“Lãnh đạo hiệu quả không phải như là thực hiện một bài phát biểu, nó được xác định bởi kết quả chứ không phải thái độ” Peter F. Drucker.
Xây dựng đạo đức và động lực cho nhân viên tại nơi làm việc
Bạn có thể tạo nên hoặc phá hỏng một ngày làm việc của nhân viên. Điều này phụ thuộc vào sự lựa chọn của bạn. Cao hơn cả là những quyết định của từng cá nhân về việc họ có thích công việc của họ không, bạn chính là yếu tố quan trọng nhất đối với vấn đề đạo đức và động lực cho nhân viên tại nơi làm việc. Với lời nói, cử chỉ của mình và cách thể hịên qua nét mặt với tư cách như là một người quản lý, giám sát hay lãnh đạo, bạn cho họ biết quan điểm về giá trị của họ.
Cảm thấy được người quản lý quý trọng tại nơi làm việc là mấu chốt của động lực và đạo đức cao độ của nhân viên. Mọi người cảm thấy được quý trọng qua sự ham thích công việc, mức lương cạch tranh, cơ hội đào tạo, tiến bộ và cảm giác được hiện diện trong thông tin mới nhất. Xây dựng đạo đức và động lực cho nhân viên là một công việc vừa rất thử thách vừa cực kỳ đơn giản.
Nó yêu cầu bạn phải hàng ngày chú ý đến những khía cạnh đầy ý nghĩa sâu sắc mà bạn tác động lên cuộc sống tại nơi làm việc.
Đến chỗ làm là bạn đã khởi đầu nhịp độ một ngày làm việc
Đây là bức hình ngài Gắt Gỏng và Căng Thẳng. Ông ta đến chỗ làm với cái cau mày. Ngôn ngữ, cử chỉ của ông ta cho biết ông ta “làm việc quá tải” và không vui vẻ. Ông ta chuyển động chậm chạp và đối xử với người đầu tiên chạm trán với ông ta một cách xấc xược. Chỉ cần vài phút là cả nơi làm việc hiểu ý ông ta: tránh xa ngài Gắt Gỏng và Căng Thẳng nếu không muốn làm hỏng buổi sáng đẹp trời này.
Việc bạn tới nơi làm việc và cách xử sự của bạn trong vài phút đầu đối với nhân viên có tác động rất lớn lên đạo đức và động lực làm việc tích cực của nhân viên. Hãy bắt đầu một ngày làm việc mới một cách đúng đắn: Mỉm cười. Đi lại tự tin và đĩnh đạc. Đi quanh nơi làm việc và chào mọi người. Hãy chia sẻ mục tiêu và mong muốn trong ngày. Hãy để nhân viên biết rằng hôm nay sẽ là một ngày tốt lành. Ngày đó bắt đầu với bạn. Bạn có thể tạo ra một ngày tốt đẹp cho nhân viên.
Sử dụng những từ đơn giản, có sức mạnh và có tính khích lệ
Một giám sát viên có nhiều kinh nghiệm nói rằng cô được mọi người trong công ty biết đến vì rất nhiều nhân viên muốn làm việc cùng ca với cô ta. Trả lời câu hỏi tại sao như vậy, cô nói một phần làm nên sự thành công đó là do cô yêu thích và tôn trọng mọi người. Cô sử dụng những từ ngữ đơn giản, có sức mạnh và có tính khích lệ để bày tỏ rằng cô ấy rất quý trọng mọi người.Cô nói những câu từ như “làm ơn”, “cảm ơn” và “bạn đang làm rất tốt đấy”. Mức độ thường xuyên mà bạn sử dụng những câu từ như trên khi giao tiếp với nhân viên là thế nào? Bạn có thể tạo cho họ một ngày làm việc với tinh thần thoải mái không?
Phải chắc chắn rằng mọi người đều biết điều bạn đang mong đợi
Trong cuốn sách “Tại sao nhân viên không làm việc mà họ đáng phải làm và phải làm gì với vấn đề đó?”, Ferdinand Fournies cho rằng những người giám sát thường gặp thất bại trong việc đưa ra những mong đợi rõ ràng.Họ cho rằng mình đã nói rõ ràng về mục tiêu công việc. các con số cần thiết, thời hạn báo cáo và các yêu cầu, nhưng nhân viên thì lại hiểu khác, hoặc có thể là các yêu cầu thay đổi giữa chừng trong ngày, trong công việc hoặc là trong dự án.
Trong khi truyền đạt những mong đợi mới – thường là một cách nghèo nàn – thì lý do cho sự thay đổi hoặc hoàn cảnh cho sự thay đổi đó ít khi được đưa ra thảo luận. Điều này dẫn tới việc các nhân viên nghĩ rằng các lãnh đạo công ty không biết họ đang làm gì. Do đó khó mà có thể tạo dựng được cảm giác tự tin và tinh thần xây dựng.
Đây là tin không tốt cho tinh thần và động lực làm việc của nhân viên. Hãy chắc rằng bạn nhận được phản hồi từ nhân viên để biết rằng nhân viên đó nắm rõ yêu cầu của bạn. Hãy chia sẻ mục tiêu và lý do cho nhiệm vụ hoặc dự án nào đó.
Trong các nhà máy, bạn không nên nhấn mạnh đến yêu cầu số lượng nếu muốn có những sản phẩm hoàn thiện một cách nhanh chóng. Nếu như bạn có thay đổi giữa chừng một nhiệm vụ hay dự án thì hãy nói cho họ tất cả những gì bạn biết. Bạn có thể tạo ra một ngày làm việc tốt cho họ.
Luôn luôn đưa ra những phản hồi
Theo các quản trị viên, yếu tố tạo dựng tinh thần và động lực trong công việc cho họ đầu tiên chính là việc hiểu làm công việc của mình như thế nào. Các nhân viên của bạn cũng cần những thông tin tương tự. Họ muốn biết khi nào họ hoàn thành tốt công việc và khi nào bạn không hài lòng với kết quả làm việc của họ.
Họ cần thông tin đó càng nhanh càng tốt cùng với từng sự kiện. Họ cần làm việc với bạn để chắc chắn rằng bạn có phản hồi. Bạn sẽ ngạc nhiên về hiệu quả của công cụ này trong việc tạo ra tinh thần và động lực cho nhân viên. Bạn có thể tạo ra một ngày làm việc tốt cho họ.
Mọi người cần những kết quả lạc quan nhưng không phải là quá lạc quan.
Hãy luôn cùng nhau có những phản hồi, nhân viên cần được khen thưởng và ghi nhận những đóng góp tích cực của họ. Một công ty đã thực hiện quá trình có tên là “cảm ơn”, trong đó các giám sát viên ghi nhận sự đóng góp của từng nhân viên thông qua những lời viết trên card và những món quà nhỏ cho công việc, tất cả đều cho kết quả cao hơn và nằm ngoài sự mong đợi.
Nhân viên cần một hệ thống kỷ luật tiến bộ, có quản lý chặt chẽ khi họ làm việc không hiệu quả.
Tinh thần và động lực của những nhân viên có đóng góp nhiều nhất đang lâm nguy. Không gì tác động xấu đến tinh thần và động lực tích cực của nhân viên hơn là những vấn đề không được chỉ ra hoặc chỉ ra một cách không nhất quán. Nếu người giám sát tự ý hành động thì sao – có thể bạn đang suy nghĩ về vần đề này.
Hành động đó có thể được chấp nhận nhưng với điều kiện là phải nhất quán. Mọi người cần biết họ có thể mong đợi gì từ bạn. Trong mối quan hệ với nhân viên, bạn nên ghi nhớ câu nói sau: ” Nếu bạn lừa tôi một lần thì bạn đáng xấu hổ. Nếu bạn lừa tôi hai lần thì tôi thật đáng xầu hổ”. Bạn có thể tạo ra một ngày làm việc tốt cho họ.
Để lại một bình luận