Đơn xin nghỉ việc của giáo viên (đơn xin thôi việc ngành giáo dục)

Đơn xin nghỉ việc của giáo viên (đơn xin thôi việc ngành giáo dục)
0 Shares

Đơn xin nghỉ việc của giáo viên là gì? Đơn xin nghỉ việc của giáo viên để làm gì? Mẫu đơn xin nghỉ việc của giáo viên? Hướng dẫn soạn thảo đơn xin nghỉ việc của giáo viên? Trình tự thủ tục xin nghỉ của giáo viên?

Nghề giáo được biết đến là nghề cao quý nhưng cũng rất vất vả. Chính bởi vì thế mà hiện nay, nhiều thầy cô vì những nguyên nhân khác nhau mà các chủ thể không thể tiếp tục với sự nghiệp dạy học của mình và có mong muốn nghỉ việc thì các chủ thể này sẽ cần có đơn xin nghỉ gửi đến lãnh đạo. Các chủ thể là cán bộ giáo viên muốn xin nghỉ việc thì sẽ có trách nhiệm cần phải thông báo cho đơn vị sự nghiệp và viết đơn xin thôi việc theo đúng quy định chung. Vậy, ta thấy rằng, đơn xin nghỉ việc của giáo viên (đơn xin thôi việc ngành giáo dục) là thủ tục quan trọng nhằm hoàn thiện thủ tục nghỉ việc theo đúng quy định. Bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về mẫu đơn này và hướng dẫn soạn thảo chi tiết nhất.

Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 

1. Đơn xin nghỉ việc của giáo viên là gì?

Đơn xin nghỉ việc của giáo viên (đơn xin thôi việc ngành giáo dục) được biết đến là mẫu biên bản được sử dụng khi các chủ thể là những giáo viên muốn ngừng công việc giảng dạy của mình tại các cơ sở trường học. Khi các chủ thể là những giáo viên có nhu cầu nghỉ việc giáo viên cũng sẽ cần tuân thủ theo đúng quy định pháp luật để nhằm mục đích có thể được bảo đảm các quyền lợi của chính bản thân mình. Đơn xin nghỉ việc của giáo viên là một thủ tục cần thiết đối với các cán bộ giáo viên khi muốn nghỉ việc.

2. Đơn xin nghỉ việc của giáo viên để làm gì?

Mẫu đơn xin nghỉ việc của giáo viên (đơn xin thôi việc ngành giáo dục) được sử dụng nhằm mục đích để các giáo viên có thể xin được nghỉ việc tại các cơ sở giáo dục. Mẫu đơn xin nghỉ việc của giáo viên bao gồm các thông tin: Phần mở đầu, phần nội dung, lý do xin nghỉ việc, thông tin của cán bộ giáo viên và nhiều những thông tin liên quan khác. Mẫu đơn xin nghỉ việc của giáo viên được sử dụng khá phổ biến và có những ý nghĩa và vai trò quan trọng trong thực tiễn.

3. Đơn xin nghỉ việc của giáo viên:

3.1. Mẫu đơn xin nghỉ việc của giáo viên số 1:

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐƠN XIN NGHỈ VIỆC

Kính gửi:

– Phòng Giáo dục và Đào Tạo …………

– BGH Trường …………..

Tên tôi là: ………………

Sinh ngày: ……………………

Trình độ chuyên môn: ……………………..

Công việc hiện làm: Giáo viên ……………..

Đơn vị công tác: Trường …………..

Nay vì điều kiện hoàn cảnh gia đình, nên tôi phải trở về quê để giải quyết công viêc gia đình và ổn định cuộc sống. Tôi không thể tiếp tục đảm nhận nhiệm vụ được phân công tại Trường…………..vì vậy tôi có nguyện vọng xin nghỉ việc để về quê công tác và sinh sống.

Vậy tôi làm đơn này kính đề nghị BGH Trường ………..và Lãnh đạo Phòng GD&ĐT ………. cho phép tôi được nghỉ việc để về quê công tác và sinh sống.

Xem thêm  Tranh chấp lao động là gì? Nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động theo Bộ luật lao động?

Rất mong nhận được sự giúp đỡ và tạo điều kiện của các cấp lãnh đạo.

Tôi xin trân thành cảm ơn!

……….., ngày …..tháng ….năm …….

Người viết đơn

(Ký và ghi rõ họ tên)

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

(Ký, đóng dấu)

3.2. Mẫu đơn xin nghỉ việc của giáo viên số 2:

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐƠN XIN NGHỈ VIỆC CỦA GIÁO VIÊN

Kính gửi:

– Sở GD&ĐT …..

– Hiệu trưởng trường …….

Tôi tên là: ……..

Ngày tháng năm sinh:…..

Ngày vào ngành:……..

Trình độ chuyên môn:……..

Chức vụ:……Tổ chuyên môn:…….

Đơn vị công tác: Trường ………

Nay tôi làm đơn này, kính xin lãnh đạo Sở GD&ĐT, lãnh đạo trường cho tôi

được thôi việc kể từ ngày……….tháng……năm..……….

Lý do: ……….

Tôi cam đoan đã bàn giao công việc lại cho bộ phận có liên quan trước khi nghỉ việc.

Kính mong lãnh đạo các cấp xem xét và chấp thuận cho tôi được thôi việc. Tôi xin trân trọng cảm ơn./.

………, ngày……..tháng…… năm ……..

Người viết đơn

(Ký và ghi rõ họ tên)

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

(Ký, đóng dấu)

4. Hướng dẫn soạn thảo đơn xin nghỉ việc của giáo viên:

Chũng ta nhận thấy rằng, nội dung của mẫu đơn xin nghỉ việc của giáo viên cũng giống như các mẫu đơn nghỉ việc thông thường khác. Đơn xin nghỉ việc của giáo viên vẫn cần tuân thủ theo nội dung quy định của văn bản hành chính, thông thường mẫu đơn xin nghỉ việc của giáo viên có các nội dung sau:

– Phần mở đầu mẫu đơn xin nghỉ việc của giáo viên : Quốc hiệu tiêu ngữ, ngày tháng năm làm đơn và tên đơn.

– Phần nội dung mẫu đơn xin nghỉ việc của giáo viên :

+ Chủ thể có nhu cầu xin nghỉ cần trình bày đầy đủ các thông tin cơ bản như họ tên, ngày tháng năm sinh của giáo viên xin nghỉ việc.

+ Trình độ chuyên môn, chức vụ, đơn vị công tác của giáo viên đó hiện nay.

+ Lý do xin nghỉ việc.

– Phần kết thúc mẫu đơn xin nghỉ việc của giáo viên bao gồm chữ ký của giáo viên.

Lưu ý khi các chủ thể viết mẫu đơn xin nghỉ việc cụ thể như sau:

Khi các chủ thể viết đơn xin nghỉ việc thì thông thường các chủ thể đó sẽ mang phong cách cá nhân của chính bản thân người giáo viên. Cũng chính vì vậy mà nội dung đơn từ cần sử dụng ngôn ngữ lịch sự để nhằm mục đích giúp tâm lý người đọc sẽ được thoải mái hơn trong việc ra quyết định, bên cạnh đó thì các cán bộ giáo viên cũng sẽ được đánh giá cao.

Các chủ thể cũng cần phải tuân theo hợp đồng làm việc, hợp đồng lao động để nhằm mục đích có thể bảo đảm lương và các chế độ khác, cũng như các chủ thể đó sẽ không phải bồi thường chi phí đào tạo người nghỉ việc thông báo trước trong thời gian nhất định đã được quy định, tuân thủ thời gian mà các bên đã được cam kết trước đó.

Ngoài ra khi các chủ thể làm đơn để nhằm mục đích có thể gây được thiện cảm đối với cơ sở giáo dục thì người làm đơn có thể gửi lời cảm ơn đến ban lãnh đạo của trường, đồng nghiệp và cũng sẽ có thể đề cử người thay thế phù hợp cho vị trí của mình.

5. Trình tự thủ tục xin nghỉ của giáo viên:

Theo quy định tại Điều 29 Luật Viên chức năm 2010, viên chức sẽ được nghỉ việc trong các trường hợp khi bị đơn vị sự nghiệp công lập đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc hoặc được xin nghỉ việc do bản thân chủ động đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc. Cụ thể:

– Các viên chức sẽ được nghỉ việc do đơn vị sự nghiệp công lập đơn phương chấm dứt hợp đồng:

Xem thêm  Tăng lương trong thời gian nghỉ thai sản, có được truy lĩnh?

Theo khoản 1 Điều 29 Luật Viên chức sửa đổi bổ sung bởi khoản 4 Điều 2 Luật Viên chức năm 2019 sửa đổi, các trường hợp viên chức nghỉ việc do bị đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc bao gồm các trường hợp cụ thể như sau:

+ Trường hợp các viên chức có 02 năm liên tiếp bị xếp loại chất lượng ở mức độ không hoàn thành nhiệm vụ thì sẽ bị đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc.

+ Trường hợp các viên chức bị buộc thôi việc thì sẽ bị đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc.

+ Trường hợp các viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc không xác định thời hạn bị ốm đau đã điều trị 12 tháng liên tục, theo hợp đồng làm việc xác định thời hạn bị ốm đau đã điều trị 06 tháng liên tục mà khả năng làm việc chưa hồi phục thì sẽ bị đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc.

+ Trường hợp do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác làm đơn vị sự nghiệp công lập buộc phải thu hẹp quy mô, khiến vị trí việc làm mà viên chức đang đảm nhận không còn thì sẽ bị đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc.

+ Trường hợp khi đơn vị sự nghiệp công lập chấm dứt hoạt động theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền thì sẽ bị đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc.

+ Trường hợp các viên chức không đạt yêu cầu sau thời gian tập sự thì sẽ bị đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc.

– Các viên chức sẽ được nghỉ việc do tự xin nghỉ việc:

Có nhiều nguyên nhân các viên chức sẽ được nghỉ việc do tự xin nghỉ việc. Cụ thể khi các chủ thể không được bố trí theo đúng vị trí việc làm, địa điểm làm việc; các chủ thể không được trả lương đầy đủ hoặc không được trả lương đúng thời hạn theo hợp đồng làm việc; và nhiều nguyên nhân khác.

Thời gian cần báo trước khi nghỉ việc:

Với các trường hợp được nêu cụ thể bên trên, các chủ thể là những viên chức hay đơn vị sự nghiệp công lập đều phải đáp ứng điều kiện về thời gian báo trước trước khi viên chức nghỉ việc.

Cụ thể, căn cứ vào từng trường hợp cụ thể mà thời gian báo trước của viên chức dao động từ 03 ngày hoặc 30 ngày hoặc 45 ngày.

Trong đó, viên chức sẽ có trách nhiệm phải báo trước 45 ngày nếu làm việc theo hợp đồng không xác định thời hạn muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc;  viên chức sẽ có trách nhiệm phải báo ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo hợp đồng làm việc xác định thời hạn có hoàn cảnh thật sự khó khăn không thể thực hiện theo hợp đồng.

Để được xin nghỉ việc, viên chức sẽ cần phải thực hiện theo thủ tục nêu tại khoản 3 Điều 57 Nghị định 115/2020/NĐ-CP với nội dung cụ thể như sau:

– Hồ sơ xin nghỉ việc:

Viên chức sẽ gửi thông báo bằng văn bản đến chủ thể là người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập biết ít nhất 03 ngày hoặc 30 ngày tùy vào từng trường hợp được nêu cụ thể trên.

– Thời gian giải quyết thủ tục:

Sau khi người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập nhận được văn bản đề nghị của viên chức, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập sẽ nêu ý kiến về việc đề nghị này:

+ Trong trường hợp đồng ý: Chấm dứt hợp đồng làm việc và giải quyết chế độ thôi việc cho viên chức.

+ Trong trường hợp không đồng ý: Trả lời viên chức bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Chúng ta nhận thấy rằng, nghề dạy học đã được xã hội nước ta cũng như các quốc gia trên thế giới tôn vinh, được Nhân dân quý trọng. Thầy, cô cũng chính là những người ươm mầm cho biết bao thế hệ học trò và đem đến rất nhiều các giá trị to lớn cho sự phát triển của đất nước. Việc thầy cô nghỉ việc sẽ cần tuân thủ các quy định của pháp luật về trình tự và điều kiện cụ thể. Điều này giúp đảm bảo quyền lợi của các thầy cô giáo cũng như các cơ sở giáo dục.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *