Cách giải quyết xung đột trong công việc

Cách giải quyết xung đột trong công việc
0 Shares

Bạn có bao giờ gặp xung đột trong công việc? Hầu hết mọi người đều có những mâu thuẫn với nhau trong công việc không ít thì nhiều. Dù đó là với đồng nghiệp, khách hàng, nhà cung cấp hay thậm chí là với chính sếp của mình.

 Xung đột là điều không thể tránh. Chỉ cần mỗi chúng ta có nhu cầu khác nhau, tương phản nhau là xung đột đã có thể xảy ra. Một số trường hợp như sau:

1. Bạn và đồng nghiệp đều muốn có cùng một ngày nghĩ nhưng chỉ có một người được mà thôi!

2. Bạn muốn được cung cấp hàng hóa vào ngày hôm nay nhưng nhà cung cấp lại dời vào tuần sau!

3. Bạn muốn khách hàng mua sản phẩm với giá đặc biệt mà khách hàng của bạn còn muốn giảm giá nữa!

4. Bạn thì muốn tăng lương trong khi sếp thì muốn giảm lương!

 

Bản thân xung đột không phải là một vấn đề khó khăn. Vấn đề khó khăn phụ thuộc vào cách mà chúng ta giải quyết xung đột.

David W. Johnson, tác giả của Human Relations and Your Career đã xác định được 5 cách giải quyết xung đột. Hãy xem cách nào mà bạn thường áp dụng và cách nào mà người mâu thuẫn với bạn áp dụng:

CHÚ RÙA

Rùa giải quyết xung đột bằng cách tránh né chúng. Cứ để mọi chuyện một cách tự nhiên, chuyện gì tới sẽ tới. Nếu không thể tránh được thì hùa theo hoặc không bao giờ nhắc đến điều đó. Kết quả cuối cùng là nó chẳng được gì, nó chẳng hề giải quyết được xung đột và đối với người có cùng xung đột thì cũng không giải quyết được gì cả. Tuy nhiên điều này cũng hữu ích để giải quyết những vấn đề nhỏ nhặt, không nghiêm trọng mấy.

Xem thêm  Để hồ sơ xin việc hoàn hảo: Nên và không nên làm gì?

CHÚ GẤU TEDDY

Gấu Teddy giải quyết xung đột bằng cách nhường nhịn, nó luôn muốn có một mối quan hệ thân thiện và kết quả là nó thua trong khi những người khác thì thắng. Đây cũng là một cách giải quyết tốt trong một số trường hợp như xung đột đối với người thân trong gia đình hay người yêu.

CHÚ CÁ MẬP

Cá mập giải quyết xung đột bằng cách tiếp tục tấn công. Mục tiêu chính của nó là an tòan cho bản thân trước đã. Đây là hành vi tấn công, và chúng có thể dùng đến miệng và các mánh khóe khác. Đối với một con cá mập nó chỉ biết một điều là : “ Tao thắng, mày thua, và tao cóc cần quan tâm đến chuyện gì sẽ xảy đến với mày”.

CHÚ CÁO

Những chú cáo luôn giải quyết xung đột bằng cách thỏa hiệp để giải quyết vấn đề. Mục đích của chúng là gải quyết vấn đề sao cho mỗi thành viên đều hài lòng dù là chỉ một chút thôi. Đây cũng là một cách giải quyết có lợi cho cả đôi bên nhưng đồng thời cả đôi bên đều phải chịu thiệt thòi một chút. Ví dụ bạn và đồng nghiệp đầu muốn cùng nghỉ phép vào một ngày thì có thể một người sẽ nghỉ vào buổi sáng và một người thì nghỉ vào buổi chiều.

CHÚ CÚ MÈO

Theo Johnson thì cách thông minh nhất để giải quyết những xung đột phức tạp nhất lại rất phù hợp với hành vi của loài cú. Lòai cú giải quyết các xung đột bằng cách bắt tay nhau, cộng tác với nhau. Điều này có nghĩa là cả hai cùng làm việc chung với nhau và cả hai cùng đạt được mục đích sau cùng, hài lòng và thỏa mãn lẫn nhau. Mục tiêu cuối cùng là cả hai cùng thắng.

Xem thêm  Những điều nên và không nên trong buổi phỏng vấn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *