Cách lãnh đạo học

Cách lãnh đạo học
0 Shares

Lãnh đạo không chỉ là người học tập không ngừng mà còn biết được cách học như thế nào sẽ mang lái kết quả tốt nhất.

* Luôn đọc

Nhều người dành nhiều thời gian để uống bia hơn là để đọc sách. Điều này giải thích vì sao có những người bụng to hơn não. Giáo sư Theodore Levitt – một nhà kinh tế học nổi tiếng cho rằng: “Tương lai thuộc về những người nhìn thấy cơ hội trước khi chúng trở nên rõ ràng”. Nhà lãnh đạo hiểu rằng tương lai thuộc về những người có thể hiểu và chuẩn bị cho tương lai một cách toàn diện và vững chắc hơn những người khác.

Trong cuốn sáàch “Lãnh đạo: Các chiến lược để thay đổi”, Warren Bennis và Burt Nanus cho rằng lãnh đạo là những người đọc. Là một người đọc không đủ khiến chúng ta trở thành lãnh đạo, nhưng những nhà lãnh đạo phải xem việc đọc là một phương tiện để làm giàu cá nhân và nghề nghiệp.

* Lắng nghe và đặt câu hỏi

Một cậu bé nhìn thấy một cái lược trên vỉa hè. Cậu hỏi mẹ: “Mẹ ơi, tại sao ở đây lại có một cái lược?”. Với cậu, cái lược là một bí ẩn. Liệu có phải ai đó đã làm rơi hay là vứt nó đi?

Mỗi ngày, trẻ con có thể hỏi từ 300-400 câu. Trả lời hết những thắc mắc này đủ làm chúng ta kiệt sức, nhưng tất cả chúng ta có thể học được rất nhiều khi biết đặt những câu hỏi về những vấn đề có liên quan hoặc quan trọng với chúng ta.

Các nhà lãnh đạo thực hành nguyên tắc của thành phố Alexandria. Trong thời kỳ Hi Lạp cổ đại (năm 330 trước Công nguyên đến những năm đầu sau Công nguyên), thành phố Alexandria, Ai cập là trung tâm tri thức của thế giới với hơn một triệu người, với các công trình nghệ thuật và văn hoá và ở đây có thư viện lớn nhất trên thế giới. Điều gì đã đóng góp vào sự giàu có về văn hoá của thành phố này? Đó là, không một chuyến tàu nào được phép cập cảng mà không dâng một cuốn sách để lưu lại một bản.

Các nhà lãnh đạo học tập bằng cách hỏi những người mà họ gặp, hy vọng tìm được những ý tưởng mới, những thông tin hữu ích và những việc học tập tốt nhất mà họ có thể thêm vào kho tri thức của riêng họ.

Xem thêm  Ba câu hỏi đặt ra trước khi chọn nghề

* Biết nghi ngờ một cách tích cực

Hỏi nhiều câu hỏi không có nghĩa là họ không tin vào những điều học được, mà họ biết nghi ngờ một cách tích cực. Thông tin nhận được từ bất kỳ nguồn nào đều cần phải xem xét mức độ chính xác và ngụ ý đằng sau.

Một trong những chiến lược nền tảng của các cuộc cách mạng là nắm lấy các trường học và kiểm soát những điều người ta nghĩ và tin tưởng. Mark Twain từng nói rằng: “Các con số có thể nói dối và những người nói dối cũng có thể tính toán”. Do đó đừng dễ dàng chấp nhận mọi thứ ở bề nổi. Học cách xem xét những điều bạn học được từ góc độ nghi ngờ tích cực.

Khi bạn học, hãy tự hỏi: “Điều gì là gợi ý cho công việc, nghề nghiệp và cuộc sống của mình?” Hãy thử lại những gì nguồn tin chỉ ra nếu bạn không thực sự chắc chắn.

* Không chí đơn thuần dựa vào phỏng đoán

Một đặc điểm lãnh đạo là họ luôn tìm sự thật, họ muốn hành động dựa trên thông tin thực tế hơn là phỏng đoán. Phỏng đoán – những thông tin chưa được biết hoặc không chính xác – có thể sẽ rất nguy hiểm. Bạn cần biết sự thật về những nguy hiểm tiềm tàng trước khi mua một ngôi nhà. Lãnh đạo biết mức độ hiệu quả của họ và làm thế nào để hiệu quả hơn nữa. Bạn cần biết khách hàng thực sự cảm thấy thế nào về dịch vụ của tổ chức, hoặc vì sao tổ chức của bạn gặp khó khăn? Hành động dựa trên tin đồn hoặc nghe nói có thể làm hỏng các quyết định, cả ở góc độ cá nhân và nghề nghiệp.

Rất nhiều hành vi của chúng ta không dựa trên việc tìm hiểu sự thật mà dựa trên việc phỏng đoán đơn thuần và đó là sai lầm. Một người bạn mách bạn nên mua cổ phiếu, “mua ngay”, anh ta nói, “vì giá sẽ tăng rất nhanh”. Nếu tiến hành một nghiên cứu và phân tích nhỏ, bạn có thể xác nhận hoặc bác bỏ gợi ý của anh ta. Nhưng nghiên cứu là việc làm mất thời gian. Bạn cho rằng anh ta là một người bạn tốt và sẽ không bảo bạn mua nếu cổ phiếu không thực sự tăng giá. Vậy là bạn chọn cách làm theo phỏng đoán của mình và có thể đã thua.

Xem thêm  Công việc có khiến bạn “phát ốm”?

Những người học tốt nhất là những người luôn nghi ngờ, không phải vì họ không tin vào bất cứ điều gì mà chỉ vì họ muốn biết sự thật. Việc suy nghĩ cẩn thận đòi hỏi phải thường xuyên hỏi ba câu hỏi:

– Tôi biết điều đó là sự thật bằng cách nào?
– Ai nói cho tôi?
– Nó ảnh hưởng đến tôi như thế nào?

* Học vì tương lai

Học vì tương lai, không phải quá khứ. Phát triển những kiến thức bạn cần cần biết để thành công, không phải là những điều bạn từng biết. Cố gắng để lường trước những kiến thức và kỹ năng quan trọng cho tương lai. Bạn có thể học cho tương lai bằng việc xác định các điểm yếu và điểm mạnh của mình.

* Học nhanh nhất có thể

Tương lai không thuộc về những người học giỏi nhất mà thuộc về những người học nhanh nhất. Trước đây chúng ta định nghĩa một chuyên gia là người uyên thâm về lĩnh vực nào đó. Vậy thì phải mất thời gian để học và trải nghiệm mới thực sự được xem là một chuyên gia. Điều đó lại nảy sinh ra vấn đề khác: Chẳng bao lâu sau khi bạn trở thành một chuyên gia thì vấn đề bạn học được đã thay đổi hoặc trở thành lỗi thời. Ngày nay, một chuyên gia là một người học được những điều quan trọng nhất một cách nhanh nhất. Đó là, khi một lĩnh vực nào đó trở nên quan trọng, các chuyên gia có thể:

– Nhận ra tầm quan trọng của kiến thức đó
– Biết được điều gì là quan trọng nhất trong lĩnh vực đó
– Học càng nhanh càng tốt
– Cập nhật khi cần thiết
– Từ bỏ khi cần thiết

Lãnh đạo cũng phải đồng thời là một chuyên gia và liên tục nâng cao kỹ năng của mình. Đừng cố gắng để biết tất cả mọi điều mà hãy để tâm vào những điều quan trọng nhất với hiện tại và tương lai gần. Sau đó hãy học những điều quan trọng nhấ này càng nhanh càng tốt.

* Tự thiết kế chương trình học cho riêng mình

Hầu hết việc giáo dục của chúng ta được người khác xác định cho. Ở trường đại học chúng ta được lựa chọn, nhưng sự lựa chọn vẫn bị giới hạn. Lãnh đạo kiếm soát việc học của mình, xác định cần học gì và mức độ nhiều hay ít. Chúng ta cần thiết kế chương trình học cho riêng mình. Ví dụ, tiến sĩ Peter Drucker đã chọn một lĩnh vực nghiên cứu mới để học trong vài năm. Ngoài việc là một một chuyên gia về tư vấn quản lý, ông cũng trở thành một trong những chuyên gia về nghệ thuật phương đông. 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *