COO là thuật ngữ thường được sử dụng trong quản trị nhân sự. Đối với doanh nghiệp, COO là vị trí không thể thiếu giúp hỗ trợ điều hành và quản lý nhiều vị trí quan trọng. Tuy nhiên, vị trí này thường có được đề cập rõ ràng trong doanh nghiệp hay không phụ thuộc vào cơ cấu và quy mô của doanh nghiệp. Vì thế, hãy cùng Đọc Ngẫm tìm hiểu COO là gì trong bài viết dưới đây.
COO là gì?
Trong quản trị nhân sự, COO là viết tắt của từ gì? COO là chức danh gì? COO là giám đốc gì? COO là chức danh gì?
COO là viết tắt của Chief Operations Officer, tiếng Việt có nghĩa là Giám đốc phụ trách điều hành hay Giám đốc vận hành. COO là vị trí chịu trách nhiệm về các hoạt động của công ty và phải thường xuyên báo cáo với Tổng Giám đốc điều hành (CEO) – Giám đốc điều hành cấp cao nhất. Vì thế, vị trí COO được xem là cánh tay phải của CEO nhằm hỗ trợ việc điều hành trong công tác nội bộ.
Xem thêm: Giám đốc điều hành (CEO) là gì? Vai trò của CEO trong doanh nghiệp
COO là Giám đốc phụ trách điều hành hay Giám đốc vận hành
Mô tả cụ thể công việc của COO
Vậy công việc cụ thể của chức vụ COO là gì? COO cần quản lý toàn bộ quá trình vận hành kinh doanh của doanh nghiệp. Cụ thể, COO cần phải luôn giám sát bộ máy tổ chức nhân sự, cấu trúc kinh doanh cùng với các chính sách mới, hướng phát triển trong tương lai và văn hóa doanh nghiệp. Bên cạnh đó, người đảm nhiệm vị trí COO còn có nhiệm vụ đánh giá, phân tích và hạn chế các lỗi sai khi thực hiện một chiến lược cụ thể.
Thông thường, danh mục công việc chính của chức vụ COO là:
- Lãnh đạo đội ngũ nhân sự thực hiện các công việc trong thẩm quyền.
- Đánh giá kết quả làm việc và hoạch định chiến lược cho công ty.
- Kiểm tra, giám sát quy trình làm việc của phòng, ban, đội, nhóm.
- Hỗ trợ công tác quản lý và điều hành trong doanh nghiệp.
- Thiết lập mối quan hệ với các bên liên quan là đối tác, nhà cung cấp và khách hàng.
COO cần có những tố chất gì?
- Khả năng lãnh đạo vượt trội:
COO là một trong những vị trí lãnh đạo cao cấp trong tổ chức. Vì thế, chức vụ COO cần phải có tầm nhìn và cách nghĩ của một nhà quản trị lỗi lạc. Bên cạnh đó, COO cần có khả năng lắng nghe ý kiến từ các giám đốc của các phòng ban để đảm bảo quyền đóng góp của mỗi thành viên. Từ đó, các nhân viên sẽ tâm phục khẩu phục và không ngừng cải thiện bản thân để hoàn thành bức tranh tổng thể của doanh nghiệp.
- Khả năng thuyết phục tốt:
Nhân viên sẽ cảm thấy hài lòng và hạnh phúc khi được sếp như CEO và COO động viên, hỗ trợ nhân viên trong công việc để hô không ngừng học hỏi và nâng cấp bản thân. Bên cạnh đó, khả năng ăn nói và thuyết phục tốt sẽ giúp COO được lòng các bên đối tác và khách hàng.
- Khả năng xử lý khủng hoảng tốt:
COO cần luôn sẵn sàng đối đầu với khủng hoảng, từ khủng hoảng về nhân sự đến những bài toán tài chính phức tạp. Nếu COO có khả năng xử lý khủng hoảng tốt thì có thể làm hài lòng đôi bên hoặc nhiều bên, giúp vừa giữ được nhân tài cho công ty, vừa giữ được sự hài lòng của khách hàng.
- Làm việc độc lập và sáng tạo:
Để doanh nghiệp tồn tại và phát triển cũng như làm gia tăng sự hài lòng của khách hàng, COO cần có khả năng làm việc độc lập và sáng tạo để dẫn dắt nhân viên và đưa ra định hướng phù hợp cho doanh nghiệp.
- Khả năng quản trị nhân sự và làm việc nhóm tốt:
Mỗi nhân viên trong một phòng ban đều là mắt xích vô cùng quan trọng giúp duy trì hoạt động sản xuất và vận hành của doanh nghiệp. Vì thế, sự phối hợp giữa các nhân viên là vấn đề vô cùng cần thiết. COO cần có khả năng kết nối và đào tạo các nhân viên theo thói quen phù hợp với văn hóa của doanh nghiệp.
- Tạo ảnh hưởng đến người khác:
Để đào tạo nên một thế hệ nhân viên giỏi, COO cần có khả năng gây ảnh hưởng đến các nhân viên, giúp họ nể phục và yêu quý người sếp của mình. Từ đó giúp gắn kết nhân viên với doanh nghiệp để nhân viên có động lực đương đầu với những khó khăn trong tương lai của công ty.
Xem thêm: Chức vụ giám đốc vận hành là gì? Mô tả công việc đầy đủ nhất
Vị trí COO có 6 tố chất cần có
Vai trò của COO đối với doanh nghiệp là gì?
Chức vụ COO không cố định hay bị giới hạn mà sẽ có vai trò khác nhau tùy vào chức vụ COO ở các lĩnh vực khác nhau. Nhìn chung, vai trò của COO trong doanh nghiệp là:
- Ảnh hưởng đến chiến lược và chính sách kinh doanh của doanh nghiệp.
- Có quyền đưa ra ý kiến với những quyết định quan trọng.
- Giám sát, đốc thúc quá trình làm việc của các phòng, ban, đội, nhóm.
- Hỗ trợ CEO trong quá trình điều hành công ty.
- Nhiệm vụ khác được CEO yếu cầu.
Sự khác nhau giữa COO và CEO, CFO, CPO, CCO, CHRO, CMO
CEO là gì? Chief Executive Officer
CEO là viết tắt của Chief Executive Officer, tiết Việt dịch là Giám đốc điều hành hay Tổng giám đốc điều hành. CEO là chức danh cao nhất trong tập đoàn, tổ chức hoặc công ty nên nắm giữ nhiều trách nhiệm quan trọng, điều hành mọi hoạt động của doanh nghiệp theo chiến lược và chính sách của Hội đồng quản trị. Mọi hoạt đồng trong hội đồng quản trị đều cần CEO xét duyệt và ký kết.
Ở một số công ty, chủ tịch hội đồng quản trị thường nắm giữ vị trí CEO. Ở các công ty còn lại, tuy vị trí chủ tịch và tổng giám đốc có thể tách biệt nhưng vẫn có dính líu với nhau trong việc quản lý và vận hành doanh nghiệp.
Trong khi đó, ở một số nước trong Liên minh châu u, ban lãnh đạo phụ trách việc kinh doanh và ban giám sát phụ trách định hướng cho công ty. Vì thế, hai ban này sẽ được điều hành bởi những người khác nhau. Cụ thể, CEO sẽ phụ trách ban lãnh đạo, còn chủ tịch hội đồng quản trị sẽ phụ trách ban giám sát. Việc này giúp ngăn ngừa xung đột về lợi ích cũng như không tập trung quá nhiều quyền lực trong tay một cá nhân cụ thể. Bên cạnh đó còn giúp phân rõ ranh giới quyền lực và thiết lập sự song hành về quyền lực trong cấu trúc kinh doanh của doanh nghiệp.
Cho đến nay, chức vụ CEO vẫn chưa có thước đo cụ thể. Tuy nhiên, người đảm nhiệm vị trí CEO cần am hiểu nhiều vấn đề để giải quyết các khó khăn chứ không phải riêng vấn đề kinh doanh.
CEO là viết tắt của Chief Executive Officer, tiết Việt dịch là Giám đốc điều hành hay Tổng giám đốc điều hành
Xem thêm:
Tuyển dụng Giám đốc điều hành CEO mới nhất, lương cao
CFO là gì? Chief Financial Officer
CFO là viết tắt của Chief Financial Officer, tiếng Việt là Giám đốc tài chính, phụ trách quản lý tài chính của doanh nghiệp. Nhiệm vụ của CFO thường là:
- Phân tích tình hình tài chính.
- Xây dựng kế hoạch tài chính.
- Khai thác và sử dụng nguồn vốn một cách hiệu quả.
- Lập dự báo tài chính đáng tin cậy.
- Cảnh báo nguy cơ mà doanh nghiệp phải đối mặt thông qua phân tích tài chính.
Vị trí CFO có cần thiết hay không phụ thuộc vào mô hình và độ lớn của doanh nghiệp. Với các doanh nghiệp tại Việt Nam, hoặc là CEO hoặc là kế toán trưởng đang nắm giữ chức vụ CFO.
Xem thêm:
Tuyển dụng Giám đốc tài chính CFO mới nhất 2022
Mức lương trung bình của giám đốc tài chính tại VietnamSalary
CPO là gì? Chief Product Officer
CPO là viết tắt của Chief Product Officer, tiếng Việt là Giám đốc sản xuất, chịu trách nhiệm cho mọi hoạt động sản xuất. Nhiệm vụ chính của CPO là:
- Đảm bảo tiến độ xuất diễn ra theo đúng kế hoạch.
- Đánh giá năng lực sản xuất hiện tại để đàm phán với đối tác và các bên đầu tư.
- Kiểm chứng các yêu cầu về chất lượng sản phẩm.
- Quản lý lao động trực tiếp và các phòng ban liên quan để thực hiện theo đúng yêu cầu sản xuất
Xem thêm:
Tuyển dụng việc làm Chief Product Officer CPO mới nhất tại TP Hồ Chí Minh
CHRO là gì? Chief Human Resource
CHRO là viết tắt của Chief Human Resources Officer, tiếng Việt là Giám đốc nhân sự, có nhiệm vụ lên kế hoạch và chiến lược phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp. Nhiệm vụ chính của CHRO là:
- Lập kế hoạch tuyển dụng và đào tạo cũng như lập ra lộ trình thăng tiến cho từng phòng, ban cụ thể.
- Tạo động lực cho các nhân viên để giúp họ phát huy tối đa năng lực và sự sáng tạo.
CHRO là viết tắt của Chief Human Resources Officer, tiếng Việt là Giám đốc nhân sự
Xem thêm:
HR Director là ai? Vai trò và công việc của giám đốc nhân sự
Mức lương trung bình của giám đốc nhân sự tại Đọc Ngẫm
Tổng hợp việc làm giám đốc nhân sự CHRO tuyển dụng mới nhất, lương cao
CMO là gì? Chief Marketing Officer
CMO là viết tắt của Chief Marketing Officer, tiếng Việt là Giám đốc marketing, chịu trách nhiệm về mọi thủ tục và hoạt động marketing của doanh nghiệp. Vai trò và trách nhiệm của CMO sẽ liên quan đến các hoạt động nghiên cứu thị trường, phát triển sản phẩm, truyền thông tiếp thị, quan hệ công chúng, phát triển kênh phân phối, quản trị bán hàng, quan hệ công chúng,….
Vì đặc thù công việc khá cao nên đòi hỏi người đảm nhiệm chức vụ CMO phải có năng lực toàn diện về cả chuyên môn, kinh nghiệm thực tiễn, quản lý cũng như cần có tính sáng tạo bứt phá.
Xem thêm:
- Giám đốc kinh doanh có vai trò gì? Yêu cầu công việc là gì?
- 5 ưu điểm cấu thành một CEO vĩ đại
CMO là viết tắt của Chief Marketing Officer, tiếng Việt là Giám đốc marketing
Mức lương trung bình của COO có cao không?
Tùy vào tính chất công việc, quy mô hoạt động và độ nổi tiếng của thương hiệu mà lương của COO sẽ có sự chênh lệch khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung, mức lương trung bình của COO khá cao, dao động từ 30 – 80 triệu đồng/ tháng. Nếu là công ty nước ngoài hoặc các tập đoàn lớn, lương của COO sẽ càng cao hơn, có thể đạt đến 100 triệu đồng/tháng. Bạn có thể tham khảo mức lương trung bình của chức vụ COO theo từng địa điểm tại website VietnamSalary.vn.
Tìm việc làm COO tại Đọc Ngẫm
Những yêu cầu mà bạn cần có trước khi muốn ứng tuyển vào vị trí COO là:
- Tốt nghiệp Đại học với bằng loại Khá/Giỏi, ưu tiên ứng viên đã học xong Thạc sĩ, Tiến sĩ.
- Có kỹ năng chuyên môn tốt và kiến thức sâu rộng trong lĩnh vực ứng tuyển.
- Có kinh nghiệm làm việc tương đương trong lĩnh vực ứng tuyển.
- Sở hữu kỹ năng lãnh đạo hoàn chỉnh cùng các kỹ năng mềm cần thiết như kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng giao tiếp,….
Nếu bạn hội tụ đủ các yêu cầu trên, bạn có thể ứng tuyển vị trí COO tại Đọc Ngẫm . Đây là website tuyển dụng cung cấp nhiều cơ hội việc làm chất lượng và uy tín. Bạn có thể tham khảo các mẫu CV hay hoặc thực hiện làm CV chỉ qua 3 bước dễ dàng tại CVhay.vn.
Tìm việc làm COO tại Đọc Ngẫm
Thông qua bài viết trên, bạn đã biết được COO là gì. Vị trí COO có vai trò vô cùng quan trọng trong mỗi doanh nghiệp nên có yêu cầu rất cao. Bạn có thể tham khảo về lộ trình nghề nghiệp để đạt được vị trí COO trong doanh nghiệp tại Careermap.vn. Hãy ghé Đọc Ngẫm để tìm cơ hội ứng tuyển tốt với mức lương phù hợp cho chức vụ COO.
Để lại một bình luận