Dù bất kể ngành học của bạn là gì thì CV chính là chìa khóa để mở ra cơ hội thực tập tuyệt vời và khởi đầu cho một sự nghiệp tươi sáng phía trước. Hãy cùng Đọc Ngẫm bỏ túi ngay những bí quyết để tạo nên một CV thực tập sinh ấn tượng và chuyên nghiệp, thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng nhé.
CV là gì?
CV, hay còn gọi là “Curriculum Vitae” trong tiếng Anh, đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc giới thiệu bản thân và chứng minh năng lực tiềm năng đối với sinh viên mới ra trường. Nó là một tài liệu chứa đựng thông tin cá nhân, học vấn, kỹ năng và kinh nghiệm làm việc của bạn. Một CV chuyên nghiệp và chỉn chu không chỉ giúp tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng, mà còn nâng cao cơ hội nghề nghiệp và giúp họ đánh giá sự phù hợp và tiềm năng của ứng viên. Vậy cách viết CV thực tập sinh là như thế nào, hãy đọc ngay phần bên dưới.
CV là gì?
Bố cục cơ bản của CV thực tập sinh
Phần tiêu đề
Tiêu đề là phần khá quan trọng trong CV thực tập sinh, tuy nhiên bạn cần lưu ý một vài chi tiết sau khi viết tiêu đề để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng như:
- Chức vụ thực tập hoặc mục tiêu nghề nghiệp: Nêu rõ chức vụ thực tập hoặc mục tiêu nghề nghiệp của bạn. Hãy cung cấp thông tin cô đọng và súc tích về vị trí bạn đang tìm kiếm hoặc mục tiêu sự nghiệp của bạn.
- Tùy chỉnh cho từng vị trí: Trong trường hợp bạn nộp đơn cho nhiều vị trí khác nhau, hãy tùy chỉnh tiêu đề để phù hợp với từng công việc cụ thể. Điều này thể hiện sự tập trung, chuyên nghiệp và tăng cơ hội hơn cho bạn.
Thông tin cá nhân
Trong phần này, bạn cần cung cấp những thông tin cơ bản về bản thân để giới thiệu về mình một cách rõ ràng và chuyên nghiệp. Để viết phần Thông tin cá nhân một cách sắc sảo và thu hút, hãy tuân thủ những hướng dẫn dưới đây:
- Họ và tên: Đưa ra tên đầy đủ của bạn, bao gồm cả tên riêng và họ.
- Địa chỉ: Cung cấp địa chỉ hiện tại hoặc địa chỉ liên lạc để nhà tuyển dụng có thể liên hệ với bạn.
- Số điện thoại: Cung cấp số điện thoại di động hoặc số điện thoại mà bạn dùng thường xuyên để tiện liên hệ.
- Địa chỉ email: Cung cấp địa chỉ email cá nhân của bạn để nhà tuyển dụng gửi thông tin liên quan.
- Ngày sinh: Đưa ra ngày, tháng và năm sinh của bạn để nhà tuyển dụng có cái nhìn tổng quan về độ tuổi của ứng viên.
- Quốc tịch: Nêu rõ quốc tịch của bạn, đặc biệt quan trọng khi ứng tuyển vào các vị trí đòi hỏi sự chuyên môn cao hoặc trong lĩnh vực quốc tế.
- Trạng thái hôn nhân (tuỳ chọn): Nếu bạn muốn, có thể cung cấp thông tin về trạng thái hôn nhân của mình, tuy nhiên điều này không bắt buộc.
- Mục tiêu ngắn gọn (tuỳ chọn): Bạn cũng có thể thêm một câu ngắn gọn về mục tiêu nghề nghiệp của mình, tùy chỉnh phù hợp với vị trí thực tập mà bạn đang ứng tuyển.
Hãy chắc chắn rằng thông tin trong CV của bạn hoàn toàn chính xác như địa chỉ, email và đặc biệt là số điện thoại để nhà tuyển dụng có thể liên lạc cho bạn.
Mục tiêu nghề nghiệp
Phần mục tiêu nghề nghiệp là nơi bạn đặt ra những mục tiêu cụ thể mà bạn muốn đạt được trong sự nghiệp, bao gồm cả mục tiêu ngắn hạn và dài hạn.
- Mục tiêu ngắn hạn (6 tháng – 1 năm): Chỉ ra những kế hoạch cụ thể mà bạn muốn thực hiện trong tầm ngắn hạn, tập trung vào lĩnh vực thực tập bạn đang xin việc.
- Mục tiêu dài hạn (3 – 5 năm): Đưa ra đích đến lớn mà bạn hướng đến trong sự nghiệp, nhấn mạnh vị trí hoặc vai trò bạn muốn đạt được.
Xem thêm:
Học ngôn ngữ Anh ra làm gì? Mức lương và cơ hội việc làm hấp dẫn
Học logistic ra làm gì? Lương và cơ hội việc làm ra sao
Kỹ năng
Phần kỹ năng là nơi bạn liệt kê những kỹ năng mà bạn đã học được trong quá trình học tập và làm việc. Hãy nhớ rằng kỹ năng có thể chia thành hai loại:
- Kỹ năng mềm có thể được hiểu là những kỹ năng phổ quát và hữu ích trong mọi lĩnh vực, như kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, quản lý thời gian và giải quyết vấn đề.
- Kỹ năng chuyên môn là những kỹ năng đặc thù cho lĩnh vực bạn đang theo đuổi, như kiến thức về ngôn ngữ lập trình, thiết kế đồ họa, hay kỹ năng phân tích dữ liệu.
Kinh nghiệm
Nếu bạn đã có kinh nghiệm làm việc hoặc thực tập trước đó thì đây là điểm sáng khá lớn của bạn, hãy liệt kê chi tiết công việc và trách nhiệm của bạn trước đó. Đối với sinh viên mới ra trường, có thể liệt kê các dự án, hoạt động tình nguyện hoặc các khóa học thực tế liên quan đến lĩnh vực bạn đang ứng tuyển.
Trình độ học vấn và các chứng chỉ liên quan
Liệt kê trình độ học vấn của bạn, bao gồm thông tin về trường đại học, chuyên ngành và thành tích học tập. Nếu bạn có bất kỳ chứng chỉ hoặc giải thưởng nào liên quan đến lĩnh vực thực tập, hãy chắc chắn đưa chúng vào phần này để làm nổi bật hồ sơ của bạn.
Đừng quên thông tin cô đọng và chính xác là yếu tố quan trọng giúp bạn ghi điểm với nhà tuyển dụng. Hãy cân nhắc lựa chọn những thông tin phù hợp nhất và liệt kê chúng một cách súc tích, bố cục dễ đọc và rõ ràng.
CV designer mẫu 1
Xem thêm:
Cover Letter là gì? Cách viết một cover letter chuyên nghiệp, ấn tượng
Cách gửi CV qua email chuyên nghiệp, ấn tượng, thu hút nhà tuyển dụng
Một vài lưu ý để CV thực tập sinh thêm thu hút
Tất nhiên ngoài những thông trong bố cục cơ bản, Đọc Ngẫm vẫn còn 1 số mẹo lưu ý để làm nổi bật CV hơn “mách nhỏ” cho bạn:
Tùy chỉnh CV cho từng vị trí thực tập: Để thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng, hãy điều chỉnh CV của bạn sao cho phù hợp với yêu cầu và mục tiêu của vị trí thực tập mà bạn đang xin. Chú trọng vào những kỹ năng và kinh nghiệm có liên quan và điều chỉnh phần Mục tiêu nghề nghiệp cho phù hợp.
Sắp xếp thông tin một cách logic: Bố cục CV phải rõ ràng và dễ đọc. Đặt phần thông tin cá nhân, mục tiêu nghề nghiệp và kỹ năng ở đầu trang để nhà tuyển dụng dễ dàng nắm bắt thông tin quan trọng. Tiếp theo, liệt kê kinh nghiệm làm việc và trình độ học vấn theo thứ tự từ mới nhất đến cũ hơn.
Chú trọng văn phong và lỗi chính tả: CV chuyên nghiệp phải đảm bảo văn phong lịch sự, chính xác và tránh sai sót chính tả. Kiểm tra kỹ lưỡng ít nhất 2 lần trước khi gửi CV để đảm bảo không có lỗi sai khi đến tay nhà tuyển dụng.
“Những con số biết nói”: Nếu bạn đã tham gia các dự án hoặc có thành tựu đáng chú ý trong lĩnh vực thực tập, hãy không ngần ngại đưa chúng vào CV. Đặc biệt là các con số cụ thể thông qua các dự án, kinh nghiệm làm việc nếu có.
Tùy chỉnh CV cho từng vị trí thực tập để tăng cơ hội nghề nghiệp cho bạn
Xem thêm: Các kỹ năng trong CV giúp chinh phục mọi nhà tuyển dụng
Tạo và tải mẫu CV thực tập sinh bằng CVHay chuyên nghiệp
Để tạo một CV chuyên nghiệp và thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng, hãy sử dụng công cụ tạo CV trực tuyến như CVHay. Công cụ này cung cấp các mẫu CV đẹp và chuyên nghiệp dành cho sinh viên mới ra trường, giúp bạn tạo nên một bộ hồ sơ ấn tượng và nổi bật trong đám đông ứng viên.
CV Junior designer – Mẫu 2
Như vậy, bạn đã có thể tạo mẫu CV thực tập sinh một cách chuyên nghiệp và dễ dàng. Trong tương lai nghề nghiệp, việc viết CV thực tập chuyên nghiệp là một bước quan trọng để bạn có cơ hội ghi điểm với nhà tuyển dụng và nổi bật giữa đám đông ứng viên.
Đừng quên theo dõi Đọc Ngẫm.vn để cập nhật thêm nhiều mẹo hữu ích về nghề nghiệp nhé. Chúc bạn có được một chiếc CV thật sáng giá và tìm được một ‘bến đỗ’ thật như ý!
Để lại một bình luận