Chùa Đậu Thường Tín: Nét đẹp di tích lịch sử văn hoá cổ giữa thủ đô Hà Nội

Chùa Đậu Thường Tín: Nét đẹp di tích lịch sử văn hoá cổ giữa thủ đô Hà Nội
0 Shares

Chùa Đậu Thường Tín: Nét đẹp di tích lịch sử văn hoá cổ giữa thủ đô Hà Nội

Chùa Đậu Thường Tín hay còn được biết đến với tên gọi ngắn gọn là Chùa Đậu nổi tiếng với những kiến trúc mang đậm nét lịch sử, văn hóa Việt Nam bởi nơi đây tồn tại qua các giai đoạn vương triều khác nhau và là một trong những di tích lịch sử lâu đời tại huyện Thường Tín thu hút khách tham quan cũng như những người đam mê khám phá bề dày lịch sử lâu đời tại ngôi chùa này. Vậy chùa Đậu Thường Tín có những đặc điểm gì nổi bật, hãy cùng Đọc Ngẫm tìm hiểu thêm chi tiết về ngôi chùa này nhé!

1. TỔNG QUAN VỀ CHÙA ĐẬU THƯỜNG TÍN

1.1. Chùa Đậu Thường Tín nằm ở đâu?

Chùa Đậu Thường Tín tọa lạc tại cuối làng thôn Gia Phúc, xã Nguyễn Trãi, huyện Thường Tín, Hà Nội. Nơi đây sở hữu những kiến trúc cổ lâu đời gần 2000 năm và là nơi trong số ít những ngôi chùa tại Việt Nam thờ Bà Đậu hay nữ thần Pháp Vũ thuộc trong hệ thống Tứ Pháp bao gồm Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện. Hơn nữa, chùa Đậu Thường Tín còn là nơi nằm trong hệ thống di tích lịch sử văn hóa tại huyện Thường Tín bởi tồn tại những cổ vật từ nhiều đời vua khác nhau.

1.2. Đường đi đến Chùa Đậu Thường Tín

Chùa Đậu Thường Tín nằm cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 25km. Nếu đi từ trung tâm Hà Nội, bạn sẽ di chuyển theo đường hướng Quốc lộ 1A để hướng đến xã Nguyễn Trãi. Đến xã Nguyễn Trãi, bạn rẽ phải và tiếp tục di chuyển khoảng 2km nữa để gặp bảng chỉ dẫn hướng vào chùa Đậu Thường Tín. Trước đây, khu vực này thuộc tỉnh Hà Tây nên nhiều du khách sẽ tìm đến chùa Đậu Hà Tây thay vì chùa Đậu Thường Tín Hà Nội như hiện tại.

đường đi chùa đậu

Đường đi đến chùa Đậu Thường Tín

2. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH CHÙA ĐẬU THƯỜNG TÍN

Theo lịch sử ghi chép lại, chùa Đậu Thường Tín được khởi công xây dựng vào thế kỷ thứ 3 sau công nguyên cách đây gần 2000 năm và được tu sửa qua nhiều lần. Từ thời phong kiến, ngôi chùa này chủ yếu dành cho các vị vua và người dân chỉ được vào lễ bái khi có lễ hội nên nhiều người gọi tên ngôi chùa này là chùa Vua. Đặc biệt, dưới thời vua Lê Thần Tông, chùa Đậu Thường Tín được trùng tu với quy mô lớn với bề thế khang trang, uy nghiêm và chùa đã được phong tặng là “Đệ nhất danh lam” bởi nơi đây được Phật tử và người dân xung quanh xem như là nơi đất Phật do sự linh ứng mà nơi đây mang lại.

Xem thêm  Chùa Chuông: Đệ nhất danh thắng của Hưng Yên

Ngoài ra, vào thời Pháp thuộc được xem là thời điểm ngôi chùa bị tàn phá và đốt cháy dữ dội. Đến năm 2010, cùng với sự giúp đỡ của người dân và các mạnh thường quân, chùa Đậu Thường Tín được đem đi cải tạo, tu sửa và trở thành một điểm đến tham quan cũng như cúng bái của người dân Hà Nội nói riêng và khách du lịch trong nước nói chung.

3. KHÁM PHÁ NHỮNG NÉT ĐẸP TẠI CHÙA ĐẬU THƯỜNG TÍN

3.1. Kiến trúc độc đáo tại chùa Đậu Thường Tín

chùa Đậu Thường Tín được xây dựng từ ngàn xưa nên kiến trúc nơi đây được xây dựng theo kiểu “nội công, ngoại quốc” với quy mô tổng thể lớn như cung điện nhưng mang màu sắc đậm nét cổ xưa. Khuôn viên chùa được xây dựng các hạng mục chính bao gồm Tam Quan, nhà tả vu – hữu vu, tiền đường, tam bảo, nhà tổ,… và ngôi chùa hiện còn đang giữ nhiều di vật cũng như cổ vật từ thời phong kiến xa xưa gồm 6 bia đá được khắc từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 18. Hơn nữa, nghệ thuật kiến trúc của chùa còn mang nhiều nét độc đáo đặc trưng của những năm thuộc thế kỷ 17 từ những mái ngói mũi hài, các cột, xà chạm khắc hình rồng cho đến những bệ đá hoa sen.

quang cảnh chùa đậu

Quang cảnh tại chùa Đậu Thường Tín

Thêm vào đó, bên trong chùa Đậu Thường Tín còn treo hai tấm biển gỗ được sơn màu son thếp vàng và được khắc hai bài thơ chữ Nôm bao gồm bài thơ Nôm của chúa Trịnh Căn và bài thơ Nôm của chúa Trịnh Cương và được biên soạn bởi một danh sĩ có tiếng đời vua Lê Hiển Tông là Phan Trọng Phiên.

3.2. Cổng Tam Quan tại Chùa Đậu Thường Tín 

Cổng Tam Quan tại chùa Đậu Thường Tín được xây dựng với cấu trúc hai tầng tám mái và trên tầng của cổng chùa được treo một quả chuông đồng tồn tại từ thời Tây Sơn năm 1801. Tiêu biểu nhất của cổng chùa chính là phần mái lợp được làm bằng ngói vảy cá đỏ và các góc mái được chạm khắc theo hình đầu đao cong vút. Đây là một trong những phong cách kiến trúc đặc trưng của đời nhà Lý thời bấy giờ. 

Xem thêm  Chùa Cam Lộ: Nơi có bảo tháp thờ Phật được xác nhận kỷ lục

cổng tam quan

Cổng Tam Quan tại chùa Đậu Thường Tín

Ngoài ra, những mảng chạm mang họa tiết hình rồng chầu mặt nguyệt, lân, phượng kết hợp với chữ Hán mang đậm nét đặc trưng văn hóa của những kiến trúc nghệ thuật thời phong kiến từ thế kỷ 17.

3.3. Chánh Điện tại chùa Đậu Thường Tín

Bên trong Chánh Điện tại chùa Đậu Thường Tín là một gian tiền đường được trưng bày cùng với tượng những vị Thập bát La Hán. Nơi đây mang lại những kiến trúc độc đáo nghệ thuật thừa hưởng từ thời vua Lê với các nét chạm trổ tỉ mỉ, tinh xảo. Phía sau chánh điện là một điện thờ nhỏ được thờ nữ thần Pháp Vũ thuộc trong hệ thống Tứ Pháp. Đặc biệt, cách bày trí tại chùa Đậu Thường Tín thể hiện cấu trúc “Tiền Phật, Hậu Thánh” vô cùng cổ xưa nhưng đậm nét tính chất văn hóa lâu đời.

tượng thập bát la hán

Tượng các vị la hán tại chùa Đậu Thường Tín

Ngoài ra, Chánh Điện chùa Đậu Thường Tín còn là nơi lưu giữ tượng táng tương đối còn nguyên vẹn của hai nhà sư Vũ Khắc Minh và Vũ Khắc Trường. Đây là 2 trong số 4 bức tượng nhục thân còn tồn tại ở Việt Nam. Vì thế, hai pho tượng này được xem như “bảo vật quốc gia” thiêng liêng và được người dân tôn kính như hai vị Đức Phật sống. Và đây cũng là hai vị trụ trì chùa Đậu Thường Tín vào nửa đầu thế kỷ 17. 

4. LƯU Ý KHI THAM QUAN TẠI CHÙA ĐẬU THƯỜNG TÍN

chùa Đậu Thường Tín là nơi tôn nghiêm và có bề dày lịch sử lâu đời nên khi bạn tham quan khu vực này thì tốt nhất nên chuẩn bị cho mình những trang phục lịch sự, chỉnh tề nhằm thể hiện sự tôn trọng, tôn kính với các bậc bề trên. Hơn nữa, vì không gian chùa rất yên tĩnh nên khi tham quan nơi đây bạn phải hạn chế sự ồn ào. 

Chùa Đậu Thường Tín là một địa điểm không những mang đậm nét lịch sử văn hóa lâu đời khi sở hữu những kiến trúc cổ đặc trưng từ các đời nhà vua khác nhau mà còn là nơi linh thiêng linh ứng để cúng bái, cầu mong mang lại những điều tốt lành. Nếu bạn có dịp ghé thăm thủ đô Hà Nội, hãy đặt chân đến tham quan chùa Đậu Thường Tín để khám phá tận mắt vẻ đẹp của những kiến trúc cổ xưa phong kiến cũng như hiểu biết thêm lịch sử hào hùng ngàn đời của dân tộc nước ta. 

Nếu bạn có kế hoạch cho chuyến du lịch của mình thì hãy liên hệ ngay với Đọc Ngẫm hoặc liên hệ qua số điện thoại để được tư vấn tận tình nhé! 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *