Chùa Hoằng Pháp Ngôi chùa Phật tồn tại hơn nửa thế kỷ giữa lòng Sài Gòn
Thành phố Hồ Chí Minh là khu vực thu hút đông đảo khách du lịch mỗi năm bởi nơi đây không chỉ sở hữu những tòa nhà hiện đại cao ốc chọc trời mà còn sở hữu cho mình những địa điểm tham quan tâm linh nổi tiếng được xây dựng giữa lòng thành phố. Trong số đó, chùa Hoằng Pháp là một trong những ngôi chùa thu hút khách du lịch, đặc biệt là những tín đồ Phật giáo thập phương ở tại thành phố cũng như các khu vực lân cận. Vậy có những đặc điểm gì nổi bật tại ngôi chùa Hoằng Phápnày, hãy cũng Đọc Ngẫmtìm hiểu ngay nhé!
Địa danh chùa Hoằng Pháp
1. TỔNG QUAN VỀ CHÙA HOẰNG PHÁP
1.1. Chùa Hoằng Pháp nằm ở đâu?
Chùa Hoằng Pháp tọa lạc tại số 96 ấp Tân Thới 3, xã Tân Hiệp, huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh. Chùa Hoằng Pháp được xây dựng theo lối kiến trúc Bắc Tông. Nơi đây được xem như là một trong những trung tâm tu học Phật pháp và là trung tâm văn hóa Phật giáo lớn nhất Việt Nam. Và ngôi chùa được trụ trì bởi Đại đức Thích Tâm Trường.
Ngoài ra, Chùa Hoằng Pháp còn là nơi tổ chức các khóa học tu hè cũng như các hoạt động lễ Phật giáo dành cho các Phật tử quy tụ đông đảo các học viên khác nhau tại thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh thành khác.
1.2. Đường đi đến chùa Hoằng Pháp
Chùa Hoằng Pháp cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh khoảng 11km. Nếu đi từ trung tâm thành phố, bạn sẽ đi thẳng con đường Trường Chinh để đến đường Xuyên Á/Quốc Lộ 22. Sau đó, bạn tiếp tục đi thẳng con đường này để đến với đường Nguyễn Thị Nuôi và rẽ phải vào đường Nguyễn Thị Nuôi. Tiếp đến, bạn đi hết đường Nguyễn Thị Nuôi và rẽ trái vào đường Lê Lợi. Cuối cùng, bạn đi thẳng đường Lê Lợi để gặp biển chỉ dẫn rẽ phải vào địa danh chùa Hoằng Pháp.
Bản đồ đường đi đến chùa Hoằng Pháp
Trên đường đi đến chùa Hoằng Pháp, bạn cũng có thể tham quan các địa điểm dừng chân khác nhau như chợ An Sương, công viên Đá Nhật RinRin Park,…
2. KHÁM PHÁ VẺ ĐẸP TẠI CHÙA HOẰNG PHÁP
2.1. Cổng chùa tại chùa Hoằng Pháp
Chùa Hoằng Pháp khoác lên mình những kiến trúc độc đáo từ hệ phái Bắc Tông. Về cổng chùa, các vòm mái được thiết kế những đường cong cách điệu với phần phía trên mái cổng chùa được lợp bằng lớp mái ngói màu đỏ gạch mang kiến trúc đậm nét văn hóa của những ngôi chùa xưa cổ.
Cổng chùa tại chùa Hoằng Pháp
Ngoài ra, hai bên cổng chùa còn được khắc hai dòng chữ “Từ Bi” và “Trí Tuệ” mang lại ý nghĩa giúp đỡ, đem đến niềm vui cho người khác cũng như có khả năng suy nghĩ và hành động bằng cách sử dụng kiến thức, kinh nghiệm và sự hiểu biết để có những cái nhìn sâu sắc về cuộc sống.
2.2. Khuôn viên và Chánh Điện tại chùa Hoằng Pháp
Đi vào bên trong cổng chùa là khuôn viên của chùa Hoằng Pháp được trang trí hai bên là những chậu cây kiểng được tỉa cắt tỉ mỉ cùng với những hàng cây xanh to lớn, những màu sắc từ những loài hoa đa dạng khác nhau tạo nên bầu không khí trong lành, tươi xanh cũng như đem lại màu sắc rực rỡ cho ngôi chùa.
Khuôn viên và Chánh Điện tại chùa Hoằng Pháp
Ngoài ra, Chánh Điện tại chùa Hoằng Pháp cũng được thừa hưởng lối kiến trúc của hệ phái Bắc Tông với cấu trúc 2 tầng và 8 mái cùng với hệ thống cột mái, cột trần kiên cố được xây dựng bởi lớp gạch Granite có xuất xứ từ Tây Ban Nha. Hơn nữa, Chánh Điện chùa Hoằng Pháp sở hữu chiều dài 42m và chiều rộng 18m với tổng diện tích là 756m2 sở hữu lớp mái ngói màu đỏ tạo nên bức tranh rực rỡ giữa muôn ngàn sắc xanh của cây xanh hai bên khuôn viên của Chánh Điện và màu xanh lam của mây trời.
2.3. Bức tượng Phật Quan Thế Âm Bồ Tát tại chùa Hoằng Pháp
Bên cạnh Chánh Điện của chùa Hoằng Pháp là nơi thờ Phật mẹ Quan Thế Âm Bồ Tát được bao bọc bởi tảng đá lớn nằm ngay phía sau lưng và hàng cây xanh trải dài xung quanh tượng Phật. Khi đứng trước Phật mẹ Quan Thế Âm Bồ Tát, bạn sẽ cảm nhận như được che chở phù hộ bởi Đức mẹ và cảm thấy sự thanh tịnh, bình yên trong tâm hồn.
Tượng phật Quan Thế Âm Bồ Tát tại chùa Hoằng Pháp
2.4. Tháp Nhị Nghiêm tại chùa Hoằng Pháp
Bên cạnh chùa Hoằng Pháp cũng có sự xuất hiện của Tháp Nhị Nghiêm. Nơi đây là nơi viên tịch của cố Hòa thượng Ngộ Chân Tử, người đã từng xây dựng ngôi chùa và là trụ trì tại ngôi chùa trong nhiều năm. Tháp có móng hình tròn và được thiết kế bằng hình vòm được ốp gạch men. Đỉnh tháp xuất hiện chữ “Vạn” biểu hiện cho sự vĩnh hằng và công đức vô lượng.
Tháp Nhị Nghiêm tại chùa Hoằng Pháp
3. KINH NGHIỆM KHI THAM QUAN TẠI CHÙA HOẰNG PHÁP
Vì chùa Hoằng Pháp giống như đa số các ngôi chùa khác là nơi tôn nghiêm, linh thiêng nên khi tham quan tại ngôi chùa này thì tốt nhất bạn nên chuẩn bị cho mình những trang phục lịch sự và chỉnh tề để thể hiện sự tôn trọng đối với Đức Phật và bề trên. Hơn nữa, thời điểm tốt nhất để bạn tham quan chùa Hoằng Pháp là khung giờ từ 3-4h vì những khung giờ này đa phần trời sẽ mát dịu và bạn sẽ ít chịu ảnh hưởng bởi cái nóng của Sài Gòn. Ngoài ra, khi tham quan chùa thì bạn nên tránh gây ồn ào hoặc đùa giỡn để giữ sự thanh tịnh, yên ắng cho ngôi chùa.
Chùa Hoằng Pháp không chỉ là ngôi chùa mang vẻ đẹp linh thiêng tồn tại từ hơn nửa thế kỷ mà còn mang lại nhiều sự bình yên, thanh tịnh trong tâm trí mỗi con người giữa Sài Gòn xa hoa, tráng lệ nhưng vô cùng tấp nập, đầy rẫy sự lo toan. Nếu bạn có dịp ghé thăm thành phố Hồ Chí Minh, hãy thử đặt chân đến chùa Hoằng Pháp để tìm kiếm cho mình sự an yên, sâu lắng trong tâm hồn cũng như hít thở bầu không khí trong lành sau những ngày vất vả, lo lắng trong cuộc sống cũng như cảm nhận sự linh thiêng nơi Đức Phật ban tặng.
Nếu bạn có kế hoạch cho chuyến du lịch của mình thì hãy liên hệ ngay với Đọc Ngẫm hoặc liên hệ qua số điện thoại để được tư vấn tận tình nhé!
Để lại một bình luận