Video Editor là một nghề không quá mới lạ đối với mọi người nhưng thời gian gần đây nó lại trở nên phổ biến và được nhiều bạn trẻ theo đuổi. Công việc của Video Editor là gì, có khó không và mức lương cho công việc này là bao nhiêu? Đây là những câu hỏi thường thấy của nhiều người khi tìm hiểu về công việc này. Ngay sau đây, Đọc Ngẫm sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc này nhé!
Việc Làm Video Editor
1. Vị trí Video Editor là gì?
Video Editor hay còn gọi là biên tập phim, biên tập video,… Vị trí này có nhiệm vụ nhận các file video thô từ khách hàng để chỉnh sửa thành một video hoàn chỉnh như: video quảng cáo, phim ảnh hoặc MV,…
Trong quá trình đó, nhân viên biên tập video cần biên soạn, cắt ghép các đoạn video sao trở thành một mạch thống nhất. Tiếp đến là các thao tác chỉnh hiệu ứng, thêm nhạc, lồng tiếng,… để video trở nên hấp dẫn và sinh động hơn. Tùy theo yêu cầu của khách hàng mà Video Editor sẽ bổ sung các tính năng khác cho video thêm hoàn chỉnh.
Công việc Video Editor
2. Mô tả công việc Video Editor
2.1 Xây dựng kế hoạch và lên ý tưởng cho video
Để có thể tạo ra những thước phim đẹp và hấp dẫn người xem thì khâu lên ý tưởng rất quan trọng. Nhân viên Video Editor sẽ tham gia vào việc lên ý tưởng và kế hoạch để tạo nên video. Ý tưởng video càng độc đáo, càng hấp dẫn và không trùng lặp sẽ thu về hiệu quả tốt.
Ngược lại, nếu ý tưởng của bạn quá nhàm chán và dễ đoán thì có thể gây phản ứng ngược. Vì thế, việc bạn chuẩn bị kế hoạch và ý tưởng video thế nào sẽ quyết định không nhỏ đến thành công của video.
Lên ý tưởng cho video
2.2 Định hướng nội dung và hình ảnh trong video
Để có thể làm video theo đúng ý đồ của đạo diễn và định hướng của khách hàng thì Video Editor cần hiểu được yêu cầu về nội dung và hình ảnh trong video là gì. Theo đó, nhân viên đọc kịch bản để nắm rõ nội dung, tham gia buổi ghi hình để hình thành bố cục của video theo từng phân cảnh, trao đổi trực tiếp với đạo diễn để thống nhất về yêu cầu và các thông số kỹ thuật.
Nếu Video Editor không hiểu rõ mà tùy ý làm việc sẽ dễ gây ra tình trạng làm sai mục đích truyền tải video đến cho người xem.
2.3 Biên tập, chỉnh sửa nội dung video
Có thể nói đây là công việc chính yếu của mỗi Video Editor. Vì là người am hiểu về video nên họ sẽ có cái nhìn rõ nhất đâu là điểm nhấn trong video. Lúc nào nên dùng hiệu ứng này, khi nào nên dùng hiệu ứng kia? Chuyển cảnh thế nào cho mà mượt mà không bị đứt mạch video? Nên lồng ghép âm thanh, đồ họa gì để tạo thu hút cho người xem?
Thêm hiệu ứng vào video
Tất cả mọi công đoạn đều được Video Editor thực hiện một cách chỉn chu nhất. Từ khi nhận bản thô, lựa chọn ghép nối những phân đoạn, lồng ghép yếu tố phụ trợ cho đến khâu kiểm duyệt lại sản phẩm. Video Editor cũng “vô tình” trở thành khán giả để tìm thấy những điều bất hợp lý khi xem lại video. Nếu thấy không ổn, họ sẽ tiến hành cắt bỏ đoạn thừa hoặc thay thế phân cảnh khác.
2.4 Thiết kế phần hình ảnh cho video
Bên cạnh việc dựng video thành một bộ phim hoàn chỉnh thì Video Editor còn phải thiết kế những hình ảnh đẹp để lồng ghép vào video. Hình ảnh càng đẹp, càng độc đáo sẽ càng thu hút người xem. Đây là một công đoạn rất quan trọng nhằm tạo ra hiệu ứng tốt cho người thưởng thức video.
Sau khi hoàn tất các công đoạn chỉnh sửa video thô và có được một bản dựng thô thì bạn cần đưa cho đạo diễn hoặc nhà sản xuất đánh giá lại. Nếu có yêu cầu chỉnh sửa thì Video Editor cần thực hiện chỉnh sửa ngay để kịp tiến độ.
3. Yêu cầu công việc đối với vị trí Video Editor
3.1 Sử dụng thành thạo các phần mềm chỉnh sửa, biên tập video
Đây là một yêu cầu bắt buộc đối với bất kỳ người nào muốn theo đuổi công việc edit video. Các phần mềm chuyên dụng cho việc chỉnh sửa và dựng video bao gồm: Premiere, After Effect, Video Encoder hoặc Lightworks,… Việc sử dụng không chỉ dừng lại ở những yêu cầu cơ bản mà cần thành thạo các chức năng của nó để phục vụ tốt cho công việc.
Bởi công việc edit video có thể yêu cầu các thao tác chuyên sâu, nếu bạn không nắm vững sẽ dễ dẫn đến sai sót và có thể làm hư một sản phẩm tâm huyết. Ngoài ra, khi thành thạo những công cụ này, bạn sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian và hoàn thành công việc nhanh lẹ hơn.
Phần mềm Adobe Premiere
3.2 Có sự nhạy bén, cảm nhận tinh tế với hình ảnh, âm thanh và màu sắc
Một video hoàn chỉnh sẽ trở thành một video quay thô nếu như không có sự kết hợp của hình ảnh, âm thanh, màu sắc và hiệu ứng. Vì vậy, với vai trò là Video Editor bạn cần cảm thụ tốt được những yếu tố này. Từ đó, bạn có thể hình thành tư duy trong việc sắp xếp phân cảnh, âm thanh sao cho kích thích cảm xúc của người xem, người nghe. Hãy thoát ra khỏi những giới hạn cố định trước đây và dùng sức sáng tạo của mình để làm mới mọi thứ.
3.3 Tư duy sáng tạo, nắm bắt các xu hướng nội dung video
Để có thể đưa video đến gần hơn với khán giả thì Video Editor không chỉ cần làm tốt vai trò biên tập video mà còn biến video trở nên hợp thời, hợp nhu cầu của họ. Hãy theo dõi thường xuyên trên các trang mạng xã hội để nắm bắt xu hướng video hiện đại. Từ đó có thể chỉnh sửa video sao cho phù hợp, đa dạng thể loại video và cách tiếp cận khán giả.
Ví dụ, video cho đối tượng là trẻ em thì cần sự vui vẻ, dễ thương; video quảng cáo cần bắt mắt, thu hút ngay những giây đầu tiên; video dành cho doanh nghiệp cần màu sắc trang trọng,…
3.4 Cẩn trọng, tỉ mỉ trong công việc
Vì tính chất ngành nghề là làm việc với video nên trong từng thao tác cần tỉ mỉ, cẩn thận. Những cảnh quay cần phải xem đi xem lại nhiều lần, thử và thay thế các yếu tố nhiều lần để tìm thấy lựa chọn phù hợp nhất. Ngoài ra, chú ý đến các chi tiết thừa trong video cũng cực kỳ quan trọng. Vì đôi khi những thứ rất nhỏ lại có thể ảnh hưởng rất lớn đến toàn bộ chất lượng video.
Với tất cả lý do đó mà Video Editor cần rèn luyện cho mình tính chăm chút, cẩn thận để có thể tạo nên 1 video hoàn hảo.
4. Thu nhập của Video Editor có cao không?
Mức lương của Video Editor phụ thuộc rất nhiều vào hình thức làm việc, kinh nghiệm và năng lực của ứng viên. Theo khảo sát của Đọc Ngẫm thì vị trí Video Editor full-time tại văn phòng sẽ có mức lương trung bình khoảng 9 triệu đồng/tháng.
Trong đó, với những bạn có kinh nghiệm từ 1 năm trở lên, mức lương sẽ là 7 triệu đồng/tháng. Những bạn có từ 3 năm kinh nghiệm không khó để đạt được 15 triệu đồng/tháng. Riêng với các bạn làm video chuyên nghiệp hoặc làm tại các công ty nước ngoài thì mức lương khá hậu hĩnh từ 20 – 30 triệu đồng/tháng.
Freelance Video Editor
Đối với các bạn mới vào nghề hoặc đang làm part-time, thời vụ thì mức lương có thể từ 1 – 3 triệu/tháng.
Mặt khác, Video Editor là một nghề khá thoải mái trong khi làm việc. Vì vậy, ngoài việc làm chính thức tại các công ty, cửa hàng thì Freelancer là một hình thức khác cho công việc này. Bạn có thể làm Freelancer toàn thời gian hoặc nhận job thêm ngoài giờ sau thời gian làm việc ở công ty. Bởi vậy, ngành nghề này có thể đem lại cho bạn thu nhập tốt hơn so với các công việc khác.
5. Tìm việc làm Video Editor ở đâu uy tín?
Hiện nay công việc biên tập video đã trở nên phổ biến hơn, vì thế cơ hội để tìm kiếm việc làm Video Editor không còn khan hiếm như trước đây. Rất nhiều studio ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu của các nhãn hàng, thương hiệu hoặc cá nhân muốn làm video. Bên cạnh đó, nhiều công ty truyền thông – marketing cũng đã hoạt động mạnh về mảng này nên nhu cầu tuyển nhân viên video editor cũng ngày càng tăng. Đây là cơ hội tốt để bạn ứng tuyển vào vị trí này. Tuy nhiên, sự cạnh tranh cho vị trí việc làm này cũng không hề nhỏ nên hãy sẵn sàng ứng tuyển khi bạn đủ tự tin nhé.
Các thông tin tuyển dụng cho vị trí này rất nhiều trên các trang thông tin việc làm, mạng xã hội. Bạn hoàn toàn có thể ứng tuyển vào vị trí mong muốn theo sở thích: cố định tại văn phòng hoặc làm freelance.
>>> Có thể bạn quan tâm: “Gọt tỉa” CV cũ thành bản giới thiệu sáng giá
Với xu thế công nghệ hiện tại cộng thêm công việc hấp dẫn đã khiến cho công việc Video Editor này ngày càng được nhiều ứng viên quan tâm. Hãy chuẩn bị cho mình một chiếc CV thật “xịn sò” và một portfolio thật hoành tráng để ghi điểm ngay với nhà tuyển dụng nhé!
Top từ khóa tìm kiếm nhiều nhát:
tìm việc làm | Tìm việc làm Hà Nội | Tìm việc làm tại Hải Phòng | Việc làm lái xe Đà Nẵng
Để lại một bình luận