Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại Đọc Ngẫm :
- Việc làm Yên Phong Bắc Ninh
- Việc làm tại Bắc Giang
- Việc làm telesales
Những người thành công trong các lĩnh vực marketing, logistics hay công nghệ thông tin thường đối mặt với nhiều sóng gió. Vậy những sóng gió đó là gì? Thời gian thử việc là quãng thời gian đánh giá nhân viên mà sếp của bạn có thể sa thải bạn vào bất cứ lúc nào và không cần phải đưa ra lý do. Trong thời gian này, bạn sẽ được hưởng rất ít quyền lợi, gần như là không có gì và mức lương cũng thấp. Nếu bạn muốn được nhận vào làm việc chính thức và lâu dài ở công ty, bạn cần phải thể hiện tốt khả năng của mình trong giai đoạn thử việc này. Dưới đây là những bí kíp giúp bạn có thể vượt qua giai đoạn thử việc này một cách xuất sắc:
Nếu bạn muốn được nhận vào làm việc chính thức và lâu dài ở công ty, bạn cần phải thể hiện tốt khả năng của mình trong giai đoạn thử việc này. Dưới đây là những bí kíp giúp bạn có thể vượt qua giai đoạn thử việc này một cách xuất sắc:
Làm việc như một nhân viên chính thức
Các sếp luôn muốn sự ổn định và lâu dài ở nhân viên. Một nhân viên luôn làm việc dở dang, nghỉ làm với nhiều lý do sẽ khiến sếp cảm thấy lo lắng. Hơn nữa, bạn không nên cho rằng vì bạn là nhân viên mới nên không có nhiều kinh nghiệm làm việc, mắc sai lầm cũng là chuyện bình thường. Thay vào đó, hãy tự coi mình là một nhân viên chính thức và làm việc nhiệt tình với tinh thần trách nhiệm cao.
Hoàn thành công việc được giao đúng thời hạn, chỉ hứa và cam kết với sếp những điều bạn có thể làm được. Có như vậy, sếp sẽ tôn trọng lời nói của bạn và cơ hội được nhận vào làm việc lâu dài tại công ty sẽ mở rộng hơn với bạn.
Nắm bắt được những yêu cầu của công việc
Hiệu quả công việc mà bạn đạt được là yếu tố quan trọng giúp bạn có được nhận vào làm việc lâu dài ở công ty hay không. Có thể bạn được sếp nhận vào làm việc do tính cách hoặc kinh nghiệm làm việc trước kia của bạn, nhưng để được làm việc lâu dài ở công ty, bạn cần phải thể hiện được năng lực và hiệu suất làm việc của mình. Muốn làm được điều này, trước hết bạn phải hiểu rõ yêu cầu của công việc và của sếp.
Khi bạn được giao làm một công việc nào đó, hãy yêu cầu sếp mô tả nhiệm vụ đó một cách cụ thể. Từ đó, áp dụng những kỹ năng và kiến thức của bản thân để hoàn thành công việc được giao. Hãy thể hiện bạn là một nhân viên linh hoạt và có những kỹ năng mà sếp cần.
Hiểu rõ về công ty
Nhiều ứng viên đã bỏ việc trước khi thời gian thử việc kết thúc bởi vì họ không hiểu rõ về sếp và công ty. Vì vậy, nếu không muốn giống họ, trong thời gian thử việc này, bạn hãy tìm hiểu rõ về công ty và quyết định liệu công ty có phù hợp với bạn hay không.
Dành thời gian để tìm hiểu về công ty. Công ty sản xuất sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ gì? Công ty làm ăn có phát đạt không? Mức lương công ty trả cho nhân viên có thoả đáng và cao không? Trong quá trình tìm hiểu, bạn cũng có thể hỏi đồng nghiệp hoặc yêu cầu sếp giải thích rõ hơn mọi điều. Tránh hỏi sếp những câu hỏi cá nhân kiểu như: “Lương của sếp là bao nhiêu vậy?” Hiểu rõ công ty giúp bạn biết được vị trí và quyền lợi của bạn trong công ty.
Quan hệ tốt với sếp
Sếp là người quan trọng nhất quyết định bạn có được ở lại làm việc ở công ty hay không. Vì vậy, bạn cần phải biết cách tạo mối quan hệ tốt với sếp. Hãy luôn chân thành và tôn trọng sếp.
Chào sếp mỗi khi gặp và tập trung vào mọi điều sếp nói. Hơn nữa, bạn nên thường xuyên hỏi sếp về công việc, luôn lắng nghe và ghi nhớ những chỉ dẫn mà sếp đưa ra. Bạn cũng có thể xin lời khuyên, ý kiến của sếp về cách làm việc của bạn. Ngoài ra, đừng ngại nói chuyện với sếp về những câu chuyện riêng tư, không liên quan đến công việc. Hiểu biết về con người và tính cách của sếp sẽ giúp bạn làm việc thuận lợi và thoải mái.
Kết thân với đồng nghiệp
Bạn có thể rất thông minh, có kỹ năng tốt và làm việc chăm chỉ. Tuy nhiên, những điều kiện đó vẫn chưa đủ để bạn được nhận vào làm việc tại công ty. Ngoài những yếu tố này, bạn cần phải có mối quan hệ tốt với đông nghiệp xung quanh. Họ có thể là yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của sếp về việc có nhận bạn hay không. Nếu bạn có mối quan hệ xấu với họ, trước sau gì bạn cũng không thể làm việc lâu dài trong công ty.
Hãy tỏ ra thân thiện, nhiệt tình và quan tâm đến đồng nghiệp xung quanh. Luôn lịch sự, nhã nhặn khi nói chuyện với họ. Không nên nói xấu sau lưng đồng nghiệp. Khi bạn mắc phải sai lầm, hãy nhờ đồng nghiệp giúp đỡ và góp ý để bạn rút kinh nghiệm sau này.
Ngoài ra, nếu công ty hoặc đồng nghiệp tổ chức những buổi liên hoan, ăn uống ngoài giờ làm việc, hãy cố gắng thu xếp thời gian tham gia vào các hoạt động đó. Những buổi liên hoan, dã ngoại là cơ hội tốt cho bạn hoà đồng và thân thiết hơn với đồng nghiệp.
Đừng để sếp có lý do đuổi việc bạn
Trong thời gian thử việc, bạn có thể bị đuổi việc mà không cần phải có lý do. Vì vậy, trong thời gian này, hãy thể hiện bản thân thật tốt, đừng để cho sếp có cớ để đuổi việc bạn. Hãy tránh xa những biểu hiện sau: đi làm muộn, nghỉ trưa quá giờ, gây phiền toái cho mọi người… Tất cả những biểu hiện này sẽ dễ dàng khiến bạn mất việc.
Ngoài ra, trong công việc, bạn nên tỏ ra tích cực và chuyên nghiệp. Sếp rất thích những nhân viên như vậy.
Một điều tối kỵ trong giai đoạn này là bạn không nên xin nghỉ quá nhiều. Vì vậy, bạn cần phải giữ gìn sức khoẻ để không bị ốm. Bạn chỉ nên xin nghỉ khi thật sự có công việc cần.
Để lại một bình luận