Khái quát về việc thỏa thuận quốc tế? Chấm dứt hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ thỏa thuận quốc tế?
Trong khi nền kinh tế thị trường ngày càng được mở rộng và phát triển thì vấn đề liên quan đến các hoạt động của các quốc gia đối với lãnh thổ, vùng trời, vùng biển và vùng đất là những điều không thể tránh khỏi. Vậy để có thể đảm bảo được các quyền hạn và lợi ích đồng thời là những nghĩa vụ của các nước có lãnh thổ bị đi qua và những quốc gia thực hiện việc đi qua lạnh thổ trong quá trình hoạt động thương mại của mình thì các quốc gia trên thế giới đã thực hiện các việc ký kết các điều ước quốc tế và thỏa thuận quốc tế. Chính vì thế mà các khái niệm về điều ước quốc tế và thỏa thuận quốc tế trong thời buổi kinh tế thị trường ngày càng phát triển thì nó ngày càng trở nên rất quen thuộc đối với mỗi cá nhân trong thời kì đất nước hội nhập hiện nay.
Bên cạnh việc tham gia vào các điều ước, thỏa thuận trong việc xây dựng hệ thống pháp luật theo tinh thần xây dựng tiến bộ thì cũng có những thỏa thuận quốc tế mà pháp luật nước ta thực hiện việc chấm dứt hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ khi không đảm bảo được các điều kiện như đã thỏa thuận trước đó. Vậy pháp luật nước ta đã quy định về việc chấm dứt hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ thỏa thuận quốc tế có nội dung như thế nào? Trong nội dung bài viết dưới đây, Đọc Ngẫm sẽ cung cấp về nội dung về chấm dứt hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ thỏa thuận quốc tế này. Hi vọng những thông tin chúng tôi cung cấp sẽ hữu ích đối với bạn đọc.
Tổng đài Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7:
Cơ sở pháp lý: Luật Thỏa thuận quốc tế 2020
1. Khái quát về việc thỏa thuận quốc tế
Trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hành thì thỏa thuận quốc tế được định nghĩa dưới góc độ pháp lý mà cụ thể là căn cứ theo khoản 1 điều 2 Luật thỏa thuận quốc tế 2020 quy định cụ thể:
” 1. Thỏa thuận quốc tế là thỏa thuận bằng văn bản về hợp tác quốc tế giữa bên ký kết Việt Nam trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình với bên ký kết nước ngoài, không làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo pháp luật quốc tế.”
Trong đó thì chủ thể của thỏa thuận quốc tế được xác định là quốc gia hay còn được biết đến là sự nhân danh Nhà nước hoặc chính phủ. Trong đó thì một bên là các chủ thể của luật quốc tế như quốc gia khác, tổ chức quốc tế liên chính phủ hay được xác định là các dân tộc đang đấu tranh giành quyền tự quyết, chủ thể đặc biệt khác. Chính vì thế mà tất cả các chủ thể tham gia điều ước quốc tế đều là chủ thể của luật quốc tế
Trên cơ sở quy định của pháp luật Việt nam hiện hành về hình thức của thỏa thuận quốc tế thì thỏa thuận quốc tế này thì phải được thể hiện bằng văn bản. Đồng thời thì đối với một thỏa thuận quốc tế phải có những nội dung được pháp luật quy định chủ yếu bao gồm:
– Tên gọi của văn bản; tên các bên ký kết;
– Lĩnh vực, nội dung, phương thức hợp tác;
– Thời điểm bắt đầu có hiệu lực, thời hạn hiệu lực;
– Ngày ký, địa điểm ký, ngôn ngữ ký;
– Họ tên, chức danh của người đại diện ký.
Bên cạnh đó thì một Thỏa thuận quốc tế có thể có các nội dung khác các pháp luật này quy định là cần thiết. Không những thế mà pháp luật này còn có quy định rõ về vấn đề nội dung của thỏa thuận quốc tế phải được thể hiện thỏa thuận quốc tế đó mà đặc biệt phải không có giá trị ràng buộc về pháp lý.
2. Chấm dứt hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ thỏa thuận quốc tế
Trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hành thì không thể nào bỏ qua được nội dung của một thỏa thuận quốc tế. Bởi vì trong các thỏa quốc tế thì có quy định về nội dung của thỏa thuận quốc tế nhân danh đơn vị trực thuộc. Do đó thì dưới góc độ pháp lý của Việt Nam thì Thỏa thuận quốc tế được thể hiện bằng văn bản đồng thời nội dung còn được biết đến là việc nêu ý định hợp tác thông qua các hoạt động cụ thể trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị trực thuộc đó.
Đồng thời thì những Thỏa thuận quốc tế phải có những nội dung chủ yếu sau: Tên gọi của văn bản; tên các bên ký kết; lĩnh vực, nội dung, phương thức hợp tác; thời điểm bắt đầu có hiệu lực, thời hạn hiệu lực; ngày ký, địa điểm ký, ngôn ngữ ký; họ tên, chức danh của người đại diện ký. Thỏa thuận quốc tế có thể có các nội dung khác, như cơ chế trao đổi thông tin, bảo mật, chi phí, giải quyết tranh chấp, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, chấm dứt hiệu lực của thỏa thuận quốc tế. Dựa trên các nội dung của Thỏa thuận quốc tế mà một quốc gia có thể quyết định việc tham gia hoặc không tham gia thỏa thuận quốc tế đó. Đồng thời thì theo như quy định của pháp luật thì sau khi thực hiện hoạt động ký kết các thỏa thuận quốc tế được thực hiện thì các quốc gia cũng sẽ được có quyền chấm dứt hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ thỏa thuận quốc tế. Cụ thể theo như quy định tại Điều 34 Luật thỏa thuận quốc tế 2020 quy định việc điều kiện Việt Nam có thể thực hiện hoạt động chấm dứt hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện thỏa thuận quốc tế như sau:
“1. Thỏa thuận quốc tế có thể bị chấm dứt hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện theo quy định của thỏa thuận quốc tế đó hoặc theo thỏa thuận giữa bên ký kết Việt Nam và bên ký kết nước ngoài.
2. Bên ký kết Việt Nam phải chấm dứt hiệu lực hoặc rút khỏi thỏa thuận quốc tế nếu quá trình thực hiện thỏa thuận quốc tế có sự vi phạm một trong các nguyên tắc quy định tại Điều 3 của Luật này.
3. Cơ quan, người có thẩm quyền quyết định việc ký kết thỏa thuận quốc tế thì có thẩm quyền quyết định việc chấm dứt hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện thỏa thuận quốc tế đó.
4. Trình tự, thủ tục chấm dứt hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện thỏa thuận quốc tế được tiến hành tương tự trình tự, thủ tục ký kết thỏa thuận quốc tế quy định tại Luật này.
5. Cơ quan nhà nước ở trung ương, cơ quan nhà nước cấp tỉnh, cơ quan trung ương của tổ chức thông báo cho Bộ Ngoại giao về việc chấm dứt hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện thỏa thuận quốc tế quy định tại các mục 1, 2, 3, 4, 5 và 7 Chương II của Luật này trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày việc chấm dứt hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện thỏa thuận quốc tế có hiệu lực”.
Từ quy định vừa được nêu ra ở trên có thể thấy rằng khi tham gia vào việc ký kết một tỏa thuận quốc tế thì không phải các quốc gia sẽ phải nhất nhất tuân theo các quy định của thỏa thuận quốc tế mà có thể thực hiện các hoạt động chấm dứt hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện thỏa thuận quốc tế hoặc theo thỏa thuận giữa bên ký kết khi có các hành vi vi phạm quy định của sự thỏa thuận trước đó. Đồng thời thì các hoạt động có thể bị chấm dứt hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện do Cơ quan, người có thẩm quyền quyết định việc ký kết thỏa thuận quốc tế theo quy định của thỏa thuận quốc tế đó hoặc theo thỏa thuận giữa bên ký kết Việt Nam và bên ký kết nước ngoài.
Bên cạnh quy định tại Luật này thì theo như Chính phủ đã ban hành Nghị định số 64/2021/NĐ-CP về ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế nhân danh tổng cục, cục thuộc bộ, cơ quan ngang bộ; cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh; UBND cấp huyện; UBND cấp xã ở khu vực biên giới; cơ quan cấp tỉnh của tổ chức. Theo đó, trình tự, thủ tục ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh cơ quan cấp sở, UBND cấp huyện, UBND cấp xã biên giới
Như vậy có thể thấy pháp luật đã quy định cụ thể về trình tự, thủ tục chấm dứt hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện thỏa thuận quốc tế nhân danh Nhà nước, Chính phủ, theo đó trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm phối hợp với cơ quan đề xuất hoặc cơ quan khác được Thủ tướng Chính phủ phân công thực hiện thỏa thuận, Thẩm quyền chấm dứt hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện thỏa thuận quốc tế ở đây là Chủ tịch nước quyết định việc ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh Nhà nước và thủ tướng Chính phủ quyết định việc ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh Chính phủ.
Thực hiện đúng theo quy định về thủ tục chấm dứt hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện thỏa thuận quốc tế còn nhằm bảo đảm sự tôn trọng các quyền củ mỗi quốc gia trong việc đồng bộ, thống nhất với các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan trực tiếp, như Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Luật Điều ước quốc tế, Luật Quản lý nợ công. Bên cạnh đó có thể khắc phục những bất cập, khó khăn đã bộc lộ trong quá trình triển khai thi hành Pháp lệnh ký kết và thực hiện Thỏa thuận quốc tế, bảo đảm phù hợp với chủ trương cải cách thể chế, đơn giản hóa thủ tục hành chính hiện nay ở nước ta theo quy định của pháp luật.
Trên đây là bài phân tích mới nhất của Đọc Ngẫm về việc Chấm dứt hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ thỏa thuận quốc tế của các cơ quan chủ thể có thẩm quyền theo quy định mới nhất năm 2021. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến trường hợp này hoặc các vấn đề pháp luật về thỏa thuận quốc tế khác, vui lòng liên hệ: để được tư vấn – hỗ trợ!
Để lại một bình luận