Hợp đồng lao động đóng vai trò vô cùng quan trọng và là cơ sở pháp lý để các bên giải quyết các tranh chấp trong quan hệ lao động. Công ty không kí kết hợp đồng lao động với người lao động thì có bị xử phạt hay không?
1. Công ty không ký hợp đồng lao động có bị xử phạt không?
Trong lĩnh vực lao động thì hợp đồng lao động đóng vai trò vô cùng quan trọng. Hợp đồng lao động là một trong những vấn đề quan trọng nhất của Bộ luật lao động bởi lẽ hợp đồng lao động chính là nơi hội tụ của các vấn đề liên quan đến mối quan hệ lao động. Căn cứ theo quy định tại Điều 15 của Bộ luật lao động năm 2019 có quy định về hợp đồng lao động. Theo đó thì, hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về vấn đề điều kiện lao động, sự thoả thuận về quyền và nghĩa vụ của mỗi bên phát sinh trong quan hệ lao động. Vì vậy hoàn toàn có thể nói, hợp đồng lao động chính là một loại hợp đồng về mối quan hệ lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động và nhiều vấn đề khác phát sinh trong quan hệ lao động. Hợp đồng lao động cũng là văn bản mà các bên đặc biệt quan tâm khi tham gia vào quan hệ lao động. Với tầm quan trọng là vậy, nhiều người đặt ra câu hỏi: Công ty không kí hợp đồng lao động có bị xử phạt hay không? Để trả lời được câu hỏi này thì cần phải tìm hiểu quy định của pháp luật về hợp đồng lao động. Căn cứ theo quy định tại Điều 14 của Bộ luật lao động năm 2019 có quy định về hình thức của hợp đồng lao động. Theo đó, hợp đồng lao động có thể được thực hiện dưới các hình thức sau đây:
– Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản theo quy định của pháp luật và hợp đồng lao động đó cũng phải được lập thành 02 bản, những đối tượng được xác định là người lao động sẽ giữ 01 bản và người sử dụng lao động sẽ giữ 01 bản;
– Hợp đồng lao động được giao kết thông qua hình thức phương tiện điện tử dưới thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử thì sẽ có giá trị như hợp đồng lao động được lập thành văn bản theo quy định của pháp luật;
– Hai bên có thể giao kết hợp đồng bằng lời nói đối với những loại hợp đồng có thời hạn dưới 01 tháng theo quy định của pháp luật.
Do đó thì có thể nói, theo như phân tích nêu trên thì hợp đồng lao động sẽ phải được lập thành văn bản theo quy định của pháp luật, trừ những trường hợp đối với các công việc mang tính chất tạm thời có thời hạn dưới 01 tháng thì người lao động và người sử dụng lao động có thể thỏa thuận với nhau để giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói mà không nhất thiết phải lập thành văn bản. Như vậy thì trong trường hợp, nếu như các công ty và các doanh nghiệp tuyển dụng người lao động vào làm việc và không ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản theo như phân tích nêu trên thì sẽ bị coi là hành vi vi phạm quy định pháp luật. Hành vi công ty không kí kết hợp đồng lao động với người lao động sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo các điều luật tương ứng.
2. Mức xử phạt đối với công ty không ký hợp đồng lao động:
Theo như phân tích nêu trên thì có thể nói, nếu như công ty không tiến hành hoạt động ký kết hợp đồng lao động với người lao động thì sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật. Căn cứ theo quy định tại Điều 9 của Nghị định số 12/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, có quy định về mức xử phạt đối với công ty có hành vi không tiến hành hoạt động ký kết hợp đồng lao động với người lao động, cụ thể như sau: Phạt tiền đối với những đối tượng được xác định là người sử dụng lao động khi có một trong những hành vi như giao kết hợp đồng lao động không bằng văn bản với người lao động khi những đối tượng là người lao động đó thực hiện các công việc có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên theo quy định của pháp luật, giao kết hợp đồng lao động không bằng văn bản với những người được ủy quyền giao kết hợp đồng lao động cho một nhóm đối tượng lao động từ đủ 18 tuổi trở lên theo quy định của pháp luật khi những đối tượng này làm công việc theo mùa vụ hoặc các công việc có thời hạn nhất định dưới 12 tháng căn cứ theo quy định tại Điều 18 của Bộ luật lao động năm 2019, giao kết không đúng loại hợp đồng lao động đối với những người lao động trên thực tế, giao kết hợp đồng lao động không đầy đủ các nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật, thì sẽ bị xử phạt với mức sau đây:
– Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với vi phạm với số lượng từ 01 người đến 10 người lao động;
– Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm với số lượng từ 11 người đến 50 người lao động;
– Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với vi phạm với số lượng từ 51 người đến 100 người lao động;
– Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm với số lượng từ 101 người đến 300 người lao động;
– Từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với vi phạm với số lượng từ 301 người lao động trở lên.
Bên cạnh đó, cũng căn cứ theo quy định tại Điều 9 của Nghị định số 12/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, có quy định về các biện pháp khắc phục hậu quả có thể được áp dụng trong trường hợp này, có thể kể đến như sau:
– Buộc người sử dụng lao động phải tiến hành hoạt động giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản đối với những đối tượng là người lao động khi có hành vi giao kết hợp đồng lao động không bằng văn bản với người lao động làm những công việc có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên theo quy định của pháp luật;
– Bắt buộc người sử dụng lao động phải tiến hành hoạt động giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản đối với những đối tượng được xác định là người được ủy quyền tiến hành hoạt động giao kết hợp đồng lao động cho nhóm người lao động làm việc theo mùa vụ và làm những công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng khi người sử dụng lao động không có hành vi giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người được ủy quyền giao kết hợp đồng lao động cho nhóm người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên làm các công việc theo mùa vụ và các công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng theo quy định của pháp luật;
– Bắt buộc người sử dụng lao động phải tiến hành hoạt động giao kết đúng loại hợp đồng lao động, khi người sử dụng lao động có hành vi giao kết không đúng loại hợp đồng lao động với người lao động theo quy định của pháp luật;
– Bắt buộc người sử dụng lao động phải hoàn trả các loại giấy tờ tùy thân và các loại văn bằng chứng chỉ đã giữ của người lao động khi có hành vi vi phạm quy định pháp luật;
– Bắt buộc người sử dụng lao động phải hoàn trả lại số tiền hoặc tài sản đã giữ của người lao động cộng với các khoản tiền lãi của số tiền đó tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng mà nhà nước đã công bố tại thời điểm xử phạt.
Theo đó thì có thể nói, hành vi công ty không kí kết hợp đồng lao động với người lao động tùy vào từng số lượng lao động khác nhau mà công ty đó có thể bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến tối đa là 25.000.000 đồng theo như phân tích nêu trên. ngoài ra còn có thể bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả ở đây là một người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản đối với người lao động.
3. Quy định về nội dung cơ bản trong quá trình ký kết hợp đồng lao động:
Căn cứ theo quy định tại Điều 21 của Bộ luật lao động năm 2019 có quy định về nội dung của hợp đồng lao động. Theo đó, trong quá trình giao kết hợp đồng lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động thì cần phải đảm bảo những nội dung chủ yếu sau đây:
– Tên và địa chỉ của người lao động, ngày tháng năm sinh và giới tính của người lao động, nơi cư trú và số giấy tờ tùy thân của người lao động;
– Tên và địa chỉ của người sử dụng lao động, họ tên và chức danh của người giao kết hợp đồng lao động phía bên người sử dụng lao động;
– Công việc và địa điểm mà người lao động phải làm việc, thời hạn của hợp đồng lao động dựa trên sự thỏa thuận của các bên và phù hợp với quy định của pháp luật;
– Mức lương theo công việc hoặc mức lương theo chức danh mà người lao động được hưởng, hình thức trả lương và thời hạn trả lương của người lao động, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;
– Chế độ bậc lương và nông lương của người lao động, thời giờ làm việc và thời gian nghỉ ngơi của người lao động, trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;
– Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp của người lao động;
– Đào tạo bồi dưỡng và chế độ nâng cao trình độ kĩ năng nghề dành cho người lao động.
Phân tích nêu trên thì có thể nói, trong quá trình giao kết hợp đồng lao động thì người lao động và người sử dụng lao động phải đảm bảo một số nội dung cơ bản trên đây.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Lao động năm 2019;
– Nghị định số 12/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Để lại một bình luận