Củng cố kỹ năng lãnh đạo: Làm thế nào bây giờ?

Củng cố kỹ năng lãnh đạo: Làm thế nào bây giờ?
0 Shares


Đã bao giờ bạn nghe thấy ai đó nói rằng: “Thực sự là, tôi phải thừa nhận rằng tôi nghĩ là tôi thật kém cỏi trong việc điều hành những người khác. Cả nhóm ghét tôi và tôi không thể thực hiện được công việc của mình”.

Câu trả lời là không, tất nhiên là như vậy. Không ai lại nói ra điều này, hoặc là bởi vì họ không tin vào nó, hoặc là bởi vì họ không muốn để người khác thấy mình bất tài. Không may thay, một nghiên cứu cho chúng ta thấy rằng có rất ít nhà lãnh đạo tài ba được nhìn nhận trong quan điểm của các nhân viên.

Vậy chúng ta phải làm gì với hai cách nhìn nhận này? Có thể là ít nhất, chúng ta đều tự nhận thấy rằng có một lý do cho việc cải thiện cách mà chúng ta dẫn dắt người khác. Nhưng đó không phải là dạng kỹ năng giúp chúng ta dễ dàng làm đúng 100% mọi việc, ở mọi lúc, mọi nơi. Có thể chỉ là do chúng ta không biết rõ cần phải cải thiện điều gì, vậy dưới đây là 10 cách để bạn bắt đầu:

1. Có một bản danh sách kiểm tra tình hình thực tế

Tìm hiểu xem mọi người nghĩ gì về phong cách lãnh đạo của bạn. Đây là một biện pháp hữu hiệu nhất để điều hành sự thay đổi. Sau khi sử dụng các bản điều tra tại nơi mà bạn nhận được phản hồi, những người đồng nhiệm và nhà quản lý đưa cho bạn một số thông tin khác về những đề tài đôi khi không dễ nắm bắt. Sử dụng một công cụ hoặc cái gì đó đơn giản để làm cho cả nhóm của bạn biết rằng bạn đang tìm kiếm phản hồi từ họ nhằm cải thiện phong cách của chính bạn.

Nhóm của bạn có thể không cảm thấy an toàn khi đưa ra phản hồi nếu như họ tin rằng bạn sẽ sử dụng chúng để chống lại họ, hoặc trở nên bảo vệ những gì mà họ nói. Bạn phải tạo ra một môi trường “an toàn” để họ cảm thấy thoải mái khi cởi mở và chân thành với bạn.

2. Đừng sử dụng quyền lực từ vị trí của bạn để khiến mọi việc được thực hiện

Nếu như mọi người hỏi tại sao nhiều việc được thực hiện, hoặc nghi ngờ về tính logic của các quyết định, đừng bao giờ đưa địa vị của bạn vào trong câu trả lời. Một yếu tố vô cùng quan trọng tạo nên khả năng lãnh đạo thành công chính là có được sự tham gia của nhóm và đồng nghiệp của bạn.

Bạn đừng khiến mọi người tham gia bằng cách nói với họ rằng quyết định là đúng đắn chỉ bởi vì bạn là ông chủ và bạn đã quyết như vậy. Nhóm của bạn có thể không phải lúc nào cũng đồng ý với những gì đang được thực hiện, nhưng họ dường như sẽ tôn trọng bạn hơn nếu như bạn dành thời gian để giải thích cơ sở mà bạn cho là hợp lý.

Xem thêm  Mẫu CV tiếng Việt, Cách viết CV ấn tượng, chuyên nghiệp, đơn giản

3. Đừng coi các nhân viên như là những thứ cần để điều khiển hoặc quản lý

Thay vì thế, hãy đưa cho họ quyền rộng hơn để hành động và đưa ra quyết định. Sự tin cậy là một yếu tố có tính chất sống còn đối với việc lãnh đạo. Nếu bạn không tin là các nhân viên thực hiện tốt công việc của họ, thì cần hiểu rằng: hoặc là bạn đã có những người không phù hợp với vị trí đó, hoặc là bạn có những người phù hợp nhưng lại không đào tạo họ đầy đủ. Hãy để họ làm những gì mà họ có mặt ở đó để thực hiện và đừng săm soi sau lưng họ mọi lúc mọi nơi.

4. Lắng nghe, lắng nghe và lắng nghe

Nếu như có một người nào đó không vui hoặc bực tức trong công việc của bạn, bạn có thể nghĩ rằng tại một số thời điểm họ đã cố gắng nói với bạn rằng vấn đề là gì. Dường như bạn đã không lắng nghe (hoặc không muốn lắng nghe), hoặc có thể phản ứng đầu tiên của bạn khiến cho người đó băn khoăn về việc đã nói với bạn về vấn đề đó. Biết cách lắng nghe thực sự là một trong những kỹ năng lớn nhất để phát triển bất kể vai trò của bạn là gì. Một người biết cách lắng nghe là người biết quan tâm một cách chân thành, thấu cảm sự truyền đạt, và muốn tìm hiểu xem điều gì nằm sau cuộc đối thoại. Lãnh đạo vĩ đại là thiên tài trong việc lắng nghe – và điều này không hề có ngoại lệ.

5. Ngừng đưa ra các giải pháp

Các nhà quản lý thường đạt được các vị trí của mình sau khi ở vị trí các chuyên gia về mặt chuyên môn, và do đó, họ sẽ có quan điểm hoặc cách nhìn về việc: làm thế nào để “cố định” các tình huống hoặc các vấn đề. Họ tin rằng nói cho ai đó những gì cần làm, hoặc tự nhà quản lý làm sẽ nhanh hơn là đem lại cho các nhân viên một cơ hội để tìm ra vấn để. Bằng cách luôn đem lại các câu trả lời, các nhà quản lý đã “tước” đi của các nhân viên cơ hội học hỏi và bắt kịp với những cách thức khác (và có thể là tốt hơn) trong khi thực hiện công việc.

6. Luôn luôn xây dựng – luôn luôn!

Xem thêm  Sáu giải pháp tiếp thị bằng email

Các kỹ năng về ngôn ngữ và truyền thông tách lãnh đạo tài năng ra khỏi những người tầm thường. Đừng tỏ thái độ bề trên hoặc chỉ trích người khác – hãy nhận toàn bộ trách nhiệm về những gì mà bạn nghe được. Nếu bạn chẳng may đưa ra lời bình luận có tính chất tiêu cực, hãy hít thở thật sâu và nói lại cho rõ nghĩa để thông điệp của bạn được đưa ra không gắn kèm theo cảm xúc. Lãnh đạo vĩ đại luôn tìm cách nói mọi điều một cách điềm tĩnh và có tính chất xây dựng.

7. Đánh giá thành công của bạn thông qua thành công của cả nhóm

Thành công thực sự của lãnh đạo có thể đo lường được bằng thành công của những người làm việc cho họ. Là người quản lý những người khác, trách nhiệm tối cao của bạn là đảm bảo cho thành công và phát triển của cả nhóm. Nếu họ thành công, bạn tự khắc sẽ thành công. Tập trung vào việc xây dựng các kỹ năng của họ và gỡ bỏ các chướng ngại vật trên con đường của họ. Nếu bạn có thể làm được điều này, bạn sẽ nhìn thấy các kết quả trong hiệu suất làm việc, động lực và sự hài lòng của các nhân viên của bạn. Nó nằm trong các bộ lọc thông qua các kết quả then chốt.

8. Đừng làm những việc chỉ bởi vì trông chúng “có vẻ được”.

Là một lãnh đạo, nếu bạn muốn tiến bộ, một trong những phẩm chất mà bạn cần là tính liêm chính. Hãy liêm chính khi đưa ra các quyết định bởi vì chúng là đúng đắn.

9. Đưa sự hài hước vào trong “thực đơn” của bạn

Chẳng có ai thích làm việc trong một môi trường không có bất kỳ sự hài hước nào. Mọi người làm việc hiệu quả hơn khi bản thân họ cảm thấy thích thú. Hãy tạo ra một nơi làm việc mà trong đó, sự vui nhộn được phép xuất hiện và được khuyết khích. Điều đó có thể tạo ra sự khác biệt rất lớn, và nó thậm chí còn hiệu quả hơn khi mà “sếp” cùng tham gia những chuyện vui đùa đó. Điều này sẽ giúp tăng thêm tinh thần đồng đội, và khuyến khích mọi người nhìn vào bạn như là một con người, và không chỉ đơn giản là một ông “sếp”.

10. Hãy để mọi người hiểu đúng về con người của bạn

Cởi mở về bản thân giúp phá bỏ hàng rào về cấp bậc. Khi nào các nhân viên của bạn hiểu rõ con người phía sau diện mạo của bạn, đó là khi bạn bắt đầu xây dựng các nền tảng cho khả năng lãnh đạo của mình – niềm tin và sự tôn trọng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *