Ngày càng có nhiều học sinh và cha mẹ quan tâm đến việc chọn trường lớp cho học sinh theo học. Điều này không chỉ đúng với học sinh ở độ tuổi đại học, sau đại học, mà còn đúng ngay cả với học sinh ở bậc phổ thông. Mỗi học sinh đều có ít nhất một năng lực (năng khiếu) nhất định, việc chọn trường sao cho học sinh có thể bộc lộ được năng lực này, phát triển và hoàn thiện nó một cách tốt nhất là vô cùng quan trọng. Có thể coi việc đầu tư vào giáo dục cho học sinh là một trong những quyết định đầu tư quan trọng nhất của một gia đình cả về mặt tài chính lẫn xã hội. Cá nhân học sinh sai này có thành đạt không, có thể sống một cách hạnh phúc không, họ có thể trở thành những con người có ích cho xã hội không cũng phục thuộc rất nhiều vào quyết định này. Có nhiều khuynh hướng trong việc ra các quyết định quan trọng này. Có gia đình mà cha mẹ yêu cầu con cái đi theo đường cha mẹ vạch ra với lý luận là cha mẹ có kinh nghiệm và đương nhiên phải chọn điều tốt nhất cho con, vậy họ phải chọn điều tốt nhất cho con cái họ. xu hướng thứ hai là cha mẹ lại cho rằng con cái cần phải tự quyết định lấy tương lai của bản thân mình, họ cho con cái họ quyền tự quyết định trường lớp, các khoá học, chỉ có trách nhiệm cung cấp tài chính cho chúng. Xu hướng thứ ba có lẽ trung hoà hơn: cha mẹ với kinh nghiệm, vốn sống và kiến thức của mình sẽ cùng tham gia với con cái trong việc thu thập thông tin, cùng bàn bạc và thảo luận với con cái, nhưng chỉ có tư cách như người hướng dẫn. Học sinh sẽ tự quyết định bản thân mình muốn gì và tự quyết định bản thân mình muốn gì và tự quyết định con đường đi của mình. Đương nhiên, theo cách đi này thì cha mẹ phải đầu tư một lượng thời gian nhất định cho con cái mình, điều này cũng hoàn toàn cần thiết.
Trong điều kiện hiện nay, nhất là tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, Đà Nẵng… để làm được điều này cũng không phải là khó lắm. Có khi một số cha mẹ và học sinh còn cảm thấy bị quá tải khi dự các cuộc triển lãm và hội thảo giáo dục.. Thực ra, với những ai biết mình tìm kiếm điều gì ở các trường học thì đây là cơ hội tốt nhất và cách thu thập thông tin nhanh nhất, hiệu quả nhất. Đương nhiên, điều này chỉ đúng khi đã có một “danh mục những tiêu chuẩn” mà bạn muốn khi theo học tại một trường nào đó.
Quan niệm về dạy học trên toàn cầu hiện nay đã và đang thay đổi mang tính triết lý. Trước đây, học sinh và sinh viên theo học tại một trường đại học và cao đẳng với mục đích phải thi đậu, phải thoả mãn các điều kiện của nhà trường đề ra, sao cho cuối khoá học phải lấy cho bằng được cái bằng. Vì vậy, điều kiện nhập học mà trường đòi hỏi học sinh phải đáp ứng là điều kiện và tiêu chuẩn mà học sinh và cha mẹ nhìn vào để quyết định khi chọn trường. Ngày nay, bên cạnh những yêu cầu của nhà trường với học sinh, thì học sinh cũng muốn biết trường sẽ cho họ cái gì, cả kiến thức về chuyên môn lẫn kinh nghiệm sống. Vì vậy quá trình tuyển sinh sẽ bao gồm nhà trường và bản thân sinh viên. Trong quá trình tuyển sinh, nhà trường kiểm tra xem sinh viên có hội tụ đủ các điều kiện để theo học một cách thành công vác khoá học của trường không, còn sinh viên phải nhìn vào những hoàn cảnh và điều kiện của trường xem liệu mình có nên theo học tại trường không và sẽ thu được gì ở cuối khoá học ngoài tấm bằng. Đứng trên phương diện của cha mẹ và học sinh, đâu là những điều kiện mà bạn cần phải tìm hiểu, cân nhắc, đánh giá giữa các trường trước khi đi đến sự lựa chọn cuối cùng?
Trường đại học đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong việc hình thành nhân cách của sinh viên trước khi họ thực sự bước vào cuộc sống xã hội. Vì vậy cuộc sống của sinh viên ngoài lớp học cũng đóng một vai trò quan trọng không kém các giờ học trên giảng đường. Ngày nay, các trường đại học trên thế giới đã ý thức được tầm quan trọng của cuộc sống sinh viên (student service, student affairs). Tại phòng dịch vụ sinh viên, toàn bộ cuộc sống của sinh viên sẽ được quan tâm và chăm sóc. Các trường đại học đều cho rằng sinh viên sẽ được quan tâm và chăm sóc. Các trường đại học đều cho rằng sinh viên không thể học tốt, không thể phát triển và phát huy hết năng lực sẵn có của mình nếu học không thấy thoải mái và hạnh phúc trong cuộc sống ngoài giảng đường. Cuộc sống ngoài giảng đường của sinh viên sẽ giúp họ học cách học tập, lãnh đạo, cách đối nhân xử thế trong xã hội, cách yêu thương, cách tuân thủ pháp luật, cách cho và cách nhận trong xã hội … Một sinh viên khi tốt nghiệp sẽ phải học được toàn bộ điều này ngoài những kiến thức và kỹ năng chuyên môn. vậy khi chọn trường, bạn hãy tìm hiểu về:
- Mục tiêu và những dự định: bạn cần phải biết trường đại học đặt những tiêu chuẩn gì để phấn đấu và thực hiện? Sinh viên của trường sau khi tốt nghiệp sẽ đạt những tiêu chuẩn gì? Tỷ lệ thành công và các công việc của các cựu sinh viên của trường? Sinh viên khi tốt nghiệp có những kinh nghiệm và cuộc sống thời sinh viển ra sao? Trường có thực sự quan tâm đến dự định trong tương lai của sinh viên và có giúp họ trang bị các kiến thức và kỹ năng để biến các dự định đó thành hiện thực không? đấy là những tiêu chuẩn mà bạn thực sự cần tìm hiểu về ngôi trường mà bạn sắp chinh. Ngoài ra, tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp trên số sinh viên nhập học cũng cho bạn khá nhiều thông tin về trường.
- Được công nhận (Accreditation): Một trong những tiêu chuẩn khi tìm hiểu ngôi trường mà bạn muốn theo là trường đó có được công nhận không (accredited)? Đã có những tổ chức kiểm định chuyên nghiệp làm thay cho bạn việc đánh giá, tại sao bạn không sử dung kết quả của họ? chỉ cần tìm hiểu xem tiêu chí đánh giá của họ có phù hợp với các tiêu chí mà bạn đề ra không.
- Quan hệ với sinh viên và cơ hội học tập, rèn luyện các kỹ năng lãnh đạo: Mối quan hệ với sinh viên trong trường đại học sẽ nói lên rất nhiều thông tin về trường. Những thông tin về câu lạc bộ sinh viên, hội sinh viên, các tạp chí sinh viên, sự đóng góp của sinh viên trong các hoạt động xã hội cũng như nghiên cứu của trường sẽ cho bạn biết thêm rất nhiều thông tin. Trong xã hội phát triển hiện nay, việc phát triển các kỹ năng lãnh đạo và rèn luyện nó là một trong các tiêu chí giúp bạn thành công trong cuộc sống sau này. Hãy tìm hiểu thông tin về các hoạt động của sinh viên trong và ngoài lớp học. tìm hiểu thêm sinh viên trong trường đóng góp gì trong các hoạt động nghiên cứu của trường. Bạn phải tự đặt câu hỏi liệu bạn có thích hợp và thích sống trong môi trường như vậy không?
- Sự an toàn: Sau cùng, các trường đại học cần quan tâm đến cuộc sống của sinh viên, kể cả vác vấn đề về an toàn xã hội, vấn đề tâm lý, vấn đề ma tuý … Hãy tìm hiểu về an ninh trong trường và các biện pháp an ninh trong trường và các biện pháp giữ an ninh của trường.
Tóm lại: hãy xác định và trả lời các câu hỏi: Bạn là ai? Bạn muốn đi về đâu? Bạn muốn đi đến đích bằng con đường nào?
Và hãy ghi nhớ rằng: Trường đại học là dành cho sinh viên. Những trường đại học xuất sắc là những trường đại học coi sinh viên của mình như những đối tác thực sự trong môi trường học tập và nghiên cứu.
Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại Đọc Ngẫm :
- Freelancer
- Lương BIBICA
- Vietcombank tuyển dụng
Để lại một bình luận