Chuyên viên pháp chế có vai trò gì? Mô tả công việc chi tiết

Chuyên viên pháp chế có vai trò gì? Mô tả công việc chi tiết
0 Shares

Chuyên viên pháp chế là một trong các công việc được cho là hấp dẫn hiện nay với cơ hội làm việc khá mở rộng cùng khoản thu nhập nằm trong mức khá cao, thu hút đông đảo các bạn trẻ, người lao động. Để tìm hiểu chi tiết hơn về công việc này, hãy cùng Đọc Ngẫm khám phá những thông tin được chia sẻ trong bài viết dưới đây!

Chuyên viên pháp chế

1. Chuyên viên pháp chế là gì?

Chuyên viên pháp chế (chuyên viên pháp lý) được biết đến là những người được đào tạo chuyên môn về pháp lý ở một số khu vực pháp lý nhất định, chịu trách nhiệm về các công việc hành chính, điều hành pháp lý trong bộ phận pháp chế của một tổ chức hoặc văn phòng luật.

Họ là người đại diện pháp luật của công ty, có vai trò xử lý, hoàn thiện các giấy tờ, thủ tục có liên quan đến vấn đề pháp lý.

Chuyên viên pháp lý là người chịu trách nhiệm xử lý các vấn đề có liên quan đến pháp luật của công ty theo đúng quy định

Hiểu một cách đơn giản thì chuyên viên pháp lý là người hỗ trợ, xử lý các vấn đề có liên quan đến pháp luật của công ty theo đúng quy định. Đảm bảo sự phát triển ổn định, mạnh mẽ, thuận lợi, tránh các trường hợp kiện tụng trong quá trình hoạt động, hợp tác. 

2. Mô tả công việc chuyên viên pháp chế đầy đủ và chi tiết nhất

Để biết chuyên viên pháp chế làm những công việc gì, mời bạn tham khảo phần mô tả công việc đầy đủ và chi tiết được chia sẻ dưới đây. 

2.1 Phụ trách và chịu trách nhiệm về mọi vấn đề pháp lý của công ty

Chuyên viên pháp lý cần phụ trách, chịu trách nhiệm đối với mọi vấn đề có liên quan đến pháp lý của đơn vị. Đảm nhiệm việc tham mưu, hỗ trợ tư vấn kịp thời, chính xác cho Ban giám đốc về những vấn đề pháp lý khác nhau như: quản trị tài chính doanh nghiệp, liên doanh quốc tế, luật doanh nghiệp,… 

Đồng thời, họ cũng là người chịu trách nhiệm về việc kiểm tra tính pháp lý, mức độ hợp pháp của mọi giao dịch kinh doanh trong công ty. Chuẩn bị các hồ sơ pháp lý, thủ tục như: đăng ký nhãn hiệu, thay đổi đăng ký kinh doanh,… 

2.2 Xây dựng, kiểm tra và quản lý hệ thống chính sách của công ty

Chuyên viên pháp chế sẽ phối hợp với người quản lý doanh nghiệp để xây dựng các chính sách quản lý nội bộ cũng như giám sát việc triển khai, thực hiện chính sách của các thành viên trong công ty, xây dựng chiến lược phòng vệ có giá trị. 

Đảm nhận vai trò kiểm tra hệ thống các chính sách nội bộ để đảm bảo rằng các chính sách hiện đang được ban hành và thực hiện trong công ty là hoàn toàn phù hợp với quy định trong pháp luật hiện hành. 

Xem thêm  Cách giới thiệu bản thân gây ấn tượng với nhà tuyển dụng khi phỏng vấn

Tiến hành nghiên cứu, đánh giá những yếu tố rủi ro có thể xảy ra, gây ảnh hưởng đến các quyết định, hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty. Áp dụng những phương pháp quản trị rủi ro phù hợp để đưa ra khuyến nghị về các vấn đề pháp lý có thể xảy ra. Thông qua đó, đề xuất ra những biện pháp phòng ngừa, khắc phục hiệu quả.

Chuyên viên pháp chế cần tiến hành xây dựng, kiểm tra cũng như quản lý hệ thống các chính sách của đơn vị

Hỗ trợ việc thiết lập cho các bộ phận trong công ty hệ thống ISO, tham gia đánh giá các hệ thống quản lý nội bộ hiện có của công ty theo tiêu chuẩn ISO. 

2.3 Quản lý các vấn đề về pháp lý với các đối tượng bên ngoài công ty

Liên hệ, thực hiện giao dịch với các đối tượng nằm ngoài công ty, nhằm đảm bảo giải quyết tốt các công việc do Ban giám đốc của công ty yêu cầu. 

Tham gia các hoạt động tố tụng được phân công từ Ban giám đốc, nhằm mục tiêu đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho công ty. 

Đại diện công ty thực hiện việc đàm phán, trao đổi với các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp, gồm: các cơ quan chính quyền, tư vấn viên pháp luật ngoài doanh nghiệp,… để xây dựng lòng tin, mối quan hệ tốt. Sau đó, tiến hành xử lý các vấn đề mang tính phức tạp với các bên liên quan.

2.4 Soạn thảo hợp đồng, tài liệu pháp lý của công ty

Chuyên viên pháp chế sẽ tham gia vào việc soạn thảo các tài liệu, văn bản pháp lý và các hợp đồng, thỏa thuận để đảm bảo những quyền lợi hợp pháp của công ty. Cùng với đó là chịu trách nhiệm kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý của các văn bản, hợp đồng pháp lý mà đơn vị ban hành, ký kết, tính hợp pháp của những giao dịch mà công ty thực hiện. 

Chịu trách nhiệm chuẩn bị những hồ sơ pháp lý cần thiết của công ty. Thực hiện kiểm tra, bổ sung, chỉnh sửa và hoàn thiện các tài liệu, văn bản giao dịch, các hồ sơ pháp lý nhằm đảm bảo mọi hoạt động đều đang được thực hiện theo đúng quy định của Luật Doanh nghiệp cùng các quy định pháp luật khác có liên quan do Nhà nước ban hành. 

2.5 Nghiên cứu những quy định pháp lý có liên quan đến hoạt động của công ty

Đảm nhận vai trò nghiên cứu các thông tư, nghị định, luật,… liên quan đến lĩnh vực mà đơn vị đang hoạt động. Đồng thời giải thích các từ ngữ pháp lý cho mọi thành viên trong công ty sao cho đảm bảo mọi quy trình hoạt động, thủ tục của công ty đều hợp pháp.

Chịu trách nhiệm nghiên cứu các quy định pháp lý có liên quan đến lĩnh vực mà đơn vị đang hoạt động

Bên cạnh đó, chuyên viên pháp lý cần chịu trách nhiệm quản lý các hồ sơ, văn bản pháp lý cũng như giải quyết những vấn đề pháp lý phát sinh của đơn vị. 

2.6 Cập nhật các quy định, bổ sung mới về pháp luật hiện hành

Cập nhật, nghiên cứu các kiến thức mới nhất về pháp luật như thông tư, nghị định, các thay đổi về luật,… liên quan đến lĩnh vực mà đơn vị đang hoạt động một cách thường xuyên, kịp thời cho các cấp quản lý. 

>> Xem thêm: Mô tả công việc của chuyên viên tuyển dụng

3. Học gì để làm việc ở vị trí chuyên viên pháp chế?

Để có thể trở thành một chuyên viên pháp chế, bạn cần tốt nghiệp đại học từ các chuyên ngành Luật. Bên cạnh đó, cần học tập, rèn luyện kỹ năng đàm phán, giao tiếp tốt, tự tin và linh hoạt. Đồng thời rèn luyện khả năng giải quyết vấn đề, xử lý tình huống tốt. 

Xem thêm  Làm gì khi bất ngờ được thăng chức?

4. Những kỹ năng cần có đối với một chuyên viên pháp chế

Đối với vị trí công việc chuyên viên pháp chế, bạn cần đảm bảo những kỹ năng cơ bản sau nếu muốn thành công trong công việc. 

4.1 Trung thực, cẩn trọng trong quá trình làm việc

Là người nắm bắt, chịu trách nhiệm về các thông tin quan trọng của doanh nghiệp, chuyên viên pháp chế cần có đức tính trung thực và cẩn trọng để đảm bảo việc bảo mật phần thông tin đó trước các tổ chức, cá nhân bên ngoài được thực hiện tốt nhất.

4.2 Kỹ năng đàm phán, thuyết trình và thiết lập các mối quan hệ

Có thể nói, đây chính là một trong những kỹ năng quan trọng nhất của một chuyên viên pháp chế. Bởi ngoài ban lãnh đạo của công ty, họ còn cần phải tiếp xúc với nhiều đối tượng khác như các cơ quan quản lý, đối tác, thậm chí là phóng viên, báo chí và công chúng. Các chuyên viên pháp chế cần có kỹ năng thuyết trình, đàm phán, thiết lập mối quan hệ để có thể ứng phó, xử lý các trường hợp trên một cách tốt nhất.

Thuyết trình, đàm phán và thiết lập các mối quan hệ là những kỹ năng đặc biệt quan trọng đối với chuyên viên pháp lý

4.2 Khả năng làm việc độc lập và phối hợp làm việc nhóm

Tại những công ty có quy mô nhỏ, thông thường chuyên viên pháp lý sẽ phải làm việc một cách độc lập, tự chịu trách nhiệm thực hiện mọi công việc liên quan. Song, trong các công ty có quy mô lớn, bộ phận pháp lý sẽ gồm nhiều nhân viên, mỗi người sẽ đảm nhiệm chuyên sâu một mảng nào đó rồi cuối cùng kết hợp lại với nhau để đảm bảo tốt hiệu quả công việc. 

Chính vì vậy mà kỹ năng làm việc độc lập và kỹ năng làm việc nhóm là điều bắt buộc phải có đối với chuyên viên pháp chế. 

5. Yêu cầu tuyển dụng chuyên viên pháp chế

Chuyên viên pháp chế là vị trí đòi hỏi các ứng viên phải đạt trình độ chuyên môn pháp lý cao về lĩnh vực mà doanh nghiệp, công ty đang hoạt động. Do đó, ngoài các yêu cầu về học vấn, kỹ năng nêu trên, khi muốn ứng tuyển vị trí này, bạn cần đảm bảo thêm những yêu cầu sau:

– Có kinh nghiệm làm việc tại vị trí chuyên viên tư vấn pháp luật, tài chính cho các doanh nghiệp.
– Khả năng phân tích, đánh giá thông tin nhanh nhạy. 
– Có khả năng thích ứng nhanh cũng như chịu được áp lực công việc cao.
– Tin học văn phòng thành thạo. 
– Luyện giọng nói dứt khoát, rõ ràng, có sức thuyết phục. 
– Năng động, hoạt bát, trung thực, cẩn trọng và nhiệt tình trong công việc. 

6. Mức lương của chuyên viên pháp chế

Nhu cầu tuyển dụng chuyên viên pháp chế hiện nay được đánh giá là khá cao. Theo đó, phần lớn các doanh nghiệp, công ty sẵn sàng đầu tư vào vị trí này với mức lương khá hấp dẫn, dao động từ 13 – 15 triệu đồng/tháng đối với người mới vào nghề và từ 20 – 30 triệu đồng/tháng đối với người đã có kinh nghiệm. 

Ngoài ra, mức lương của chuyên viên pháp chế còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác như quy mô hoạt động, khối lượng công việc cần đảm nhận, chính sách,… của công ty mà bạn ứng tuyển.

Mức lương của chuyên viên pháp lý khá cao và hấp dẫn

Nếu có nhu cầu tìm kiếm việc làm chuyên viên pháp chế tại những công ty uy tín với mức lương tốt, hãy nhanh tay truy cập Đọc Ngẫm.vn. Vô vàn cơ hội hấp dẫn đang đón chờ bạn!
 

 

Như vậy, qua bài viết trên, Đọc Ngẫm đã giúp bạn hiểu rõ hơn về các vấn đề liên quan đến vị trí chuyên viên pháp chế. Nếu bạn yêu thích và có mong muốn theo đuổi công việc này, hãy cố gắng rèn luyện kiến thức chuyên môn, tích lũy những kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm cần có nêu trên để sớm đạt được mục tiêu nhé!

 

Qua bài viết trên, Đọc Ngẫm đã giúp bạn hiểu rõ hơn về công việc chuyên viên pháp chế và các vấn đề cần thiết có liên quan. Hy vọng đây sẽ là phần tài liệu tham khảo hữu ích cho bạn trong quá trình tìm việc làm. Ngoài ra, nếu bạn đang có nhu cầu tìm kiếm công việc chuyên viên pháp chế hay nhiều công việc khác tại những công ty uy tín với mức lương hấp dẫn. Vui lòng truy cập website Đọc Ngẫm để tham khảo vô vàn vị trí việc làm. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo mức lương từng công việc cụ thể tại VietnamSalary.vn nhé! 

Top từ khóa tìm kiếm nhiều nhất:

tìm việc làm | tìm việc làm Hà Nội | tìm việc làm Bắc Giang | tìm việc làm Bắc Ninh | tìm việc làm Đà Nẵng | recruiter | internship | việc làm Biên Hòa | việc làm tphcm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *