Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại Đọc Ngẫm :
- Tìm việc giao hàng TPHCM
- Khu công nghiệp Bình Thuận tuyển dụng
- Tìm việc làm Tân Phú
Mặc dù đã biết rằng ngại đàm phán lương chính là trở ngại cho sự nghiệp, nhưng theo kết quả một khảo sát về lương của PayScale thì 28% số người trả lời cho biết họ đã không thương lượng lương cụ thể bởi không thực sự thấy thoải mái khi trao đổi trực tiếp về tiền bạc. Nếu cũng có cảm giác tương tự, hẳn đôi khi bạn đã tự hỏi liệu email có thể là giải pháp cho vấn đề của mình không?
Sau tất cả, chúng ta đều thừa nhận rằng bản thân sẽ cảm giác an tâm và tự tin hơn khi có thể “đọc” lại nội dung các đòi hỏi của mình trước khi nhà tuyển dụng “nghe” chúng. Hơn nữa, sẽ chẳng ai có thể biết được lòng bàn tay của bạn có đang đổ mồ hôi khi đàm phán lương hay không.
Vậy, người tìm việc có nên cắt bỏ hẳn những cuộc trò chuyện không thoải mái và thực hiện nó thông qua email không? Câu trả lời: Tuỳ thuộc từng tình huống. Cùng Đọc Ngẫm.vntìm hiểu một chút về vấn đề này nhé!
Khi nào nên đàm phán trực tiếp hoặc qua điện thoại
Nếu mục tiêu của bạn là đạt mức lương cao nhất có thể thì thương lượng theo cách cổ điển là phương án tốt nên lựa chọn. Alison Doyle – Chuyên gia về tìm việc tại The Balance – chia sẻ: “Nói chung, tốt hơn hết là trao đổi trực tiếp hoặc qua điện thoại. Mọi việc sẽ dễ dàng hơn khi bạn không tự nhốt mình vào trò chơi của những con số.”
Đàm phán trực tiếp mang đến cho bạn cơ hội linh động điều chỉnh kịch bản trò chuyện, dựa trên các phản hồi nhận được từ nhà tuyển dụng. Chưa kể, việc được quan sát ngôn ngữ hình thể, thái độ của người đối diện cũng là điểm cộng lớn cho bạn.
Khi có thể thương lượng qua email
Doyle cho rằng, khi thực sự không thể chấp nhận nổi ý tưởng phải mặt đối mặt “kỳ kèo” đòi hỏi tăng thêm các khoản tiền vào thu nhập của mình thì bạn cũng có thể thực hiện qua email, nhưng với điều kiện phải “trình bày câu cú một cách cẩn thận và thuyết phục”. Ứng viên nên nhấn mạnh rằng bản thân rất quan tâm đến vị trí công việc này, sau đó đề cập đến mong muốn điều chỉnh lại vài chi tiết trả lương so với đề nghị ban đầu của công ty.
“Cách làm này cũng dễ dàng hơn cho cả người sử dụng lao động, bởi họ không phải trả lời hay quyết định ngay,” Doyle nói thêm. Nhưng tất nhiên theo đó bạn sẽ phải chờ đợi phản hồi. Điều này đồng nghĩa với việc, bạn phải lường trước viễn cảnh mình rơi vào tình huống ngồi cắn móng tay tự hỏi không biết email mình gửi đi có phải là một sai lầm không.
Kết luận ngắn gọn: Tốt nhất là bạn hãy thương lương trực tiếp hoặc thông qua điện thoại nếu có đủ khả năng thực hiện. Còn nếu không thể, thì sử dụng email để kết thúc quá trình này, bởi dù kết quả ra sao thì dám nói lên mong muốn của mình vẫn hơn là không.
Mẹo đàm phán, bất kể bạn thực hiện nó bằng phương thức nào:
1. Biết giá trị của mình. Nhiều giám đốc nhân sự sẽ cố gắng đưa ra những đề nghị trả lương theo lịch sử làm việc của bạn, trong khi lẽ ra nó phải được xác định dựa trên vai trò chứ không phải các mức lương trước đây của ứng viên. Hãy truy cập trang VietnamSalary để kiểm tra, đo lường và tham khảo về thang lương trung bình trên thị trường cho công việc với kỹ năng cụ thể, tương ứng theo từng cấp bậc trong lĩnh vực nghề nghiệp mà bạn đang theo đuổi.
2. Biết mình muốn nói gì. Dù bạn đàm phán trực tiếp hay qua email, điều quan trọng nhất là chọn đúng từ và hỏi đúng cách. Nên tìm hiểu về các kịch bản thương lượng lương trước, sau đó chọn ra cách phù hợp nhất với trường hợp của mình rồi luyện tập để có phần đàm phán thuyết phục, hiệu quả nhất. Nhưng rõ ràng là bạn sẽ không biết trước chính xác nhà tuyển dụng sẽ nói gì trong mỗi lần đàm phán, vậy nên cần linh động điều chỉnh câu trả lời để tiếp tục câu chuyện. Chuẩn bị càng cẩn thận, kỹ lưỡng bạn càng đảm bảo thành công cho mình.
3. Biết lúc nào nên từ chối. Trừ khi bạn đã quá tuyệt vọng trên hành trình săn tìm việc, mỗi người đều luôn có một mức lương kỳ vọng tối thiểu, thấp hơn giới hạn này thì không thể chấp nhận. Hãy tự mình học cách định giá đúng bản thân khi cần đàm phán về lương thưởng. Đảm bảo bạn đã nắm rõ từ trước con số của mình là bao nhiêu trước khi bước vào cuộc đàm phán, nhưng không nên nói cho nhà tuyển dụng biết. Đừng bao giờ vội vàng chia sẻ ngay lập tức con số mà bạn không hài lòng, hay mức thấp nhất của khoảng lương mong đợi, hoặc một mức lương cố định duy nhất nhắm đến. Nhiều khả năng sau đó nó có thể không trở thành mức đề nghị nhà tuyển dụng dành cho bạn. Điều này sẽ khiến bạn có cảm giác không được đề cao khi thương lượng. Kết quả như thế này không phải là điều cả bạn lẫn nhà tuyển dụng mong muốn.
Nguồn hình: Freepik
Để lại một bình luận