Bảo hiểm được biết đến là một hình thức dịch vụ phổ biến hiện nay, bảo hiểm đóng vai trò quan trọng trong việc ổn định về mặt kinh tế và giảm thiểu rủi ro kinh tế – xã hội. Đối tượng bảo hiểm thực chất chính là những đối tượng chịu tác động trực tiếp của rủi ro trong hợp đồng bảo hiểm.
1. Tìm hiểu về đối tượng bảo hiểm:
Ta hiểu về đối tượng bảo hiểm như sau:
Đối tượng bảo hiểm được biết đến là những đối tượng chịu rủi ro trực tiếp và các đối tượng này sẽ có quyền lợi được bảo hiểm khi xảy ra các sự kiện bảo hiểm, quy định cụ thể trong hợp đồng bảo hiểm. Mỗi loại hợp đồng bảo hiểm sẽ có một đối tượng bảo hiểm riêng cho mình. Nói chung lại, chúng ta sẽ có thể chia đối tượng bảo hiểm ra thành ba loại chính:
– Đối tượng bảo hiểm con người ( tính mạng, sức khỏe, tuổi thọ,…).
– Đối tượng bảo hiểm tài sản.
– Đối tượng bảo hiểm trách nhiệm dân sự ( mang tính đền bù vật chất).
Trên thực tế thì đối tượng bảo hiểm có nhiều loại, tùy thuộc vào hợp đồng bảo hiểm.
2. Cách xác định đối tượng bảo hiểm theo quy định pháp luật:
Đối tượng bảo hiểm con người:
Dựa theo quy định tại Điều 31 của Luật kinh doanh bảo hiểm, đối tượng hợp đồng bảo hiểm con người quy định là:
“1. Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm con người là tuổi thọ, tính mạng, sức khỏe và tai nạn con người.
2. Bên mua bảo hiểm chỉ có thể mua bảo hiểm cho những người sau đây:
a) Bản thân bên mua bảo hiểm;
b) Vợ, chồng, con, cha, mẹ của bên mua bảo hiểm;
c) Anh, chị, em ruột; người có quan hệ nuôi dưỡng và cấp dưỡng;
d) Người khác, nếu bên mua bảo hiểm có quyền lợi có thể được bảo hiểm.”
Như vậy, ta có thể hiểu đối tượng bảo hiểm con người là tính mạng, sức khỏe, thân thể con người.
Có thể rút ra rằng đối tượng bảo hiểm con người chính là thân thể, sức khỏe và tính mạng của con người. Nếu như có rủi ro xảy ra ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của các chủ thể là những người được bảo hiểm thì người được bảo hiểm hoặc người thụ hưởng hợp pháp của họ sẽ nhận được khoản tiền bảo hiểm do doanh nghiệp bảo hiểm trả. Ngược lại, chủ thể là những người ký kết hợp đồng bảo hiểm cũng có trách nhiệm nộp phí bảo hiểm đầy đủ khi đến kỳ hạn.
Hiện nay, bảo hiểm con người có thể là bảo hiểm tai nạn – bệnh tật hoặc bảo hiểm nhân thọ.
Dựa vào đối tượng của bảo hiểm thì có những căn cứ trả tiền bảo hiểm tai nạn sức khỏe con người như sau:
Căn cứ vào đối tượng có thể được bảo hiểm trong bảo hiểm con người theo quy định tại Điều 31 Luật kinh doanh bảo hiểm thì một cá nhân hoặc tổ chức có thể bảo hiểm để nhằm mục đích giúp cho quyền lợi của mình tránh bị ảnh hưởng từ việc rủi ro của người khác có liên quan trực tiếp tới quyền lợi đó thông qua một nghiệp vụ bảo hiểm con người.
Luật kinh doanh bảo hiểm không chỉ quy định chung chung đó là doanh nghiệp bảo hiểm phải trả một khoản tiền cho chủ thể là bên mua bảo hiểm như Bộ luật dân sự chỉ rõ doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho chủ thể là người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm. Chúng ta sẽ thấy rõ điều này khi nghiên cứu các quy định của hợp đồng bảo hiểm con người.
Khi rủi ro thuộc phạm vi bảo hiểm xảy ra đối với những chủ thể là các đối tượng này sẽ làm phát sinh trách nhiệm chi trả tiền bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm. Các chủ thể là những người được bảo hiểm có thể đồng thời là bên mua bảo hiểm. Nếu chủ thể là người được bảo hiểm không phải là bên mua bảo hiểm thì bên mua bảo hiểm phải có quyền lợi có thể được bảo hiểm đối với chủ thể là người được bảo hiểm. Các chủ thể là người thụ hưởng là tổ chức, cá nhân được bên mau bảo hiểm chỉ định để nhận tiền bảo hiểm. Cần lưu ý trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, không nhất thiết phải quy định rõ chủ thể là người thụ hưởng, số tiền bảo hiểm được trả là tài sản của bên mua bảo hiểm hoặc người được bảo hiểm ( tùy quy định của từng doanh nghiệp bảo hiểm).
Số tiền bảo hiểm được lựa chọn sẽ dựa trên sự thỏa thuận giữa các bên đó chính là bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, nhưng đó không phải là sự biểu hiện bằng tiền của đối tượng bảo hiểm. Số tiền bảo hiểm của hợp đồng thông thường sẽ được chia thành nhiều mức khác nhau dựa trên các yếu tố như mức thu nhập bình quân của dân cư; mức phí y tế trung bình; tình hình cạnh tranh trên thị trường của các sản phẩm bảo hiểm cùng loại nghiệp vụ; và nhiều các yếu tố khác.
Để nhằm mục đích có thể xác định trách nhiệm tối đa của các chủ thể là những người bảo hiểm trong việc chi trả tiền bảo hiểm và có cơ sở định phí cho các hợp đồng bảo hiểm con người phi nhân thọ, người bảo hiểm phải xác định được số tiền bảo hiểm của hợp đồng.
Đối tượng bảo hiểm tài sản:
Theo Điều 40 Luật kinh doanh bảo hiểm quy định nội dung sau đây:
“Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm tài sản là tài sản, bao gồm vật có thực, tiền, giấy tờ trị giá được bằng tiền và các quyền tài sản.”
Như vậy, ta nhận thấy rằng, hợp đồng bảo hiểm tài sản là loại bảo hiểm dùng để nhằm mục đích bảo hiểm cho tài sản và vật chất. Khi xảy ra những rủi ro cụ thể như mất mát hoặc thiệt hại, người bảo hiểm có trách nhiệm phải bồi thường cho người được bảo hiểm dựa trên quy định trong hợp đồng và giá trị thiệt hại trên thực tế.
3. Đối tượng bảo hiểm trách nhiệm dân sự:
Theo điều 52 của Luật kinh doanh bảo hiểm quy định về đối tượng bảo hiểm trách nhiệm dân sự cụ thể với nội dung như sau:
“Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự là trách nhiệm dân sự của người được bảo hiểm đối với người thứ ba theo quy định của pháp luật.”
Bảo hiểm trách nhiệm dân sự khi phát sinh trách nhiệm dân sự của người được bảo hiểm.
Ta nhận thấy, đối tượng bảo hiểm trách nhiệm dân sự được biết đến chính là trách nhiệm phát sinh trên các quy định trong luật dân sự. Theo đó, chủ thể là người bảo hiểm sẽ phải thay người được bảo hiểm bồi thường cho chủ thể là người thứ 3 về những thiệt hại do chủ thể là người được bảo hiểm gây ra hoặc do sự vận hành của tài sản thuộc sở hữu của người được bảo hiểm.
Một người sẽ chỉ phải chịu trách nhiệm dân sự và bồi thường khi có đủ các yếu tố như:
– Một người sẽ chỉ phải chịu trách nhiệm dân sự và bồi thường khi có hành vi gây thiệt hại trái pháp luật: bao gồm những hành vi xâm phạm tới sức khỏe, tài sản, nhân phẩm, danh dự, quyền lợi và lợi ích hợp pháp của các chủ thể khác và không phù hợp với lợi ích của pháp luật.
– Một người sẽ chỉ phải chịu trách nhiệm dân sự và bồi thường khi có xảy ra thiệt hại: trách nhiệm bồi thường được áp dụng với mục đích bồi thường một phần hoặc toàn bộ tổn thất cho người thiệt hại, vì vậy chỉ khi có thiệt hại thì người chịu trách nhiệm dân sự mới phải bồi thường. Thiệt hại bao gồm mất mát về tài sản, vật chất, sức khỏe,…
– Một người sẽ chỉ phải chịu trách nhiệm dân sự và bồi thường khi có mối quan hệ giữa thiệt hại và hành vi trái pháp luật: một người chỉ phải chịu trách nhiệm bồi thường khi những hành vi trái pháp luật của họ gây ra những thiệt hại, hay nói cách khác hành vi trái pháp luật là nguyên nhân của thiệt hại đó.
– Một người sẽ chỉ phải chịu trách nhiệm dân sự và bồi thường khi người gây thiệt hại có lỗi: thiệt hại xảy ra có thể do hành vi vô ý hoặc cố ý gây ra. Bởi vì tính chất của bảo hiểm là bảo hiểm rủi ro nên trong trường hợp lỗi do vô ý gây ra mới được bảo hiểm.
Bảo hiểm trách nhiệm dân sự có thể là bảo hiểm trách nhiệm công cộng hoặc bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp.
Bảo hiểm thực chất cho đến giai đoạn hiện nay luôn là một phần không thể thiếu trong đời sống của con người. Hy vọng qua bài viết này, bạn có thể hiểu được rõ khái niệm đối tượng bảo hiểm là gì, cũng như phân biệt các đối tượng bảo hiểm chính.
Như vậy đối tượng bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm là những đối tượng chịu tác động trực tiếp của rủi ro, có thể là con người, tài sản, trách nhiệm dân sự hay các đối tượng khác theo quy định của pháp luật.
Để lại một bình luận