Có nhiều câu hỏi để áp dụng cho những người xin vào vị trí là một nhà quản lý. Một trong những câu hỏi đặc trưng cho vị trí này là “Anh có đủ tư cách và kinh nghiệm cho công việc này không?”. Nhà tuyển dụng sẽ rất hài lòng nếu bạn trả lời với họ là bạn có dư khả năng cho vị trí đó.
Trung thực và cũng có thể tâng bốc lên chút xíu cho kế hoạch xin việc của bạn tiến xa hơn nữa. Bạn có thể nói, “Từ khi được biết đến công ty ông, tôi rất khâm phục sự tồn tại và phát triển lâu dài của công ty ông, tôi rất mong muốn góp thêm công sức của mình cho công ty ông. Tôi có thể đóng góp những mục tiêu và sự vương thịnh để công ty ông tiến xa hơn nữa”. Nên đưa ra những câu trả lời đầy sức thuyết phục.
“Anh ước lượng xem tỷ lệ đạt được trong vị trí này là bao nhiêu?” Hay “Đâu là kiểu quản lý đặc trưng của anh?”
Đây là những câu hỏi để tìm hiểu kỹ năng quản lý của bạn. Ở đây, bạn cần nhấn mạnh khả năng của bạn bằng các dẫn chứng từ những thành tích đã đạt được với vai trò là người quản lý trong thời quan làm việc trước đây của bạn. Trích dẫn một số kiểu quản lý cơ bản hay kiểu quản lý mở, kiểu mà làm cho hầu hết nhân viên của bạn đều định hướng và nắm bắt được những phương pháp làm việc tốt. Dù vậy, bạn nên trình bày chi tiết về các kiểu quản lý đó chứ không chỉ trình bày phương pháp của nó. Nên đây là loại câu hỏi cần nhiều sự chuẩn bị. Nhất là tự tin để tiến đến nắm bắt những phần quan trọng và những lý lẽ trong mọi trường hợp mà người phỏng vấn đặt ra, nhằm thách thức khả năng lựa chọn câu trả lời và cách trình bày của bạn.
“Anh đã đuổi việc bao nhiêu người trong nhóm do anh quản lý. Vì sao?” Hoặc “Anh tuyển dụng nhân viên mới bằng phương pháp nào?”
Với loại câu hỏi này chủ yếu để nhà tuyển dụng tìm xem khả năng đánh giá và lựa chọn những tân binh có phù hợp cho công việc của nhóm và của công ty hay bạn có loại nhầm những nhân viên có năng lực không. Câu trả lời của bạn nên đưa ra nhiều hướng với nhiều lý do và phương pháp bạn sử dụng để phân tích khả năng của mỗi nhân viên. Do đó, bạn cần chuẩn bị nhiều phương án trả lời cho mỗi loại câu hỏi mà nhà tuyển dụng đưa ra.
“Ông chủ trước đây của anh nghĩ gì về anh” hay “ Những nhân viên cấp dưới của anh nghĩ gì về anh?”.
Mục đích của câu hỏi này nhằm tìm ra giá trị thực sự của bạn. Bởi thế bạn hãy trung thực trả lời. Đáp lại bằng những nét nổi bật, tích cực nhất về các mọi cạnh mà bạn có. Giảm tối thiểu những đặc điểm không tốt. Đối với những câu hỏi này nếu bạn trả lời không thật lòng sẽ dễ dàng bị phát hiện, vì nhà tuyển dụng có thể liên hệ tới những nơi bạn đã làm việc một cách dễ dàng. Vì thế bạn phải cẩn thận và tốt hơn là trả lời đúng sự thật.
“Yếu điểm nào lớn nhất trong vị trí quản lý của anh?”.Đây là một câu hỏi mà bạn cần trả lời rất cẩn thận. Dù bạn muốn rũ sạch đi những điểm yếu của bạn thì nhà tuyển dụng cũng có cách tìm ra được. Để trả lời tốt câu hỏi này thì bạn nên lấy những điểm yếu kém mà đã được bạn cải tiến thành mặt tích cực và đem lại lợi ích cho bạn thì đó là cách tốt nhất, đừng nên đưa ra những điểm yếu mà chưa được khắc phục.
Chính từ những phương cách bạn tìm ra để khắc phục đó nhà tuyển dụng sẽ biết cách đánh giá bạn có khả năng tới đâu. Vì thế khi biết được những dạng câu hỏi nào mà nhà tuyển dụng hay hỏi cho vị trí quản lý thì bạn nên chuẩn bị kỹ để trả lời một cách chuyên nghiệp và trung thực.
Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại Đọc Ngẫm :
- Tuyển dụng Vietinbank
- Phiên dịch viên
- Việc làm Con Cưng
Để lại một bình luận