Cập nhật chi tiết về công việc và kỹ năng của nhân viên Barista

Cập nhật chi tiết về công việc và kỹ năng của nhân viên Barista
0 Shares

Barista là một nghề nghiệp thuộc lĩnh vực pha chế đang rất thịnh hành và được nhiều bạn trẻ theo đuổi trong những năm gần đây. Nếu như Bartender là những người chuyên pha chế các loại thức uống có cồn thì nhân viên Barista được ví như những nghệ nhân chuyên về cafe và các loại thức uống không cồn nói chung. Vậy thực chất nghề Barista là gì? Cùng Đọc Ngẫm khám phá những thông tin thú vị về ngành nghề này nhé!

Nhân viên Barista là ai?

“Barista” là thuật ngữ xuất phát từ Italia, dùng để chỉ những người chuyên về pha chế cafe. Đó có thể là những món cafe thông thường như Cappuccino, Macchiato, Latte, Latte Macchiato,… và một số loại thức uống có sự đầu tư, trình bày đẹp mắt như: Espresso Shakerato, Freddo, Cappuccino đá, Mocha đá,…

Tại Việt Nam, Barista được gọi chung là nhân viên pha chế cafe và thường làm việc chủ yếu ở các nhà hàng, khách sạn. Đây được xem là thị trường tốt để những người có niềm đam mê về thức uống cafe, công thức pha chế cafe phát triển sự nghiệp ngày càng rộng mở hơn.

Vị trí công việc nhân viên Barista là gì?

Bên cạnh các thức uống có nguyên liệu chính từ cafe, các nhân viên Barista còn pha chế các loại thức uống không cồn. Đặc biệt, sự sáng tạo, con mắt thẩm mỹ là rất cần thiết đối với những ai làm nghề Barista. Để giữ chân khách hàng, ly cafe không chỉ cần “độ ngon” mà còn đảm bảo sự bắt mắt do bàn tay của các nhân viên Barista sáng tạo nên.

Mô tả công việc của nhân viên Barista

Như đã đề cập, nhân viên Barista không chỉ đảm nhận công việc chính là sáng tạo các thức uống từ cafe mà còn phụ trách một số công việc khác như:

– Kiểm tra nguồn nguyên liệu đầu vào (số lượng và chất lượng), chuẩn bị các loại máy móc, thiết bị, dụng cụ pha chế.
– Chào đón khách hàng, tư vấn loại đồ uống cho khách theo sở thích, đảm bảo sự hài lòng tuyệt đối ở khách hàng.
– Sáng tạo ra nhiều loại thức uống mới lạ, chất lượng nhằm đa dạng hóa menu cho cửa hàng.
– Đảm bảo vệ sinh khu vực quầy pha chế cũng như các thiết bị, dụng cụ pha chế trong suốt quá trình sử dụng và vệ sinh sạch sẽ sau khi sử dụng.
– Phối hợp với quản lý trong công tác kiểm tra, bảo trì máy móc, dụng cụ pha chế.
– Kiểm tra, tính toán, lập hóa đơn nhập hàng hợp lý.

Những công việc cần làm của Barista

Sự khác biệt cơ bản giữa Barista và Bartender

Nhiều người vẫn còn nhầm lẫn giữa 2 vị trí nhân viên Barista và nhân viên Bartender và đánh đồng hai nghề nghiệp này với nhau. Tuy nhiên, thực tế đây là hai nghề nghiệp hoàn toàn khác nhau. Cụ thể:

Nhân viên Barista: Chủ yếu pha chế các loại thức uống chuyên về cafe, đồ uống không cồn. Họ thường làm việc chủ yếu tại các cửa hàng, quán cafe từ bình dân tới cao cấp,… Trong khi đó, Bartender là những người chuyên pha chế các loại thức uống có cồn và thường làm việc tại quán bar, pub, khách sạn, nhà hàng,…

Xem thêm  Quy tắc 3H cho bạn muốn góp ý với sếp

Barista và Bartender có gì khác nhau?

Nếu như nhân viên Barista là người am hiểu về cafe thì Barista lại là người có kiến thức và sự hiểu biết sâu rộng về các loại thức uống có cồn. Đặc biệt, nếu như Barista là những nghệ nhân có năng khiếu về trang trí, tạo hình cafe bắt mắt thì Bartender laij rất điêu luyện với kỹ năng biểu diễn pha chế rượu, tạo sự ấn tượng với thực khách.

Những kỹ năng cần có để trở thành một Barista chuyên nghiệp

Để có thể trở thành một nhân viên Barista chuyên nghiệp, bạn cần trang bị cho bản thân những kiến thức cũng như kỹ năng cần thiết, đảm bảo những tiêu chuẩn chung của nhân viên pha chế. Một số kỹ năng, phẩm chất tiêu biểu như:

Có sự hiểu biết về cafe và thành thạo kỹ năng pha chế

Nhân viên Barista được xem là nghệ nhân trong việc pha chế cafe. Vì vậy chắc chắn bạn phải có những kiến thức chuyên môn về cafe, biết phân biệt các loại cafe, đặc tính cũng như cách pha chế cho từng loại. Thực tế, mỗi loại thức uống như: macchiato, cappuccino, Americano, espresso, doppio, ristretto, lungo, affogato,… đều có công thức và kỹ thuật pha chế khác nhau. Điều này đòi hỏi nhân viên Barista phải thật nhay nhạy, nắm rõ các công thức chuẩn chỉnh.

Một khi thành thạo những kỹ thuật chuyên môn thì bạn cũng dễ dàng nâng cao tay nghề, khẳng định vị thế của mình trong ngành và được hưởng mức thu nhập xứng đáng.

Khả năng cảm vị tốt

Đây được xem là một trong những kỹ năng rất quan trọng của các nhân viên Barista. Việc nhận biết và cảm nhận được sự khác biệt của các thức uống cafe sẽ giúp nhân viên Barista đánh giá một cách chính xác chất lượng của thức uống.

Mọi thức uống trước khi được đưa tới phục vụ khách hàng cần phải đảm bảo được yêu cầu chuẩn vị nhất. Để thực hiện được điều này, Barista phải có khả năng cảm vị tốt mọi loại thức uống mà mình làm ra, đáp ứng đúng và đủ các tiêu chuẩn về hương vị – màu sắc – chất lượng.

Những kỹ năng cần thiết khi theo nghề Barista

Sự kiên nhẫn, cẩn thận và tỉ mỉ

Một trong những yêu cầu quan trọng nhất khi làm việc ở vị trí nhân viên Barista đó là sự cẩn thận, chỉn chu và tính kiên nhẫn. Để pha chế và hoàn thiện những cốc cafe vừa ngon, vừa đẹp mắt, bạn cần phải có thời gian cho sự tập luyện và tích lũy kinh nghiệm. Nếu không có được sự chăm chỉ, kiên trì, liên tục nâng cao tay nghề thì nhân viên Barista sẽ khó mà vượt qua giai đoạn chập chững vào nghề và không thể tiến xa hơn.

Bên cạnh đó, sự chỉn chu và cẩn thận cũng là yếu tố mà nhân viên Barista cần quan tâm. Bởi có những loại thức uống từ cafe như Latte Art, Cappuccino đòi hỏi rất cao về tính thẩm mỹ cũng như sự khéo léo của nhân viên Barista về kỹ thuật pha chế cũng như cách tạo hình đẹp mắt.

Nghề Barista đòi hỏi sự khéo léo, tỉ mỉ và kiên trì

Kỹ năng giao tiếp với khách hàng

Tưởng chừng không quan trọng nhưng kỹ năng giao tiếp lại rất cần thiết khi làm nghề Barista. Ở vị trí này, bạn sẽ thường xuyên tiếp xúc với khách hàng. Vì vậy, nhân viên Barista phải luôn thân thiện, biết cách giao tiếp với khách, sẵn sàng chia sẻ cũng như giải đáp những thắc mắc của khách hàng về các loại thức uống. Hơn nữa, khi gặp những sự cố hay bất kỳ vấn đề nào khác, Barista cũng phải hết sức khéo léo để tìm ra cách giải quyết phù hợp, đảm bảo sự hài lòng nơi khách hàng.

Kỹ năng làm việc theo nhóm

Ngoài những kỹ năng quan trọng kể trên thì kỹ năng làm việc nhóm cũng rất cần thiết với Barista. Những lúc cửa hàng đông đúc, các nhân viên Barista phải linh hoạt hỗ trợ lẫn nhau để phục vụ khách hàng một cách chu đáo. Đồng thời, bạn cũng cần biết cách tổ chức, điều phối và sắp xếp công việc hợp lý trong mỗi ca làm việc.

Xem thêm  Cách nào điều khiển người thông minh?

Nhu cầu tuyển dụng nhân viên Barista hiện nay

Trong những năm gần đây, Barista đã trở thành một trong những vị trí công việc rất hot nhờ tác động từ quá trình phát triển kinh tế, du lịch. Thực tế trong cuộc sống hiện đại ngày nay, bên cạnh những tách cafe pha phin truyền thống thì rất nhiều loại thức uống khác từ cafe đã ra đời và được nhiều người yêu thích như Cappuccino,  Latte,…

Không những vậy, sự xuất hiện dày đặc của các thương hiệu, mô hình cafe công nghiệp như The Coffee House, Highlands Coffee, Starbucks, The Coffee Bean and Tea Leaf,… đã khiến cho nghề Barista được quan tâm nhiều hơn. Điều này đã tạo nên những điều kiện vô cùng thuận lợi cho những ai yêu thích công việc pha chế và có mong muốn trở thành một Barista chuyên nghiệp.

Nhu cầu tuyển dụng nhân viên Barista ngày càng gia tăng

Chính vì những lý do trên mà nhu cầu tuyển nhân viên Barista cũng ngày càng tăng cao. Cơ hội việc làm hấp dẫn và luôn rộng mở với đa dạng môi trường làm việc. Nếu bạn yêu thích và có niềm đam mê với lĩnh vực pha chế thì hãy nhanh tay “apply” việc làm nhân viên Barista tại đây nhé!

Mức thu nhập của nhân viên Barista

Mức lương của nhân viên Barista khi chưa có nhiều kinh nghiệm thường dao động ở mức 4 – 6 triệu đồng/tháng (chưa tính khoản thưởng hoa hồng). Sau khoảng 1 – 2 năm tích lũy kinh nghiệm làm việc và tùy theo năng lực của bản thân mà mức lương Barista có thể tăng lên, trung bình khoảng 7 – 9 triệu đồng/tháng hoặc cũng có thể cao hơn.

Ngoài ra, mức lương nhân viên Barista có thể tăng lên dựa trên lộ trình thăng tiến trong nghề.

Lộ trình thăng tiến của nhân viên Barista

Hiện nay, Barista được đánh giá là nghề nghiệp có triển vọng với mức thu nhập ổn định và tiềm năng phát triển rộng mở. Mỗi vị trí, cấp bậc trong nghề Barista đều có yêu cầu công việc riêng biệt và mức lương khác nhau. Dưới đây là lộ trình thăng tiến cơ bản mà bạn có thể tham khảo:

Phụ Bar (Bar Boy): Chuẩn bị, sơ chế các loại nguyên liệu, hỗ trợ Barista trong quá trình pha chế, chế biến các loại thức uống đơn giản, dọn dẹp sạch sẽ khu vực quầy bar.

Nhân viên pha chế (Barista): Công việc chính là pha chế các loại thức uống về cafe và đồ uống không cồn. Bên cạnh đó là trực tiếp chỉ đạo, phân chia công việc cho các phụ bar.

Bar Trưởng (Head Bartender/Shift Leader): Hỗ trợ nhân viên Barista trong công tác quản lý, chuẩn bị các loại nguyên vật liệu. Đồng thời nghiên cứu, phát triển các loại thức uống mới, bổ sung vào thực đơn.

Giám sát Bộ phận Pha chế (Beverage Supervisor): Kiểm định số lượng và chất lượng các loại đồ uống trước khi đến tay khách hàng, phát triển sáng tạo đồ uống mới. Đồng thời quản lý, giám sát các nhân viên cấp dưới đảm bảo tiến độ công việc.

Quản lý Bộ phận Pha chế (Beverage Manager): Giám sát, điều hành hoạt động tại quầy Bar, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng các loại thức uống, cách phục vụ, đào tạo nhân sự mới,..

Quản lý Bộ phận Ẩm thực (F&B Manager): Chịu trách nhiệm các vấn đề liên quan đến tài chính, phối hợp với Bếp trưởng phát triển thực đơn. Điều phối nhân sự phù hợp cho khu vực quản lý; tuyển dụng, đào tạo nhân sự,…

Giám đốc Bộ phận Dịch vụ Ẩm thực (F&B Director): Vận hành hoạt động của Nhà hàng, quán Bar,… với vai trò xây dựng và triển khai các chiến lược kinh doanh hiệu quả.

Trên đây là những cập nhật chi tiết về mô tả công việc nhân viên Barista. Hy vọng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về công việc này và tự tin ứng tuyển. Nếu bạn có nhu cầu tìm việc làm Barista thì hãy nhanh tay truy cập Đọc Ngẫm.vn để tìm một “bến đỗ” phù hợp nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *