Hương thơm dịu nhẹ từ cây mộc hương mang đến không gian yên bình, tĩnh lặng. Mộc hương còn được sử dụng để làm thuốc trong y học truyền thống. Vậy cây mộc hương mang có những công dụng gì đặc biệt, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
1. Cây mộc hương là gì và đặc điểm tổng quan của cây
Cây mộc hương còn được gọi là cây quế hoa, có tên khoa học là Osmanthus Fragrans. Loài cây này là tồn tại chủ yếu ở khu vực châu Á, đặc biệt là dãy núi Himalaya và một số quốc gia như Trung Quốc và Đài Loan. Hiện nay, cây mộc hương đang được trồng rộng rãi tại Việt Nam.
Cây mộc hương mang nhiều ý nghĩa quan trọng trong phong thủy và cũng có giá trị trong đông y. Do đó, cây thường được bán với mức giá cao, những cây trưởng thành có tuổi đời lớn có giá trị lên đến hàng tỷ đồng.
Cây mộc hương có thân gỗ nhỏ, có chiều cao từ 3 – 12 m. Cành cây mọc dày và lan rộng xung quanh. Lá cây có răng cưa, hình bầu dục, màu xanh đậm và có đường gân lớn.
Hoa của cây mộc hương nở quanh năm, nở rộ nhất và mùa thu với hương thơm quyến rũ. Hoa mộc hương mọc thành từng chùm, có nhiều màu sắc như trắng và vàng nhạt. Cây mộc hương chỉ cho ra rất ít quả, quả nhỏ, có màu xanh lục và nở vào mùa xuân.
2. Có mấy loại mộc hương? Các loại cây mộc hương phổ biến
Cây mộc hương là thành viên của họ cúc và phân bố rộng rãi trong một số quốc gia thuộc Châu Á như Ấn Độ, Pakistan, Myanmar, Trung Quốc,… Hiện nay, có ba loại mộc hương phổ biến là Thổ Mộc Hương, Xuyên Mộc Hương và Vân Mộc Hương (Quảng Mộc Hương).
- Thổ Mộc Hương
Đây là loại cây mộc hương lâu năm, lá mọc theo từng cặp và càng gần gốc thì lá càng lớn. Mép lá có hình dạng răng cưa nhưng không đều, hoa của Thổ Mộc Hương có màu vàng.
Thổ mộc hương được sử dụng trong cả đông y và tây y, với tên gọi Racine d’aunee. Cây giúp cải thiện quá trình tiêu hóa, đồng thời có tác dụng thông tiểu, chữa ho, bạch đới và thiếu máu. Đối với người bị lao, thổ mộc hương giúp giảm ho, giảm đau ngực và tăng cường sự thèm ăn.
Nghiên cứu của Chabrol và Charonnat (1935) đã chỉ ra rằng thổ mộc hương và helenin – hoạt chất chính của nó – có tác dụng kích thích tiết mật mạnh mẽ, giúp cải thiện chức năng gan, tăng cường sự tuần hoàn và giảm triệu chứng vàng da.
- Xuyên mộc hương
Xuyên Mộc Hương hay còn được gọi là thiết bản mộc hương. Đặc điểm của loại mộc hương này là mép lá phân chia thành các thùy, mặt trên lá có lông mỏng và mặt dưới có lông nhung trắng, quả của cây có hình dẹt.
- Vân Mộc Hương hay Quảng Mộc Hương
Đây là loại cây mộc hương có tuổi thọ dài, thân cây thẳng và không phân cành, vỏ màu nâu nhạt. Lá cây có lớp gân lớn và răng cưa. Hoa mọc thành chùm, có màu lam tím, thường nở từ tháng 7 đến tháng 9. Quả của cây hơi dẹt, cong và có màu nâu hoặc đốm tím. Mùa quả của mộc hương diễn ra từ tháng 8 đến tháng 10. Rễ cây to, có đường kính lên đến 5cm và cây mang hương thơm đặc trưng.
Xem thêm: Cây trúc mây hợp mệnh gì? Đặc điểm, cách trồng và ý nghĩa trong phong thủy
3. Những công dụng của cây mộc hương
Ngoài hương thơm dịu dàng, tạo ra một không gian yên bình và ấn tượng, cây mộc hương còn được dùng để làm cây cảnh và rất nhiều công dụng đối với sức khỏe. Hãy cùng theo dõi phần dưới đây để hiểu rõ hơn về công dụng của mộc hương nhé!
3.1 Dùng làm cây cảnh
Cây mộc hương được xem là một lựa chọn lý tưởng để trồng làm cảnh, vì nó dễ chăm sóc và có khả năng lọc bụi hiệu quả. Ngày càng có nhiều người muốn mua cây này với các kích thước phù hợp để trang trí không gian sống và mang đến một vẻ đẹp tự nhiên và hương thơm cho ngôi nhà.
Thân cây mộc hương linh hoạt, dễ dàng uốn nắn và tạo hình, cùng với tuổi thọ lâu dài, làm cho nó trở thành một lựa chọn phổ biến cho xu hướng bonsai. Việc trồng cây mộc hương không chỉ tạo ra một cảnh quan đẹp mắt mà còn là một sở thích và niềm vui cho nhiều nghệ nhân trong lĩnh vực nghệ thuật bonsai.
3.2 Dùng làm trà thảo dược
Với hương thơm thơm nhẹ nhàng, từ lâu hoa mộc hương đã được sử dụng để pha trà. Người ta thường ướp hoa mộc hương cùng với lá trà trong ấm trà để thưởng thức. Trà mộc hương không chỉ mang lại hương vị mới lạ mà còn có tác dụng tốt cho sức khỏe, giúp cải thiện tuần hoàn máu và điều hòa huyết áp tương tự như lá chè xanh.
3.3 Dùng làm thuốc
Cây thảo mộc hương cũng được sử dụng làm thuốc trong y học truyền thống. Các thành phần của cây được sử dụng để tạo thành các bài thuốc để điều trị nhiều loại bệnh khác nhau. Hoa mộc hương có vị cay, nóng, được sử dụng trong các thuốc chữa đau bụng. Rễ cây mộc hương có thể được sử dụng để điều trị đau xương khớp và phong thấp. Quả của cây mộc hương được sử dụng để chữa trị các bệnh liên quan đến gan và dạ dày.
Xem thêm: Ý nghĩa của hoa hướng dương, cách trồng và kỹ thuật chăm sóc hoa
3.4 Dùng để làm đẹp
Ngoài ra, hoa mộc hương còn được sử dụng trong các sản phẩm làm đẹp tự nhiên như dầu gội, dầu xả và nước hoa. Sử dụng các sản phẩm chứa hoa mộc hương giúp mang lại vẻ đẹp rạng ngời và một mùi thơm nhẹ nhàng cho phái nữ.
3.5 Tốt cho sức khoẻ
Một số hoạt chất trong rễ cây mộc hương có khả năng giảm sưng và giảm đau hiệu quả, cũng như cải thiện triệu chứng của viêm khớp. Rễ cây mộc hương có thể kết hợp với các loại thuốc khác để giúp giảm đau trong kỳ kinh nguyệt.
Tinh dầu từ cây mộc hương có thể giúp làm sạch đường tiêu hóa và kích thích quá trình tiêu hóa thức ăn. Costunolide, một chất có trong dịch chiết của mộc hương, có tác dụng chống loét hiệu quả, làm cho cây mộc hương trở thành một bài thuốc quý đối với viêm dạ dày mạn tính.
Các hợp chất trong cây mộc hương thảo dược giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, hỗ trợ cơ thể loại bỏ các tác nhân gây nhiễm trùng như virus và vi khuẩn. Điều này rất hữu ích cho những người mắc bệnh lý mạn tính hoặc có sức đề kháng yếu. Hoạt chất helenin có trong cây mộc hương có khả năng kích thích dịch mật và cải thiện tình trạng vàng da và sung huyết gan.
Xem thêm: Cây Sala: Ý nghĩa, tác dụng, cách trồng và chăm sóc tại nhà
4. Cách trồng và chăm cây mộc hương
4.1 Cách trồng cây mộc hương
Đầu tiên, bạn hãy đào một hố đất sâu khoảng 15 – 20 cm tại vị trí có bóng mát. Đặt hạt hoặc cành đã được chiết vào hố đất, sau đó vun đất. Tưới nước đều đặn cho cây, đảm bảo cây được tưới đủ nước để phát triển. Sau khoảng một tháng, khi cây con bắt đầu phát triển rễ, bạn có thể chuyển cây vào chậu hoặc trồng nó ở bất kỳ vị trí nào bạn muốn.
Nếu chọn phương pháp trồng bằng hạt, bạn nên chọn những hạt giống chất lượng để đảm bảo cây có thể phát triển mạnh mẽ. Đối với phương pháp chiết cành, hãy chọn những cành con khỏe mạnh, không bị sâu bệnh.
Cây mộc hương không đòi hỏi đất trồng đặc biệt, nhưng nên chọn đất có độ phì nhiêu cao, mềm mịn và có khả năng thoát nước tốt. Bạn cũng có thể ủ đất bằng phân chuồng, xơ dừa hoặc vỏ trấu để cung cấp thêm chất dinh dưỡng cho cây.
4.2 Cách chăm sóc cây mộc hương
- Tưới nước: Cây mộc hương ưa nước, do đó cần thường xuyên tưới nước cho cây. Tốt nhất là tưới cây hai lần mỗi ngày, vào buổi sáng sớm và chiều tối, để đảm bảo cây có đủ nước để phát triển. Tuy nhiên, không nên tưới quá nhiều nước trong một lần để tránh tình trạng cây bị ngập nước.
- Ánh sáng: Trồng cây mộc hương ở nơi có ánh sáng tự nhiên, nhưng tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp quá mạnh. Ánh nắng mặt trời trực tiếp có thể làm cây mất nước nhanh chóng và gây khô héo. Nhiệt độ lý tưởng cho sự phát triển của cây mộc hương là từ 18 đến 25 độ C.
- Phân bón: Để cây mộc hương phát triển tốt và đạt được hoa thường xuyên, hãy bón phân định kỳ hàng năm tùy thuộc vào tình trạng cây. Sử dụng phân bón chứa các chất dinh dưỡng như Nitơ (N), Kali (K) và Phốt pho (P), để cung cấp dinh dưỡng cho cây.
- Kiểm soát sâu bệnh: Cây mộc hương dễ bị tấn công và hư hại bởi côn trùng, do đó cần chú ý đến sự xuất hiện của sâu bệnh trên cây và tiến hành phun thuốc trừ sâu. Tuy nhiên, cần hạn chế việc sử dụng quá nhiều thuốc trừ sâu để tránh ảnh hưởng đến mùi hương của hoa. Ngoài ra, thường xuyên kiểm tra và cắt tỉa các cành cây bị héo hoặc khô để khuyến khích sự sinh trưởng và phát triển của cây.
Bài viết trên docngam.com đã cùng bạn tìm hiểu về ý nghĩa và tác dụng cây mộc hương trong đời sống. Hy vọng bạn đã tìm được loại mộc hương phù hợp với nhu cầu và sở thích của mình. Truy cập ngay docngam.com để cập nhật thêm nhiều thông tin mới nhất nhé!
Xem thêm:
- Cây ngũ gia bì: Tác dụng, ý nghĩa phong thủy và cách chăm sóc
- Hoa oải hương (Lavender): Đặc điểm, ý nghĩa và cách chăm sóc
Để lại một bình luận