Chuyên viên tuyển dụng – Bạn cần biết gì về nghề này?

Chuyên viên tuyển dụng – Bạn cần biết gì về nghề này?
0 Shares

Bạn đang quan tâm đến công việc của một chuyên viên tuyển dụng là gì? Những kỹ năng gì bạn cần đáp ứng cho việc làm chuyên viên tuyển dụng? Mức lương và lộ trình thăng tiến của nghề này ra sao? Hãy cùng Đọc Ngẫm tìm câu trả lời cho những thắc mắc trên thông qua bài viết dưới đây nhé!

1. Chuyên viên tuyển dụng là ai?

Để vận hành bộ máy công ty trơn tru và đạt hiệu quả kinh doanh, nguồn nhân sự chất lượng chính là nhân tố hàng đầu quyết định sự thành công của doanh nghiệp. Chính vì thế, vị trí chuyên viên tuyển dụng có vai trò hết sức quan trọng để giúp công ty tìm ra nguồn nhân lực quý giá ấy.

Chuyên viên tư vấn tuyển dụng có vai trò quan trọng giúp bộ máy nhân sự trong công ty được vận hành liên tục

Chuyên viên tuyển dụng làm gì? Chuyên viên tuyển dụng là một trong những bộ phận trực thuộc phòng nhân sự của công ty. Nhiệm vụ chính của chuyên viên tư vấn tuyển dụng là xác định nhu cầu tuyển dụng, lên kế hoạch tìm kiếm ứng viên và sàng lọc những ứng viên phù hợp với yêu cầu công việc. Hoạt động tuyển dụng chỉ được đánh giá là thành công khi ứng viên thử việc trở thành nhân viên chính thức và gắn bó lâu dài với công ty.

2. Mô tả công việc chi tiết của chuyên viên tư vấn tuyển dụng

Để hiểu rõ hơn chuyên viên tư vấn tuyển dụng làm gì để hoàn thành nhiệm vụ của mình, bạn có thể tham khảo chi tiết mô tả công việc của chuyên viên tuyển dụng dưới đây.

2.1 Xác định nhu cầu và lập kế hoạch tuyển dụng nhân sự 

Đầu tiên, chuyên viên tư vấn tuyển dụng cần xác định nhu cầu tuyển dụng thông qua kế hoạch nhân sự của từng phòng ban trong công ty.

Sau đó, người tuyển dụng thống kê và lập bảng nhu cầu tuyển dụng nhân sự của các phòng ban để gửi lên ban lãnh đạo xét duyệt. Trong đó, bảng này phải thể hiện được số lượng nhân sự, yêu cầu công việc, kinh phí dự trù cho từng vị trí tuyển dụng.

Khi bảng đề xuất tuyển dụng được cấp trên thông qua, chuyên viên tuyển dụng sẽ lên kế hoạch tuyển dụng theo hàng quý và năm.

2.2 Thực hiện kế hoạch tuyển dụng

Những công tác mà bộ phận tuyển dụng cần thực hiện dựa trên kế hoạch tuyển dụng đã lập ra như sau:

– Đăng thông báo tuyển dụng lên các phương tiện truyền thông như website công ty, các trang tuyển dụng, hội nhóm tuyển dụng trên Facebook,…
– Tổ chức các sự kiện cần thiết để thu hút nhân sự chất lượng cao.
– Tiếp nhận CV và sàng lọc hồ sơ của ứng viên đạt yêu cầu.
– Sắp xếp lịch phỏng vấn và gửi đến các bộ phận liên quan để tham gia tuyển dụng.
– Thông báo cho ứng viên đạt yêu cầu về lịch phỏng vấn và những lưu ý khác khi đến tham gia phỏng vấn.
– Tổ chức buổi phỏng vấn như chuẩn bị phòng, hồ sơ ứng viên, phỏng vấn theo quy trình và gửi các bài kiểm tra năng lực theo yêu cầu của từng bộ phận.

Chuyên viên tuyển dụng làm gì? Chuyên viên tuyển dụng đóng vai trò là cầu nối giữa ứng viên tìm việc và công ty

2.3 Tiếp nhận nhân viên mới, phối hợp với các phòng ban đánh giá kết quả thử việc

Sau khi phỏng vấn thành công, chuyên viên tuyển dụng sẽ gửi thông báo chúc mừng đến các ứng viên đạt yêu cầu và kế hoạch bổ sung giấy tờ cần thiết để tiếp nhận công việc.

Xem thêm  Một thành viên nhóm lý tưởng

Khi nhân viên đến nhận việc, bộ phận nhân sự sẽ giúp họ nắm được những nội quy, quy trình làm việc và quyền lợi khi làm việc tại công ty.

Tiếp theo, người tuyển dụng sẽ theo dõi và đánh giá quá trình thử việc của nhân viên mới dựa trên phản hồi của các bộ phận, phòng ban.

Cuối cùng, khi thời gian thử việc kết thúc, chuyên viên tuyển dụng sẽ gửi thông báo và thực hiện ký kết hợp đồng với các nhân viên vượt qua giai đoạn thử việc.

3. Học gì để ra làm chuyên viên tuyển dụng?

Dưới đây là một số ngành học tiêu biểu giúp bạn dễ dàng ứng tuyển việc làm chuyên viên tuyển dụng.

– Ngành quản trị kinh doanh: Đây là ngành học mang đến cho bạn cái nhìn tổng quan về cách vận hành của tất cả các phòng ban (kinh doanh, Marketing, kế toán, nhân sự,…) trong một doanh nghiệp. Sau khi học ngành này, bạn sẽ có nền tảng để đánh giá khách quan nhu cầu tuyển dụng của các phòng ban và tìm ra những ứng viên có tố chất phù hợp nhất, đáp ứng được nhu cầu công việc và có tiềm năng gắn bó lâu dài với công ty.

– Ngành quản trị nhân lực: Khi học ngành này, bạn sẽ được đào tạo những kiến thức và kỹ năng thực tiễn về công tác quản trị con người để phục vụ cho việc làm chuyên viên tuyển dụng. Cụ thể là những kỹ năng về điều hành nhân sự, kỹ năng đánh giá và đào tạo nghiệp vụ, kỹ năng quản lý hành chính,… 

– Ngành tâm lý học: Công việc của một chuyên viên tuyển dụng đòi hỏi bạn phải có kỹ năng giao tiếp, đánh giá và thấu hiểu tâm lý, cảm xúc và nhu cầu của người khác để tìm kiếm ứng viên phù hợp và đề xuất được cho họ công việc có thể gắn bó lâu dài. Chính vì vậy, khi học ngành tâm lý học, bạn sẽ được trang bị những kỹ năng cần thiết nêu trên.

4. Chuyên viên tuyển dụng cần trang bị kỹ năng gì?

4.1 Kiến thức chuyên môn và nghiệp vụ tuyển dụng nhân sự

Đặc thù công việc của một chuyên viên tư vấn tuyển dụng là làm việc và giao tiếp trực tiếp với con người. Chính vì vậy, để trở thành một chuyên viên tuyển dụng giỏi, bạn cần phải trang bị những kiến thức chuyên môn sâu rộng liên quan đến nguồn nhân lực. Cụ thể, đó là những kiến thức quan trọng về tuyển dụng nhân sự, quản trị nguồn nhân lực, truyền thông trong tuyển dụng, tâm lý học hành vi… 

4.2 Tinh thần chủ động lắng nghe

Là một nhà tuyển dụng, kỹ năng lắng nghe luôn cần được phát triển vì nó giúp họ có thể hiểu rõ được mong muốn và tính cách của ứng viên có phù hợp với yêu cầu của công việc hay không. Ngoài ra, chuyên viên tư vấn tuyển dụng cũng cần phải lắng nghe và thấu hiểu kỳ vọng tuyển dụng của các phòng ban, từ đó có thể chủ động đề xuất ra những kế hoạch tuyển ứng viên đạt hiệu quả và chất lượng cao nhất.

4.3 Nghiệp vụ phỏng vấn và đánh giá ứng viên

Kỹ năng phỏng vấn là một trong những kỹ năng cốt lõi mà bất kỳ chuyên viên tư vấn tuyển dụng nào cũng phải thành thạo. Kỹ năng này đòi hỏi chuyên viên tuyển dụng phải có khả năng đánh giá năng lực ứng viên thông qua những câu hỏi đào sâu về tính cách, kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn. 

Từ đó, người tuyển dụng có thể biết được ứng viên có phù hợp với yêu cầu công việc hay không và đưa ra những đề xuất về mức lương và quyền lợi xứng đáng.

Nghiệp vụ phỏng vấn và sàng lọc ứng viên là kỹ năng mà chuyên viên tư vấn tuyển dụng phải thành thạo

4.4 Kỹ năng xây dựng mối quan hệ

Chuyên viên tuyển dụng là một trong những vị trí thuộc sự quản lý của phòng nhân sự. Chính vì thế, người làm tuyển dụng sẽ trực tiếp làm việc với nhiều người khác nhau, từ ứng viên cho đến cấp trên và nhân viên của các phòng ban khác trong công ty.

Xem thêm  12 suy nghĩ bất lợi cho sự nghiệp

Do đó, kỹ năng xây dựng mối quan hệ là vô cùng cần thiết vì nó giúp chuyên viên tuyển dụng có thể tận dụng được mối quan hệ của mình để tìm được nguồn ứng viên chất lượng. Mặt khác, khi có mối quan hệ tốt với nhân sự trong công ty, chuyên viên tuyển dụng có thể làm việc nhịp nhàng và hiệu quả hơn.

4.5 Kỹ năng sử dụng công nghệ và mạng xã hội

Ngày nay, việc đăng thông tin tuyển dụng lên mạng xã hội là một trong những cách mang lại hiệu quả tuyển dụng cao vì khả năng tiếp cận được nhiều đối tượng nhanh chóng và tức thời. Đặc biệt, mạng xã hội việc làm như LinkedIn được các nhà tuyển dụng đánh giá cao vì hầu hết những người tham gia đều có nhu cầu tìm kiếm việc làm. 

Do đó, để trở thành chuyên viên tư vấn chuyên nghiệp, bạn cần phải trang bị cho mình kỹ năng truyền thông và tiếp thị việc làm trên mạng xã hội để có thể thu hút được nhiều ứng viên gửi CV cho nhu cầu tuyển dụng của công ty.

Bên cạnh đó, các kỹ năng sử dụng phần mềm quản lý tuyển dụng và đánh giá nhân sự cũng được chú trọng để giúp các nhà tuyển dụng có thể nâng cao hiệu suất làm việc và quản lý thời gian tốt hơn.

5. Yêu cầu công việc đối với chuyên viên tư vấn tuyển dụng

Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về yêu cầu công việc của chuyên viên tuyển dụng là gì thì hãy tham khảo một vài thông tin của các mẫu tuyển dụng dưới đây.

– Tốt nghiệp cao đẳng, đại học chuyên ngành quản trị kinh doanh, quản trị nhân lực, tâm lý học hoặc các ngành liên quan.
– Có hiểu biết chuyên sâu về lĩnh vực nhân sự và thị trường lao động ở Việt Nam.
– Có kinh nghiệm ít nhất từ 1 đến 2 năm ở vị trí nhân viên hoặc chuyên viên tuyển dụng.
– Có hiểu biết về cách tìm kiếm ứng viên trên website việc làm và mạng xã hội nghề nghiệp như LinkedIn.
– Có kinh nghiệm sử dụng các phần mềm quản lý tuyển dụng.
– Truyền đạt hiệu quả thông tin tuyển dụng trên các phương tiện mạng xã hội.
– Thành thạo kỹ năng giao tiếp bằng văn bản và lời nói.
– Biết cách sắp xếp và quản lý công việc tuân thủ theo thời hạn.
– Thành thạo 1 trong các ngoại ngữ Anh, Nhật, Hàn, Trung,… là một lợi thế.

Hiểu rõ yêu cầu ứng tuyển chuyên viên tuyển dụng để đặt mục tiêu phát triển bản thân

Ngoài ra, tùy thuộc vào mỗi công ty mà yêu cầu công việc của chuyên viên tư vấn tuyển dụng nhân sự lại khác nhau. Bạn có thể tham khảo tin đăng tuyển chuyên viên tuyển dụng tại Đọc Ngẫm để xem thêm các yêu cầu công việc của từng công ty cụ thể trên thị trường.

6. Mức lương cơ bản của chuyên viên tuyển dụng nhân sự

Mức thu nhập bình quân hiện tại của chuyên viên tuyển dụng nhân sự sẽ rơi vào khoảng từ 8 đến 12 triệu đồng/tháng. Sau đó, khi bạn đã có khoảng từ 2 đến 4 năm kinh nghiệm làm việc, mức lương này sẽ được nâng lên khoảng từ 15 đến 20 triệu đồng/tháng. 

Ngoài ra, chênh lệch mức lương của chuyên viên nhân sự còn phụ thuộc vào kinh nghiệm và môi trường làm việc tại doanh nghiệp nội địa hay công ty nước ngoài. Tại một số doanh nghiệp, mức lương của chuyên viên tuyển dụng có thể lên tới 30 triệu đồng/tháng.

7. Cấp bậc thăng tiến của chuyên viên tuyển dụng

Sau khi đã tìm hiểu kỹ lưỡng những yêu cầu của việc làm chuyên viên tuyển dụng, bạn cần có thêm cái nhìn tổng quan về lộ trình thăng tiến của nghề này để có thể đặt mục tiêu phát triển cho bản thân. Dưới đây là cấp bậc thăng tiến phổ biến của chuyên viên tư vấn tuyển dụng.

HR Recruitment Executive (Chuyên viên tuyển dụng nhân sự) → HR Coordinator (Điều phối nhân sự) → HR Manager (Quản lý nhân sự) → HR Director (Giám đốc nhân sự).

Khi có cái nhìn tổng quan về lộ trình thăng tiến của chuyên viên tuyển dụng, bạn có thể đặt mục tiêu và phát triển kỹ năng cụ thể theo từng giai đoạn, từ đó, nhanh chóng đạt được cấp bậc thăng tiến mà mình mong muốn.

Hy vọng thông qua những chia sẻ trên, bạn đã hiểu rõ chuyên viên tuyển dụng là gì và những kỹ năng cần thiết để đáp ứng yêu cầu công việc. Để tìm việc làm chuyên viên tuyển dụng nhân sự, bạn có thể tham khảo tin đăng tuyển trên Đọc Ngẫm ngay hôm nay!

Top những từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất: 

Tìm việc làm | Tìm việc làm tại Bắc Ninh| Tuyển dụng lái xe tại Đà Nẵng mới nhất | Việc làm ở Hà Nội

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *