Việc sở hữu CV đáp ứng được nhu cầu của nhà tuyển dụng sẽ giúp cho bạn có khả năng cao nhận được vị trí làm việc như mong muốn. Hãy cùng Đọc Ngẫm khám phá chi tiết cách viết CV Truyền Thông thu hút đơn giản trong bài viết dưới đây.
Bố cục tốt nhất của một CV truyền thông
Công việc Truyền Thông đòi hỏi sự sáng tạo và đổi mới không ngừng. Do đó, để ứng tuyển thành công các công việc liên quan đến ngành này, bạn cần chuẩn bị một CV thật ấn tượng. Dưới đây là bố cục tham khảo mẫu CV cho Truyền Thông mà bạn có thể cân nhắc.
Cách trình bày thông tin CV chuyên viên truyền thông
Trong mẫu CV ngành Truyền Thông, bạn cần lưu ý trình bày thông tin một cách chỉn chu và gãy gọn theo hình thức sau:
- Đặt mục Họ và Tên cùng thông tin liên hệ ở phần đầu của CV, đảm bảo cỡ chữ to và rõ ràng.
- Kinh nghiệm làm việc cần được sắp xếp hợp lý theo mốc thời gian từ gần nhất đến xa nhất.
- Ưu tiên sử dụng các font chữ phổ biến, dễ đọc như Quicksand, Time News Roman,… Trình bày các đầu mục trong CV to và rõ ràng, những khoảng trắng được sắp xếp một cách hợp lý.
- Để hạn chế các lỗi về định dạng, bạn nên sử dụng CV file PDF gửi cho nhà tuyển dụng.
Trình bày CV Truyền Thông chỉn chu và rõ ràng
>>> Xem thêm:
Cách Viết CV Thực Tập Sinh Chuyên Nghiệp, Ấn Tượng Cho Tất Cả Các Ngành
Các kỹ năng trong CV giúp chinh phục mọi nhà tuyển dụng
Những nội dung cần có trong CV chuyên viên truyền thông
CV Truyền Thông cần đảm bảo có đầy đủ các nội dung cần thiết như bên dưới:
- Header: Ở mục này cần điền đầy đủ Họ và Tên, thông tin cá nhân để liên hệ và ảnh đại diện của bản thân (nếu có).
- Tóm tắt/ Mục tiêu nghề nghiệp: Trình bày 2 – 3 dòng ngắn để mô tả sơ qua về bản thân cũng như đề cập đến các tiêu chí chứng minh bạn phù hợp làm việc ở ngành Truyền Thông.
- Kinh nghiệm làm việc: Đề cập đến những mốc thời gian trong công việc và mô tả chi tiết về những thành tựu và nhiệm vụ đã hoàn thành.
- Học vấn: Mô tả một cách ngắn gọn các bằng cấp đã đạt được và những chứng nhận chuyên môn, chứng chỉ trong thời gian đào tạo.
- Kỹ năng: Liệt kê ngắn gọn các kỹ năng mà bạn có phù hợp với ngành Truyền Thông.
- Thông tin khác: Bổ sung các thông tin khác muốn nhà tuyển dụng biết, chẳng hạn sở thích cá nhân, giải thưởng,…
Cách viết CV truyền thông ấn tượng, thu hút
Sở hữu một mẫu CV ngành Truyền Thông ấn tượng, thu hút sẽ giúp bạn nhận được đánh giá cao từ nhà tuyển dụng, gia tăng khả năng nhận được vị trí việc làm ưng ý. Dưới đây là cách viết CV Truyền Thông đơn giản nhưng vẫn đáp ứng được nhu cầu mà các nhà tuyển dụng đưa ra.
Cách viết phần Mô tả bản thân/Mục tiêu nghề nghiệp
Ở mục này, bạn chỉ nên đề cập đến những điểm nhấn ấn tượng trong kinh nghiệm của bản thân, tốt nhất là đoạn văn chỉ nên có độ dài khoảng từ 3 – 4 dòng. Về cơ bản, bạn có thể đề cập đến các vấn đề sau để chứng minh được cho nhà tuyển dụng thấy rằng tại sao bạn lại phù hợp với ngành Truyền Thông:
- Đề cập đến background của bạn (Ngành học là gì? Kinh nghiệm đạt được trong lĩnh vực gì, bao nhiêu năm?).
- Nhấn mạnh vào một vài kỹ năng và thế mạnh (có liên quan đến công việc) mà bạn có.
- Ghi rõ ràng về mục tiêu trong nghề, vị trí ứng tuyển cụ thể và kế hoạch phát triển trong 2 – 3 năm tới.
Cách viết mục Mục tiêu nghề nghiệp và mô tả bản thân
Cách viết phần Kinh nghiệm
Phần Kinh nghiệm trong CV Truyền Thông cần được trình bày rõ ràng, mạch lạc theo thứ tự thời gian từ gần nhất đến xa nhất để nhà tuyển dụng có thể xem xét kỹ lượng về độ phù hợp của vị trí mà bạn muốn ứng tuyển. Bạn cũng cần đảm bảo các công việc được đề cập trong mục này có liên quan đến ngành Truyền Thông, sử dụng các động từ mô tả mạnh, đơn vị tỉ lệ cụ thể để giúp nhà tuyển dụng dễ hình dung về sự đóng góp của bạn đối với các công việc trước đó.
Cách viết phần Học vấn
Với phần Học vấn trong mẫu CV cho Truyền Thông, bạn nên thể hiện đầy đủ thông tin về bằng cấp hoặc chứng chỉ chuyên môn liên quan đến ngành. Ngoài ra, việc bổ sung thêm những chứng nhận Online hay đào tạo ngắn hạn bên ngoài chuyên môn cũng là tips hay để gây ấn tượng đối với nhà tuyển dụng.
Mục Học vấn trong CV nên đề cập đến bằng cấp liên quan đến ngành Truyền Thông
>>> Xem thêm:
CV Là Gì? Mẹo Viết CV Cho Sinh Viên Mới Ra Trường Ấn Tượng Với Nhà Tuyển Dụng
Tạo Ấn Tượng Với CV Ngành Nhân Sự: Cẩm Nang Chi Tiết Cho Ứng Viên
Cách viết phần Kỹ năng
Để giúp CV Truyền Thông trở nên thu hút, bạn nên đọc kỹ Job Detail mà nhà tuyển dụng cung cấp nhằm chọn lọc các kỹ năng mà công ty yêu cầu, từ đó đề cập trong CV sao cho phù hợp. Lưu ý, không nên đề cập quá nhiều các kỹ năng trong mục này, chỉ nên viết ít nhất 4 – 6 gạch đầu dòng bao gồm cả kỹ năng mềm và chuyên môn.
Những nội dung khác
Nếu CV Truyền Thông vẫn chưa đủ đầy đặn như mong muốn, bạn có thể xem xét bổ sung các nội dung khác một cách hợp lý, chẳng hạn như:
- Công việc tình nguyện/ tự do.
- Dự án nghiên cứu cá nhân.
- Giải thưởng nổi bật.
Có thể đề cập đến các nội dung khác để hoàn thiện CV
Cách viết Cover Letter
Cover letter là một phần quan trọng trong quá trình nộp đơn xin việc, do đó, bạn cần biết được cách viết đúng chuẩn và đầy đủ như sau:
Thông tin liên hệ cá nhân của bạn Thông tin liên hệ của nhà tuyển dụng. Kính gửi anh/chị [Tên], Đoạn 1: Đề cập đến vị trí ứng tuyển, công ty nào, lý do bạn biết đến vị trí này? Một nguyên nhân cụ thể khiến bạn tin rằng mình phù hợp làm việc với vị trí này.
Đoạn 2: Viết về một thành tựu đã đạt được trong quá khứ nhờ sử dụng kỹ năng Truyền thông mà bạn có được.
Đoạn 3: Kết thư ngỏ ý về cuộc hẹn cho một buổi phỏng vấn để trao đổi trực tiếp kỹ càng hơn về các giá trị mà bạn có thể tạo ra cho công ty. Xin cảm ơn, [Tên bạn] |
>>> Xem thêm:
CV xin việc đơn giản cho sinh viên gồm những gì?
Tổng hợp mẫu CV IT – Lập trình viên tiếng Việt/Anh chuẩn
Một số kỹ năng, tố chất cần có ở chuyên viên truyền thông
Ngoài đảm bảo chất lượng khi viết CV Truyền Thông, bạn cũng cần trau dồi một số kỹ năng, tố chất cần có để phục vụ tốt cho các công việc thuộc nhóm ngành này, cụ thể đó là:
Kỹ năng giao tiếp
Kỹ năng giao tiếp là yếu tố quan trọng để làm việc với đồng nghiệp, khách hàng trong ngành Truyền Thông. Bạn cần có khả năng lắng nghe, diễn đạt ý kiến một cách rõ ràng và thể hiện sự tự tin trong giao tiếp. Ngoài ra, giao tiếp tốt cũng là “chìa khóa” giúp tạo dựng mối quan hệ, hỗ trợ công việc được thực hiện dễ dàng hơn.
Kỹ năng giao tiếp cần thiết trong công việc Truyền Thông
Kỹ năng đàm phán, thuyết trình
Hầu hết những vị trí việc làm ngành Truyền Thông đều thường xuyên cần đàm phán, trao đổi và thương lượng với các bên đối tác và khách hàng. Do đó, việc sở hữu kỹ năng thuyết trình một cách lưu loát, mạch lạc sẽ giúp bạn “ghi điểm” trong mắt người đối diện, tăng khả năng thuyết phục hiệu quả hơn.
Kỹ năng làm việc nhóm
Những chiến lược, dự án trong công việc Truyền Thông luôn cần đến sự hợp tác, tham gia từ nhiều bộ phận. Chính vì vậy, kỹ năng làm việc nhóm rất cần thiết. Bởi đây chính là phương tiện giúp kết nối các thành viên lại với nhau, cùng nỗ lực và phát huy hết thế mạnh thế, năng lực để đạt được các mục tiêu đã đề ra trước đó.
Kỹ năng làm việc nhóm giúp mau chóng hoàn thành mục tiêu đề ra
Năng động, sáng tạo
Nhằm tạo ra các dự án Truyền Thông chất lượng, thu hút khách hàng thì bạn cần không ngừng tìm tòi, khám ra những ý tưởng mới mẻ để giúp các sản phẩm truyền thông có tính mới mẻ hơn. Năng động và sáng tạo sẽ là “bàn đạp” vững chắc giúp tạo ra nhiều sản phẩm uy tín, tăng độ nhận diện cho công ty. Vì vậy, những người có tính sáng tạo rất phù hợp để theo đuổi ngành nghề này.
Trên đây là các thông tin xoay quanh cách viết mẫu CV Truyền Thông đầy đủ, chi tiết và rõ ràng. Hy vọng sau khi đọc xong, bạn sẽ biết thêm được nhiều tips hay khi viết CV xin việc. Nếu có nhu cầu muốn tìm kiếm những mẫu CV đẹp để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng, truy cập ngay CVHay để tham khảo cách thiết kế CV sao cho độc đáo. Đừng quên truy cập Đọc Ngẫm để cập nhật thông tin về các mẫu CV cho những ngành nghề khác.
Để lại một bình luận