Bất ổn xảy ra nơi công sở. Lập tức, trong đầu bạn xuất hiện hai từ “nghỉ việc”. Đó chỉ là tâm lý phản ứng bình thường nhưng chưa hẳn đã hay. Nếu gặp khó khăn mà bạn lại nhảy việc, cuối cùng, bạn sẽ không gắn kết với công việc nào lâu dài. Một số tình huống để bạn tham khảo xem trong trường hợp ấy nên đi hay ở?
Tình huống l: Bạn gây ra một sai lầm rất lớn
Nhập số liệu kế toán không đúng, thông báo cuộc họp khách hàng sai thời gian để công ty bị hủy hợp đồng…
Giải pháp: Đừng thôi việc
Cùng tập thể tìm cách tốt nhất để cứu vãn. Mạnh dạn đối diện với sếp: “Nếu còn tin, hãy cho tôi cơ hội để chuộc lỗi”. Sau đó, đừng áy náy về lỗi lầm cũ, tập trung làm việc để lấy lại phong độ.
Tình huống 2: Tôi làm việc ở đây 5 năm mà không được thăng tiến
Lương chẳng xê dịch là bao, vị trí cứ lẹt đẹt dù bạn có cống hiến đáng kể cho công ty.
Giải pháp: Nên thôi việc sau khi đã hết sức
Mạnh dạn đề nghị tăng lương, tham gia các khóa học nâng cao nghiệp vụ… Nếu vẫn bất động, bạn nên viết đơn xin nghỉ việc. Môi trường mới có thể hợp với bạn hơn.
Tình huống 3: Không khí trong cơ quan hết thân ái
Thăng tiến, mức lương đánh giá theo năng lực… đã đẩy những đồng nghiệp cạnh tranh với nhau khốc liệt.
Giải pháp: Không nghỉ việc
Cạnh tranh là chuyện tất yếu giúp công ty phát triển. Hãy hòa nhập với môi trường và cách làm việc mới.
Tình huống 4: Bạn không được lòng sếp
Dù bạn có nhiều năng lực, nhưng ông ấy vẫn cứ “đì” bạn hết ga.
Giải pháp: Nên nghỉ việc
Xét lại mức độ “yêu ghét” ấy có đáng để bạn chịu đựng không? Vì lý do gì mà sếp không thích. Nếu chỉ vì những điểm không thỏa đáng, bạn nên mạnh dạn nghỉ việc. Nếu có khả năng, rất nhiều cơ hội đang chờ bạn.
Để lại một bình luận