam, kẻ đã đưa thông tin mà sếp tin cậy lắm mới chia sẻ “buôn dưa” lại với các đồng nghiệp nhằm mục đích thể hiện vị thế mình là người gần gũi, tin cẩn với sếp đến mức nào.
Nam không biết rằng, việc đi kể lại với người khác những thông tin mà sếp chia sẻ với bạn là cách nhanh nhất “giúp” Nam chứng tỏ rằng Nam là người thiếu tin cậy. Không một vị sếp nào luyến tiếc khi cho nghỉ việc một nhân viên không đáng tin cậy như vậy. Nếu không bị đuổi việc thì sau chuyện này, chắc hẳn sếp và các đồng nghiệp sẽ luôn luôn phải cẩn thận với Nam không chỉ trong chuyện công việc mà còn chuyện riêng tư.
Còn rất nhiều những điều mà một vị lãnh đạo khó chấp nhận ở nhân viên của mình, đặc biệt là những kẻ luôn muốn mình nổi bật, làm việc riêng trong giờ, “mù tịt” về công việc của mình, nặng nhất là làm “mất mặt” sếp… Vẫn biết rằng có vấp ngã mới giúp bạn trưởng thành, chín chắn hơn, tuy nhiên, trong môi trường công sở thì chớ có “dại” mà có kinh nghiệm về những chuyện này bởi cơ hội có được một công việc ưng ý không phải là dễ dàng nắm bắt được.
Top những từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất:
Tìm việc làm | Bảo Lộc tuyển dụng | Tìm việc Thái Bình | Tìm việc buổi tối | việc làm 24h đà nẵng | lg display tuyển dụng | vua nệm tuyển dụng | vinaconex tuyển dụng | công ty vinamilk tuyển dụng tai vsip 1 | lương ngành công nghệ sinh học
Để lại một bình luận