Cây sâm đất là gì? Tác dụng của cây sâm đất đối với sức khỏe

Cây sâm đất là gì? Tác dụng của cây sâm đất đối với sức khỏe
0 Shares

Từ xa xưa cây sâm đất đã được biết đến như một vị thuốc chữa trị nhiều bệnh lý khác nhau như: sỏi thận, cao huyết áp, bàng quang, táo bón… Tuy nhiên cần hiểu rõ về đặc tính, cách bào chế cũng như cách sử dụng thì mới có thể khai thác được tối đa hiệu quả mà nó đem lại. Xem ngay bài viết dưới đây của Mua Bán để có thể hiểu rõ hơn về loại cây này nhé!

Cây sâm đất là gì? Tác dụng của cây sâm đất đối với sức khỏe
Cây sâm đất là gì? Những tác dụng của sâm đất mang lại

1. Giới thiệu về cây sâm đất

Cây sâm đất thuộc họ rau sam, có tên gọi khoa học là Talinum fruticosum. Trong dân gian cây này còn được gọi với nhiều tên khác nhau như: sâm mồng tơi, giả nhân sâm, sâm thảo, đông dương sâm,… Đây là loài cây mọc hoang tại nhiều vùng miền nhưng phân bố chủ yếu tại vùng trung du miền núi ở nước ta.

Về đặc điểm nhận diện: Cây sâm đất có những điểm nhận diện nổi bật sau

  • Thân cây thường mọc đứng với phần thân nhẵn và phía dưới được phân thành từng nhánh.
  • Lá cây mọc so le, có hình trái xoan, cuống rất ngắn. Với phiến lá dày, hơi mập và 2 mặt  lá đều bóng, phần mép lá có hình dạng hơi lượn sóng.
  • Hoa có màu hồng tím nhỏ, xếp thành chùm thưa ở ngọn và các nhánh cây với chiều dài khoảng 30cm. Vào tháng 6 đến tháng 7 là thời điểm cây cho ra hoa.
  • Quả thường có kích thước nhỏ, khi chín có màu đỏ nâu hoặc xám tro, màu sẫm tựa như quả của cây rau mồng tơi. Hạt rất nhỏ, dẹt và có màu đen nhánh. Thời điểm thu hoạch quả rơi vào khoảng tháng 9 đến tháng 10.

Về giá trị dinh dưỡng:

Theo các nhà khoa học sâm đất chứa nhiều thành phần dinh dưỡng như như pectin, sắt, canxi, protein, polysaccharide, saponin, fructooligosaccharide, axit béo, các vitamin cùng nhiều khoáng chất khác. Đây là những dưỡng chất có lợi và rất tốt cho sức khỏe người dùng.

Giới thiệu về cây sâm đất
Giới thiệu về cây sâm đất: Đặc điểm, hình dạng,…

Xem thêm: Cây cần thăng và 3 ý nghĩa nổi bật nhất!

2. Phân biệt 11 loại sâm đất về tác dụng

Sâm đất có 11 loại phổ biến với nhiều công dụng khác nhau. Hãy xem ngay bảng dưới đây để phân biệt về công dụng của 11 loại sâm đất này nhé:

Phân loạiCông dụng
Hoàng Sin Cô
  • Hỗ trợ đường tiêu hóa, hỗ trợ giảm cân và điều hòa huyết áp.
Sâm Ngọc Linh
  • Chống oxy hóa làm giảm quá trình lão hóa da giúp da đẹp hơn, tóc mượt hơn.
  • Giảm suy nhược hệ thần kinh, chống trầm cảm, có chức năng phục hồi chứng stress.
  • Ngoài ra nó còn tăng cường sinh lực của nam và nữ.
Thổ Hào sâm
  • Điều trị ho, thiếu máu, mất ngủ, chán ăn, suy nhược cơ thể.
Sâm Cau Rừng (Tiêm Mao)
  • Tăng cường hệ miễn dịch.
  • Giảm cholesterol xấu trong máu.
  • Giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư.
  • Tăng cường sức khỏe não bộ.
  • Tăng cường khả năng sinh lý.
Sâm Quy Đá (Sâm Đá Trắng)
  • Hỗ trợ điều trị suy nhược cơ thể, tốt cho người mắc bệnh huyết áp, thiếu máu.
Sâm Đương Quy
  • Có tác dụng hạ huyết áp.
  • Làm “thuốc” kháng khuẩn chữa co thắt cơ, đau bụng, viêm họng, viêm phế quản, viêm amidan,..
Đinh Lăng nếp nhỏ
  • Chứa axit amin tốt cho sức khỏe.
  • Chữa xương khớp và bệnh gout.
  • Giúp cho các mẹ bỉm sữa đang bị tắc sữa hoặc không có sữa.
Củ Đẳng Sâm (Đẳng Sâm)
  • Tăng cường sức đề kháng, giúp chống tình trạng mệt mỏi cho cơ thể.
  • Bảo vệ niêm mạc, ngăn ngừa tình trạng viêm loét dạ dày.
  • Tăng cường số lượng hồng cầu, đào thải các cholesterol xấu, phòng ngừa các cơn đau tim tai biến mạch máu não, đột quỵ,…
Tam Thất Bắc (Sâm Tam Thất)
  • Kháng nấm, kháng khuẩn và ức chế virus gây bệnh.
  • Vị ngọt trong tam thất có lợi cho người bị tiểu đường.
  • Làm chậm quá trình suy giảm khả năng cơ bắp ở người lớn tuổi.
Sâm đại hành
  • Có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn,suy nhược cơ thể, trị bệnh ho.
Xem thêm  Cây Vạn Tuế – Ý nghĩa, cách trồng và cách bày trí thu hút tài lộc

3. Công dụng của sâm đất đối với sức khỏe

Nếu biết cách sử dụng và dùng đúng liều lượng, sâm đất sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, một trong số đó có thể kể đến như:

  • Hỗ trợ điều trị tiểu đường: Chứa một hàm lượng lớn fructooligosaccharides, sâm đất có tác dụng rất tốt trong việc hỗ trợ cơ thể giảm hấp thu đường đơn, chống tăng đường huyết , giảm lượng đường trong gan và hỗ trợ cải thiện hoạt động của insulin.
  • Cải thiện khỏe tim mạch: Trong sâm đất có chứa một hàm lượng dồi dào chất fructooligosaccharides, nên có khả năng hỗ trợ việc giảm lượng natri trong máu, phòng ngừa hạ đường huyết, góp phần cải thiện hệ tim mạch luôn khỏe mạnh và hoạt động ổn định.
  • Tăng cường sinh lý nam: Theo các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng cây sâm đất có chứa các thành phần có thể tăng cường testosterone tự nhiên, giảm nguy cơ suy giảm chức năng sinh dục và vô sinh ở nam giới.
Công dụng của sâm đất đối với sức khỏe
Công dụng của cây sâm đất đối với sức khỏe
  • Kiểm soát lượng cholesterol: Cây sâm đất chứa các thành phần có lợi cho việc duy trì mức cholesterol ổn định, giúp giảm cholesterol xấu và lipid, từ đó hạn chế nguy cơ bệnh tim mạch.
  • Ngăn ngừa bệnh ung thư: Sâm đất giàu pectin, một chất chống oxy hóa có thể ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư và các vitamin trong củ cũng hỗ trợ chống oxy hóa, kháng khuẩn và chống viêm hiệu quả.
  • Giúp xương chắc khỏe: Với một số thành phần trong cây, sâm đất giúp tăng hiệu quả hấp thụ canxi, photpho và magie từ đó có tác dụng giúp xương khớp chắc khỏe, loãng xương nhất là ở người già.
  • Tăng cường hệ tiêu hóa: Fructooligosaccharide trong sâm đất thúc đẩy lợi khuẩn, bảo vệ tiêu hóa và tăng cường hấp thu dưỡng chất. Hơn nữa, chất xơ trong cây cũng giúp phòng ngừa bệnh tiêu hóa như táo bón và ung thư ruột kết.
  • Điều trị một số bệnh về da: Đối với những vấn đề da như ghẻ lở, hắc lào bạn có thể đun nước lá và rễ của của sâm đất uống, rồi dùng bã đắp nơi vùng da tổn thương sẽ nhanh chóng phục hồi. Hạt sâm đất ngâm thành gel dùng đắp mụn nhọt, vết thương hở cũng rất hiệu quả.
  • Giảm căng thẳng: Củ sâm đất giàu vitamin A, C và khoáng chất giúp phục hồi sức khỏe nhanh chóng, giảm căng thẳng và tăng cường năng lượng cho cơ thể.
  • Hỗ trợ giảm cân: Vì củ sâm đất không chứa tinh bột, lượng calo cũng rất thấp, nên đây là loại thực phẩm lành mạnh, rất phù hợp hỗ trợ giảm cân cho các chị em.
Xem thêm  3 cây này là “bùa hộ mệnh” của ngôi nhà, giúp diệt vi trùng, khử mùi hôi lại mang tới may mắn

Xem thêm: Tổng hợp TOP 20+ cây trồng trong nhà không cần ánh sáng được ưa chuộng nhất

4. Một số bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh lý từ cây sâm đất

Sâm đất có tác dụng trong việc hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý khác nhau. Dưới đây là một số bài thuốc từ sâm đất mà Mua Bán gợi ý cho bạn để cải thiện sức khỏe của mình:

  • Bài thuốc trị sỏi thận, sỏi bàng quang: Sử dụng 10-25g sâm đất khô mỗi ngày để sắc thuốc, tán bột uống hoặc pha trà với 10g/lít nước sôi. Còn khi pha rượu bạn nên chỉ dùng 2-5g bột rễ mỗi ngày.
  • Bài thuốc giải độc gan, mát gan: Nấu canh sâm đất uống mỗi ngày hoặc dùng 10g sâm đất khô sắc nước uống đều thu được hiệu quả giải độc gan nhanh chóng.
  • Bài thuốc nhuận tràng, trị táo bón, trĩ: Dùng 30g các loại lá bao gồm lá sâm đất, lá thiên lý non, lá vông non, rễ đinh lăng và vừng đen rang rửa sạch, sau đó đem đi nấu canh để trị táo bón, trĩ và nhuận tràng.
  • Bài thuốc trị ho, hen suyễn: Đun sôi 70g củ sâm đất tươi sau khi rửa sạch với 500ml nước, uống vào mỗi buổi sáng sẽ có hiệu quả trị ho, hen suyễn nhanh chóng.
  • Bài thuốc trị mụn nhọt và các vết đứt: Khi ngâm với nước, hạt sâm đất tạo keo như thạch, dùng đó để đắp với liều dùng 10-25 gram khô mỗi ngày dưới dạng thuốc sắc để trị mụn nhọt hiệu quả.

(Nguồn: pharmacity.vn, vinmec.com)

Một số bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh lý từ cây sâm đất
Một số bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh lý hiệu quả từ cây sâm đất

Xem thêm: Khám phá công dụng cây Bạch Thiên Hương – Cách trồng và chăm sóc

5. Những lưu ý cần biết khi sử dụng cây sâm đất

Qua những chia sẻ trên, bạn đọc đã biết sâm đất có rất nhiều tác dụng, thế nhưng nếu người dùng không biết cách sử dụng hay dùng quá liều có thể gây ra những tác  dụng phụ, nguy hiểm hơn là sinh ra chất độc. Chính vì vậy, khi dùng các loại sâm đất này bạn cần lưu ý những điều sau đây:

  • Không dùng sâm đất cho các bà mẹ mang thai hoặc cho con bú.
  • Những người mắc bệnh viêm gan, viêm túi mật, rối loạn chức năng thận hoặc bệnh gout cũng không nên dùng loại cây này.
  • Tham khảo ý kiến của các bác sĩ nếu bạn đang uống thuốc tây trước khi có ý định dùng cây sâm đất.
Những lưu ý cần biết khi sử dụng cây sâm đất
Những lưu ý cần biết khi sử dụng cây sâm đất cần biết

Ngoài ra, nếu bạn quan tâm đến thú nuôi và cây cảnh thì có thể xem thêm tại đây:

Trên đây docngam.com đã gửi đến bạn đọc những thông tin quan trọng về cây sâm đất cũng như những tác dụng mà cây đem lại. Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp bạn có thêm kiến thức về các loại cây cũng như khai thác được hiệu quả của nó. Ngoài ra, nếu bạn đang muốn tham khảo thêm những thông tin về phong thủy, nhà đất hoặc kiến thức xe thì hãy ghé ngay website docngam.com nhé.

Có thể bạn quan tâm:

  • Ý nghĩa của cây phát tài đỏ khi trồng trong nhà mà bạn chưa biết
  • Cây linh sam hợp mệnh gì? Tìm hiểu cách trồng và chăm sóc đúng chuẩn
  • Cây đại phú gia hợp mệnh gì? Cách trồng và ý nghĩa phong thủy

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *