Cách Viết CV Chuyên Viên Cho Mọi Ngành, Nghề Chuẩn, Hot Nhất Hiện Nay

Cách Viết CV Chuyên Viên Cho Mọi Ngành, Nghề Chuẩn, Hot Nhất Hiện Nay
0 Shares

Hiện nay, các nhà tuyển dụng rất chú trọng trong việc xem xét CV của ứng viên trước khi quyết định có lên lịch hẹn phỏng vấn trực tiếp hay không. Do đó, kỹ năng viết CV cũng là một trong những kỹ năng rất cần thiết mà các bạn trẻ cần biết, nhất là CV chuyên viên. Hãy cùng Đọc Ngẫm tìm hiểu cách viết CV chuyên viên kinh doanh, CV chuyên viên tuyển dụng đúng chuẩn qua bài viết sau.

Cách viết CV Chuyên viên cho mọi ngành nghề cực chuẩn, đẹp

Để tạo ấn tượng đầu tiên trong mắt các nhà tuyển dụng, bạn cần chuẩn bị một chiếc CV chuyên viên thật chỉnh chu và bao gồm đầy đủ thông tin như:

Tiêu đề

Trước hết, các nhà tuyển dụng sẽ không có thiện cảm hoặc thậm chí bỏ qua ngay những mẫu CV có tiêu đề không phù hợp với vị trí tuyển dụng. Do đó, mẫu CV chuyên viên kinh doanh, CV chuyên viên tuyển dụng cần nêu rõ về vị trí ứng tuyển mà công ty đang tìm kiếm. Bạn có thể làm nổi bật tiêu đề bằng cách lựa chọn font chữ cách điệu hoặc kích thước to hơn một chút so với cỡ chữ ở các nội dung còn lại.

Tiêu đề CV là một điểm quan trọng cần lưu ý

Thông tin cá nhân 

Phần thông tin cá nhân là mục vô cùng quan trọng trong các mẫu CV của ứng viên. Bởi đây là nơi mà các nhà tuyển dụng sẽ liên hệ trực tiếp với bạn để hẹn lịch phỏng vấn sau quá trình xem xét và duyệt CV. Trong phần này, ứng viên cần điền đầy đủ các thông tin gồm: họ tên, ngày sinh, số điện thoại, địa chỉ, email,…

Phần thông tin cá nhân không thể thiếu trong mọi CV chuyên viên

Chèn hình cá nhân

Hình ảnh cá nhân giúp cho CV chuyên viên của bạn chuyên nghiệp hơn, không những vậy việc chọn một tấm hình chân dung đẹp, dễ nhìn sẽ để lại ấn tượng tốt trong mắt nhà tuyển dụng. Bạn có thể tùy chọn hình ảnh mà bạn muốn, tuy nhiên tránh chọn những tấm hình selfie, không thấy rõ mặt, phong cách ăn mặc không phù hợp,… vì rất có thể chúng sẽ bị “phản tác dụng” với nhà tuyển dụng.

Những hình ảnh cá nhân nên và không nên chọn trong CV

>>> Xem thêm: 

Cách Viết CV Thực Tập Sinh Chuyên Nghiệp, Ấn Tượng Cho Tất Cả Các Ngành

Xem thêm  Để không rụt rè mắc cỡ

Tạo Ấn Tượng Với CV Ngành Nhân Sự: Cẩm Nang Chi Tiết Cho Ứng Viên

Mục tiêu nghề nghiệp

Thực tế cho thấy, các nhà tuyển dụng thường sẽ có thiện cảm hơn với những cá nhân đã xác định mục tiêu nghề nghiệp cho mình một cách rõ ràng trong CV. Phần thông tin này sẽ giúp làm rõ hơn những định hướng của ứng viên trong tương lai. Ngoài ra, mục tiêu nghề nghiệp còn là cơ sở để xác định ứng viên có phù hợp với vị trí ứng tuyển hay không. Mẫu CV chuyên viên kinh doanh, CV chuyên viên tuyển dụng sẽ ghi điểm nhiều hơn nếu ứng viên trình bày rõ về mục tiêu ngắn hạn và dài hạn.

Mục tiêu nghề nghiệp giúp xác định ứng viên có phù hợp với định hướng của doanh nghiệp hay không

>>> Xem thêm:

Mẫu CV xin việc thiết kế đồ họa | Cách viết CV kèm ví dụ

Cách viết CV nhân viên kinh doanh chuyên nghiệp, mẫu CV đẹp, ấn tượng

Trình độ học vấn

Bên cạnh thông tin cá nhân và hình ảnh, trình độ học vấn là mục không thể “vắng mặt” trong các mẫu CV chuyên viên. Học vấn sẽ thể hiện trình độ am hiểu của bạn trong tính chất và cốt lõi của công việc. Bên cạnh đó, ứng viên có thể trình bày kỹ năng chuyên ngành trong mục học vấn để làm tiền đề thu hút nhà tuyển dụng. Trong mục này, bạn có thể trình bày tên trường Đại học, năm tốt nghiệp, chuyên ngành, GPA, thành tích,…

Kinh nghiệm làm việc

Kinh nghiệm làm việc trong các mẫu CV chuyên viên kinh doanh, CV chuyên viên tuyển dụng là “điểm nhấn” cho các nhà tuyển dụng căn cứ vào để xem xét tiếp hồ sơ của bạn. Những kinh nghiệm ở từng mảng công việc trong quá khứ sẽ thể hiện những trải nghiệm và kỹ năng mà ứng viên có khi cọ xát với thực tế. Tuy nhiên, nếu bạn là một người mới đi làm thì sẽ trình bày mục này như thế nào? Đừng lo lắng! Những kinh nghiệm sinh hoạt trong các câu lạc bộ khi bạn còn học tại trường chính là những kinh nghiệm tương đương được sử dụng khi ghi CV ứng tuyển.

Kỹ năng chuyên môn nghề nghiệp

Trong một số ngành nghề mang tính chất đặc trưng như kiến trúc sư, giáo viên, nhà thiết kế, bác sĩ, nhà nghiên cứu,… thì kỹ năng chuyên môn nghề nghiệp là điều cần phải thể hiện rõ trong CV. Phần thông tin này sẽ giúp ứng viên xây dựng độ uy tín vững chắc đối với nhà tuyển dụng, vì đây đều là các công việc cần có kỹ năng chuyên môn cao trước khi hành nghề.

Kỹ năng chuyên môn rất cần thiết đối với một số công việc mang tính chất riêng

Một số phần bổ sung khác (Sở thích, Hoạt động ngoại khóa, Người tham chiếu, Giải thưởng)

Mẫu CV chuyên viên sẽ thêm phần chi tiết và rõ ràng hơn khi ứng viên thêm thông tin ở các mục như: sở thích, người tham chiếu, giải thưởng hoặc các hoạt động ngoại khóa.

  • Người tham chiếu: được hiệu như một bên thứ 3 xác nhận về những kinh nghiệm và thông tin trong CV là xác thực, từ đó nâng cao độ uy tín của CV.
  • Sở thích: góp phần giúp công ty hiểu rõ về tính cách của bạn.
  • Giải thưởng: những thành tựu đã đạt được trong suốt quá trình đi làm trước đây.
  • Các hoạt động ngoại khóa: giúp nhà tuyển dụng dễ dàng đánh giá về các kỹ năng mềm mà ứng viên sở hữu.
Xem thêm  Giao tiếp nơi công sở: Đơn giản và quan trọng

>>> Xem thêm:

Cách viết CV Business Analyst chuẩn nhất kèm CV BA mẫu

Mẫu CV xin việc part time – làm thêm cho sinh viên năm nhất

Hồ sơ xin việc gồm những gì? Cập nhật đầy đủ, chuẩn nhất 2023

Những lưu ý khi viết CV Chuyên viên cho người mới bắt đầu

Người mới bắt đầu thường sẽ không hình dung rõ về bố cục, cách trình bày cũng như phân bổ thông tin trong CV chuyên viên. Do đó, trước khi viết CV, ứng viên nên chuẩn bị bằng cách tham khảo các mẫu CV khác về bố cục nội dung, cách thức trình bày cũng như những điều không nên thể hiện trong mẫu đơn ứng tuyển để tránh tình trạng dư thừa thông tin.

Một số lưu ý cho ứng viên khi mới viết CV lần đầu

Tránh lỗi chính tả và lỗi văn phong

Lỗi chính tả và lỗi văn phong là điều không nên xuất hiện trong CV của ứng viên. Nếu bạn để tình trạng này xảy ra, dù chỉ là một lỗi nhỏ cũng sẽ để lại ấn tượng xấu với nhà tuyển dụng, vì họ cho rằng đó là CV chưa chỉnh chu, còn thiếu chuyên nghiệp.

Tránh để xảy ra lỗi chính tả trong CV

Cách trình bày các mục phải được sắp xếp một cách khoa học

Bố cục thông tin trong CV không chỉ được các nhà tuyển dụng quan tâm mà các ứng viên cũng cần phải lưu ý. Bạn nên sắp xếp thông tin ở từng mục theo tuần tự thích hợp, hơn thế nữa giữa các mục thông tin không nên sắp xếp lộn xộn. Ví dụ, ứng viên không thể để mục kinh nghiệm làm việc ở phần đầu tiên, trong khi mục thông tin cá nhân lại để ở phần cuối cùng, cách sắp xếp đó chưa khoa học và cần điều chỉnh lại sao cho phù hợp.

Không liệt kê quá nhiều những kinh nghiệm, kỹ năng không liên quan

Như đã đề cập ở nội dung trên, trong CV chuyên viên kinh doanh CV chuyên viên tuyển dụng không nên liệt kê quá nhiều kinh nghiệm và kỹ năng không liên quan vì điều đó rất tệ trong mắt nhà tuyển dụng. Phần thông tin đó sẽ trở thành dư thừa và khiến cho bố cục của CV thêm dài dòng, dễ gây nhàm chán.

Không nên liệt kê các kỹ năng ngoài lề trong CV

Tóm lại, CV chuyên viên có rất nhiều kiểu mẫu khác nhau, nhưng nhìn chung nó vẫn cần thỏa những điều kiện cơ bản về bố cục trình bày, cách phân bổ thông tin và một số lưu ý cần tránh để ứng viên hoàn thành CV một cách chỉnh chu, ấn tượng nhất. Để tham khảo một số mẫu CV đẹp, độc đáo hoặc cập nhật thông tin tuyển dụng mới nhất, bạn hãy đến với Đọc Ngẫm nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *