Dựa vào mục đích sử dụng của từng loại đất mà pháp luật hiện nay phân chia đất đai thành nhiều loại khác nhau, từ đây, mỗi loại đất sẽ có từng ký hiệu riêng. Vậy DKV là đất gì? Cùng docngam.com tìm hiểu thông tin về đất DKV ngay sau đây:
I. Tìm hiểu về đất DKV tại Việt Nam
1. Đất DKV là gì?
DKV là ký hiệu của loại đất khu vui chơi giải trí, công cộng. Theo luật đất đai 2013 quy định, DKV thuộc nhóm đất phi nông nghiệp, được sử dụng với mục đích xây dựng các công trình hoặc không có công trình nhưng xác định được khu đất đó phục vụ vào hoạt động vui chơi giải trí như vườn hoa, bãi tắm, khu vui chơi giải trí công cộng khác (trừ rạp chiếu phim, rạp xiếc, các dịch vụ trò chơi khác,…).
>>> Xem thêm: Đất ODT là gì? Những quy định khi sử dụng đất ODT cần biết
2. Xây nhà trên đất DKV được không?
2.1 Quy định
Khoản 1 điều 6 luật Đất đai 2013 quy định, nguyên tắc sử dụng đất phải đúng mục đích. Do vậy, không thể xây dựng nhà trên đất khu vui chơi giải trí, công cộng trên đất DKV.
Trường hợp có nhu cầu xây dựng nhà ở trên đất DKV, người sở hữu cần phải tiến hành chuyển đổi mục đích sử dụng đất tại Cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2.2 Xử lý quy phạm
Nếu cố tình xây dựng nhà ở trên đất DKV, khi chưa có sự đồng ý của Cơ quan có thẩm quyền, người vi phạm sẽ bị xử phạt theo quy định ở khoản 2, 3 điều 7 NĐ số 102/2014/NĐ – CP như sau:
- Với diện tích đất dưới 5 ha, phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng
- Với diện tích đất từ 5 – 10 ha, phạt tiền từ 20 – 30 triệu đồng.
- Với diện tích đất > 10 ha, phạt tiền từ 30 – 50 triệu đồng.
Ngoài ra, người vi phạm buộc phải khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.
3. Khu vực tập trung đất DKV chủ yếu tại Việt Nam
Đất DKV – đất khu vui chơi giải trí công cộng là một loại hình bất động sản được nhiều nhà đầu tư quan tâm tại nước ta và chủ yếu tập trung ở Phú Quốc – địa điểm du lịch hấp dẫn nhất nhì Việt Nam hiện nay.
Theo bản đồ quy hoạch 486 ở Phú Quốc, đất DKV tập trung chủ yếu ở các khu vực như đường Cửa Lấp Suối Mây phía sân bay, đường Bào và trục đường DT 46,…
4. Thời hạn sử dụng đất DKV
DKV là đất có thời hạn sử dụng không quá 50 năm theo quy định tại điều 126 luật Đất đai.
II. 4 bước để chuyển đổi đất DKV thành đất ở
Để xây dựng nhà ở trên đất DKV, chủ sở hữu cần phải thực hiện thủ tục xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Cụ thể như sau:
1. Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Thủ tục chuyển đổi đất DKV sang đất ở cần chuẩn bị hồ sơ với các loại giấy tờ sau theo đúng quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 30/2014/TT-BTNMT:
- Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất.
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
2. Bước 2: Nộp hồ sơ
Hồ sơ chuyển đổi đất DKV sang đất ở sẽ được nộp tại phòng Tài nguyên và môi trường.
3. Bước 3: Tiếp nhận và xử lý
Trường hợp hồ sơ chưa đủ hoặc không hợp lệ, cơ quan tiếp nhận sẽ thông báo và hướng dẫn người nộp bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định trong thời gian không quá 3 ngày.
Trường hợp hồ sơ hợp lệ, phòng Tài nguyên và Môi trường sẽ thực hiện thẩm tra hồ sơ; xác minh thực địa cùng thẩm định nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất. Sau đó, người sử dụng đất sẽ được hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định pháp luật. Phòng Tài nguyên và Môi trường sẽ trình UBND cấp huyện để quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng. Cơ sở dữ liệu đất đai và hồ sơ địa chính sẽ được cập nhật và chỉnh lý. Cuối cùng, người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính để kết thúc quá trình giải quyết hồ sơ.
4. Bước 4: Trả kết quả
Kết quả được trả tại phòng Tài nguyên và môi trường. Thời gian trả kết quả không quá 14 ngày kể từ ngày tiếp nhận, riêng đối với những địa điểm như vùng núi, vùng sâu vùng xa, khu vực hải đảo không được quá 25 ngày.
>>> Xem thêm: Đất TMD là gì? Những Quy Định Và Điều Kiện Quy Hoạch Quan Trọng Về Sử Dụng Đất
III. Vấn đề bồi thường khi đất DKV bị thu hồi
Đất khu vui chơi, giải trí công cộng DKV nếu thuộc diện thu hồi do quy hoạch thì sẽ được nhận bồi thường theo đúng quy định của pháp luật.
1. Các trường hợp đất DKV bị thu hồi
Khoản 1, Điều 16 Luật đất đai 2013, đất DKV phục vụ cho mục đích vui chơi, giải trí công cộng sẽ bị Nhà nước thu hồi khi:
- Đất DKV vướng phải các quy phạm về luật đất đai thì sẽ bị thu hồi ngay lập tức;
- Đất DKV sẽ bị thu hồi vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng; các chính sách phát triển kinh tế – xã hội, các mục đích quốc phòng, an ninh.
- Đất DKV bị thu hồi nếu người chủ sở hữu tự nguyện trả lại, chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật hoặc có nguy cơ đe dọa đến tính mạng con người.
Tham khảo ngay những tin đăng mua bán nhà đất uy tín, giá tốt, vị trí đẹp
2. Các trường hợp đất DKV bị thu hồi không được bồi thường
Nhà nước giao quyền sử dụng đất DKV cho cá nhân, tổ chức mà không thu tiền sử dụng đất:
- Nhà nước giao quyền sử dụng đất DKV cho tổ chức thuộc diện có thu tiền sử dụng đất nhưng được miễn;
- Nhà nước giao đất DKV cho tổ chức để quản lý;
- Nhà nước cho thuê đất DKV dưới hình thức trả tiền thuê hàng năm hoặc một lần trong suốt thời hạn thuê nhưng được miễn;
- Đất DKV được giao, cho thuê không đúng đối tượng, không đúng thẩm quyền theo quy định của pháp luật và Nhà nước;
- Nhà nước giao, cho thuê quyền sử dụng đất DKV có thời hạn nhưng không được gia hạn;
- Nhà nước giao, cho thuê quyền sử dụng đất DKV cho các tổ chức, doanh nghiệp để thực hiện những dự án đầu tư, tuy nhiên các dự án không đưa đất vào sử dụng đúng tiến độ, chậm tiến độ quá 24 tháng hoặc đất DKV không được sử dụng trong vòng 12 tháng liên tục. Nếu không muốn bị thu hồi quyền sử dụng đất DKV trong trường hợp này, chủ đầu tư dự án cần làm đơn xin gia hạn sử dụng tối đa 24 tháng và nộp khoản tiền chậm tiến độ.
- Người sử dụng đất DKV vi phạm quy định của Nhà nước về sử dụng đất đúng mục đích một cách nghiêm trọng, cố tình vi phạm lặp đi lặp lại nhiều lần;
- Người sử dụng đất DKV có hành vi cố ý hủy hoại đất;
- Người sử dụng đất DKV tự nguyện trao trả quyền sử dụng đất DKV cho Nhà nước;
- Người được Nhà nước giao đất DKV để quản lý nhưng lại thiếu trách nhiệm, để đất bị lấn chiếm;
- Người sử dụng đất DKV cố ý không thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật, đã bị xử phạt hành chính nhiều lần nhưng vẫn tiếp tục vi phạm;
- Tổ chức được Nhà nước giao đất và thu tiền sử dụng đất nhưng tổ chức đó bị cắt giảm, giải thể, phá sản, chuyển đi nơi khác hoặc không có nhu cầu tiếp tục sử dụng đất;
- Cá nhân được Nhà nước giao đất và thu tiền sử dụng đất đã mất nhưng không có người thừa kế đất theo đúng quy định pháp luật.
IV. Kết luận
Hy vọng những thông tin mà docngam.com cung cấp về DKV là đất gì sẽ giúp ích cho bạn. Đừng quên theo dõi website docngam.com để cập nhật thêm nhiều kiến thức hữu ích liên quan đến mua bán nhà đất bạn nhé.
>> Xem thêm:
- Ký hiệu đất ĐM là gì? 6 căn cứ pháp luật phân loại đất mà bạn chưa biết
- Đất 03 và những thông tin quan trọng cần biết về loại đất này
Để lại một bình luận