Chùa Keo Thái Bình: Nghệ thuật kiến trúc cổ kính và độc nhất
Chùa Keo còn được biết tới với biệt danh khác là “Thần Quang Tự”. Tọa lạc tại xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Chùa được xây dựng lâu đời từ năm 1632 dưới thời vua Lê Trung Hưng. Ngôi chùa nổi tiếng bởi lối kiến trúc “Nội công ngoại quốc”. Tính tới đầu thế kỷ 21, chùa Keo là ngôi chùa cổ lớn nhất Việt Nam với diện tích hơn 58.000m2, gồm 21 tòa kiến trúc với 157 gian. Cùng Đọc Ngẫm tìm hiểu rõ hơn kiến trúc đặc sắc của ngôi chùa này nhé!
Đức Mẹ Măng Đen – Một pho tượng huyền bí và mang đầy phép lạ
Tổng quan về chùa Keo Thái Bình
Với lịch sử lâu đời xuyên suốt hơn 40 thập kỉ, chùa đã được tu bổ nhiều lần vào năm 1689, 1707, 1941, 1957, 2004. Tuy vậy, ngôi chùa vẫn giữ được nét cổ kính cùng bản sắc kiến trúc vô cùng độc đáo. Có thể nói, chùa Keo là một công trình kiến trúc cổ đáng giá nhất trong hệ thống dạng thức “tiền Phật hậu Thánh” và chùa “trăm gian”. Nơi đây thờ Thánh tổ Dương Không Lộ – một nhà sư thời Lý uyên thâm trong lĩnh vực Phật học. Kiến trúc của chùa được chia thành hai cụm chính là chùa thờ Phật và Đền thờ Thánh Dương Không Lộ.
Ao Bà Om – Bí ẩn của những câu chuyện truyền thuyết
Tìm hiểu kiến trúc chính độc đáo của chùa Keo Thái Bình
Tam quan ngoại
Được chia thành ba gian, hai chái, khung gỗ, bốn chân hàng cột, mái lợp ngói mũi hài. Vì chính được thiết kế kiểu giá chiêng và vì nách theo kiểu chồng rường. Mặt trước là bốn trụ biểu và một mảnh sân lát đầy đá. Mặt sau có một hồ nước, bờ kè đá với diện tích tương đối rộng. Lối dẫn khách du lịch tham quan khu vực Tam quan nội được bao bọc xung quanh hồ nước.
Tam quan nội
Mặt sau là hồ nước, khung gỗ cùng ba gian, hai chái, bốn hàng chân cột, bốn bộ vì và mái lợp ngói mũi hài. Phần hai vì được thiết kế kiểu chồng rường, phần vì hồi theo kiểu kẻ chuyền. Tam quan nội được chạm khắc rất tinh xảo với những nét kiến trúc độc đáo, đầy tính nghệ thuật. Điểm nổi bật chính là bộ cửa đặt tại vị trí trung quan với lối kiến trúc nghệ thuật của thế kỷ XVII.
Chùa thờ Phật
Được xây dựng trên mặt phẳng hình chữ Công và bao gồm ba tòa (Chùa Ông Hộ, Ống muống và Tam bảo).
– Chùa Ông Hộ
– Tòa Ống muống
– Tòa Tam bảo
Đền Thánh và tòa Giá roi
Được xây dựng trên mặt bằng hình chữ Công với ba tòa là: Thiêu hương (5 gian), Ống muống (3 gian), Thượng điện (5 gian). Mặt trước đền là toà Giá roi (5 gian).
Gác chuông
Được xây dựng theo hình thức chồng diêm cổ các, gồm có 3 tầng, 12 mái, khung gỗ và mái lợp ngói mũi hài. Lối kiến trúc này dưới thời Lê, là gác chuông to, đẹp nhất Việt Nam và được đánh giá là biểu tượng văn hóa của Thái Bình.
Hai dãy hành lang phía Đông và phía Tây
Được xây dựng quanh chùa Phật – Đền Thánh, mặt trước là hàng dậu và Tam quan nội, mặt sau là Gác chuông được kết hợp thành ô chữ Quốc. Bên cạnh đó, hai dãy hành lang đều dựng trên mặt phẳng hình chữ L với kết cấu khung gỗ, mái lợp ngói, mỗi dãy lên đến 33 gian.
Bên cạnh các kiến trúc chính, ngôi chùa còn sở hữu những kiến trúc phụ trợ có thể kể đến như Tăng xá, Nhà khách và Trụ sở Ban Quản lý Di tích. Song song đó, nơi đây còn lưu giữa lên đến 197 di vật có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học. Đặc biệt, chùa Keo Thái Bình danh dự góp mặt tại bảng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt do chính Thủ tướng Chính phủ quyết định năm 2012.
Chùa Thiên Ấn – Ngôi chùa 300 năm tuổi gắn liền với những giai thoại
Ngày chùa Keo mở hội hằng năm
Lễ hội được diễn ra xuyên suốt từ ngày 13 đến 15/9 Âm lịch. Tại đây, triển khai rất nhiều hoạt động vui chơi và đặc sắc, nổi bật là trò kéo lửa thổi cơm,… Lễ hội còn mang đậm nét lịch sử bởi tái hiện rõ nét cuộc đời của Quốc sư Dương Không Lộ. Chính vì lẽ đó, lễ hội chùa Keo được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia vào năm 2017.
Những điều lưu ý khi tham quan chùa Keo
Không nên ăn mặc màu mè, phản cảm
Tránh chụp ảnh quá nhiều nhằm giữ được sự tôn nghiêm vốn có
Tuyệt đối không tùy ý đụng chạm hoặc lấy đi bất cứ đồ vật gì trong chùa
Không giẫm đạp cây cỏ, hoa lá và bàn ghế
Vứt rác đúng nơi quy định
Cần có sự cho phép của ban quản lý của chùa trước khi quay/chụp hình
Chùa Keo Thái Bình không chỉ sở hữu lối kiến trúc độc đáo và đầy cổ kính với bề dày lịch sử lên đến 400 năm mà còn là chốn linh thiêng để các tín đồ đến cầu bình an. Để có chuyến tham quan chùa Keo đầy thú vị và suôn sẻ, hãy ghé tham khảo website Đọc Ngẫm các Tour hành hương 2023 hoặc liên hệ số điện thoại để được tư vấn cụ thể nhé!
Chùa Đậu Thường Tín – Nét đẹp di tích lịch sử văn hoá cổ giữa thủ đô Hà Nội
Để lại một bình luận