Cây trầu bà là một trong những loại cây cảnh được trồng rất nhiều ở trong nhà hoặc ở các công ty, nơi công cộng. Ngoài việc trang trí cảnh quan thêm không gian xanh, thì trồng cây trầu bà trong nhà cũng mang đến nhiều ý nghĩa trong phong thủy. Hãy cùng Mua Bán tham khảo ngay nguồn gốc, ý nghĩa phong thủy cũng như các lưu ý khi trồng và chăm sóc trầu bà dưới đây.
1. Nguồn gốc cây trầu bà
Cây tầu bà có nhiều tên gọi khác nhau như thạch cam tử, hoàng tam điệp, hoàng kim, hoặc vạn niên thanh leo. Trầu bà có tên khoa học là Epipremnum Aureum, thuộc họ Ráy và có nguồn gốc từ Indonesia. Trầu bà thuộc họ dây leo, thân mềm, lá màu xanh dày, mọng nước và có hình trái tim. Phần rễ cây mọc ở các đốt nằm trên thân cây, có thể trồng dưới đất hoặc trồng trong nước.
Trầu bà thích sống ở những nơi râm mát nên được trồng nhiều ở trong nhà hoặc trong văn phòng, công ty, vườn tường của các tòa nhà công cộng. Nếu bạn chăm sóc tốt và cung cấp nhiều chất dinh dưỡng, cây sẽ phát triển rất lớn. Môi trường sống tốt sẽ giúp lá trầu bà xanh quanh năm, chỉ bị vàng úa khi lá già úa và bị rụng đi.
2. Tác dụng khoa học của cây trầu bà
Có thể bạn đã được nghe nhiều về ý nghĩa phong thủy cây trầu bà. Nhưng trầu bà còn có khá nhiều tác dụng khác nhau theo ý nghĩa khoa học. Cụ thể, trầu bà giúp lọc cho không khí được thoáng đãng và trong lành hơn. Cây có khả năng giảm thiểu ô nhiễm môi trường, giảm tác hại bức xạ cũng như loại bỏ các điện từ có hại cho con người như sóng máy tính, điện thoại…
Nếu bạn bị bệnh về mắt thì màu xanh của lá trầu bà sẽ giúp cho đôi mắt của bạn được thư giãn. Ngoài ra, trồng trầu bà còn giúp bạn giải tỏa được căng thẳng và giảm đi sự mệt mỏi trong công việc, cuộc sống.
Tìm hiểu thêm: Cây tuyết sơn phi hồng: Đặc điểm, ý nghĩa và cách trồng tại nhà
3. Phân loại cây trầu bà
Cây trầu bà hiện nay có rất nhiều loại khác nhau để bạn tìm hiểu và lựa chọn trồng trong nhà. Dưới đây là một số loại trầu bà mà bạn có thể tham khảo như:
3.1 Cây trầu bà đế vương
Cây trầu bà đế vương là giống kiểng lá Monstera thuộc họ Ráy có tên khoa học là Philodendron. Loại trầu bà này có nguồn gốc từ một hòn đảo của châu Mỹ và hiện đang được trồng rất phổ biến ở Việt Nam. Trầu bà đế vương được chia thành nhiều loại khác nhau theo màu sắc của nó, cụ thể như:
- Trầu bà đế vương xanh
Trong các loại trầu bà đế vương, loại trầu bà đế vương xanh được trồng phổ biến nhất. Philodendron Imperial Green là tên khoa học của trầu bà đế vương xanh. Thân cây có màu xanh với lá cây có hình thon dài dần về phía đầu lá. Lá non có màu xanh nhạt và chuyển dần về màu xanh thẫm khi già. Hoa có màu trắng và kết lại thành các cụm.
- Trầu bà đế vương đỏ
Trầu bà đế vương đỏ còn có tên khoa học là Philodendron Imperial Red. Cây có lá hình trái tim, khi còn non thì lá có màu xanh nõn hoặc đỏ tía. Khi già, lá chuyển sang màu xanh lục đậm, hoặc màu đỏ thẫm. Đặc biệt, màu sắc của cuống lá sẽ giống với màu lá và phần gốc sẽ có bẹ ôm sát vào thân.
- Trầu bà đế vương vàng
Tên khoa học của trầu bà đế vương vàng là Philodendron Imperial Gold. Điểm nổi bật của loại trầu bà đế vương vàng là phần lá có màu vàng và xanh xen kẽ với bản lá to dày, lá không có mùi và những phiến lá nổi rõ ngay trên lá. Bẹ của lá ôm chặt thân vào thân cây, nếu trồng trong chậu và được chăm sóc tốt thì chúng có thể cao từ 40cm đến 1,3m.
3.2 Cây trầu bà lá xẻ
Cây trầu bà lá xẻ có tên khoa học là Philpdendron Xanadu, hay có tên gọi ngắn gọn khác là Monstera Deliciosa. Ngoài ra, trầu bà lá xẻ còn có nhiều tên gọi khác nhau như trầu bà khía, trầu bà chân vịt, trầu bà lá xẻ Nam Mỹ. Hình dạng phiến lá được chia thành thùy có hình dạng như lông chim độc đáo lá có màu xanh lục, phần xuống lá dài. Phần lá xẻ tròn với khoảng từ 4 – 5 đường xẻ và điều đặc biệt khác là trầu bà lá xẻ có mùi thơm rất ấn tượng.
Xem thêm: Đôi nét về cây sống đời và công dụng của cây trong đời sống
3.3 Cây trầu bà thanh xuân
Cây trầu bà thanh xuân có tên khoa học là Philodendron Bipinnatifidum, chiều cao trung bình của cây từ 70cm – 1,5m. Trầu bà thanh xuân rất dễ nhầm lẫn với trầu bà lá xẻ, tuy nhiên phần lá xẻ của nó nhọn hơn và có khoảng từ 6-8 đường xẻ trên lá. Lá xẻ thùy sâu nhìn tương tự như chân vịt, thân thảo mảnh khảnh và phân khá nhiều nhánh, lá có màu xanh sẫm.
Tìm hiểu thêm: Cây tuyết tùng: Đặc điểm, công dụng, cách trồng và ý nghĩa
3.4 Cây trầu bà cẩm thạch
Trầu bà cẩm thạch còn có tên gọi khác là trầu bà sữa, là loại cây thân cỏ và thường có màu xanh lâu năm. Thân cây mềm và xung quanh có các rễ phụ rũ xuống, mỗi đoạn thân cây xuất hình một lá nhỏ và mọc đều nhau trên nhánh. Lá trầu bà cẩm thạch hình trái tim có những vệt màu trắng loang trên nền xanh khá mới lạ. Cuống lá có bẹ ngắn màu trắng, dài với gân chính nổi rõ, phần mép lá trơn bóng.
3.5 Cây trầu bà cửa sổ
Trầu bà cửa sổ còn có tên gọi khác là trầu bà lỗ nhờ hình dạng lá kỳ lạ. Trên lá xuất hiện nhiều lỗ to nhỏ khác nhau như bị sâu ăn, các lỗ phân bố không đều. Lá trầu bà cửa sổ có hình bầu dục, màu xanh nhạt với chiều dài lá từ 5cm – 7cm. Cây trầu bà cửa sổ rất dễ chăm sóc và bạn không cần phải có kiến thức chuyên môn trong quá trình trồng cây.
3.6 Cây trầu bà tỷ phú
Nếu bạn muốn tìm một loại cây trầu bà leo để trồng trong nhà, bạn nên lựa chọn trầu bà tỷ phú. Trầu bà tỷ phú là loại cây mọc bụi hơi rũ xuống với lá màu xanh đậm có hình trái xoan và nhọn lại ở đỉnh. Lá rủ xuống rồi xòe ra như hình lòng bàn tay mở, trên phiến lá có đường gân nổi khá rõ ràng, cuống lá dài. Trầu bà tỷ phú có tốc độ sinh trưởng nhanh và chỉ tập trung sinh trưởng từ trên một thân cây chính (gọi là cây đực).
3.7 Cây trầu bà chân rít lá đốm
Trầu bà chân rít lá đốm hay còn gọi là trầu bà chân rết cũng được nhiều người chọn trồng. Cành lá có hình thuôn dài, mọc trực tiếp từ gốc, lá có màu xanh thẫm hoặc xanh non. Ở giữa lá có vân vàng như bị cháy, trên bề mặt lá xuất hiện những đốm trắng rất đặc biệt. Cây có chiều cao trung bình khoảng 30cm và không có thân cây.
Tìm hiểu thêm: Đôi nét về cây sống đời và công dụng của cây trong đời sống
4. Những ý nghĩa phong thủy của cây trầu bà
Cây trầu bà được yêu thích và trồng nhiều trong gia đình bởi những ý nghĩa phong thủy của nó, hãy cùng docngam.com tìm hiểu qua những nội dung tiếp theo đây:
4.1 Ý nghĩa trong phong thủy
Theo quan niệm phong thủy thì cây trầu bà được xem là biểu tượng của sự thành đạt, tài lộc, thịnh vượng. Nếu vị trí đặt cây trầu bà trong nhà phù hợp với tuổi gia chủ thì sẽ giúp gia chủ hóa giải được những điều rủi ro, xui xẻo có thể xảy ra. Trầu bà còn là loại cây dễ trồng, dễ sống và dễ chăm sóc nên nó còn thể hiện cho sức sống mãnh liệt và khí chất kiên cường. Là loại cây tượng trưng cho khả năng vượt qua được những khó khăn, giúp gia chủ vững tin hơn trong cuộc sống và công việc. Nói một cách khác, trồng trầu bà sẽ giúp gia chủ có được cảm giác may mắn, đầy đủ và viên mãn.
4.1 Cây trầu bà hợp với tuổi nào?
Cây trầu bà hợp với nhiều tuổi khác nhau. Tuy nhiên, những người tuổi Thân và tuổi Ngọ được cho là hợp phong thủy với cây trầu bà nhất. Đặc biệt là người tuổi Ngọ, vì họ là những người dễ thành công trong kinh doanh nhưng cũng rất dễ bị mất đi. Vì thế, nếu trồng cây trầu bà trong nhà gia chủ tuổi Ngọ sẽ giúp cho gia chủ thắt chặt tài chính hơn.
4.2 Cây trầu bà hợp mệnh nào?
Tương tự như tuổi hợp thì trầu bà cũng hợp với nhiều mệnh khác nhau, nhưng phù hợp nhất là dành cho những người có mệnh Hỏa, Mộc và Thủy. Những người có mệnh Thổ hoặc mệnh Kim khi trồng trầu bà thì cần chú ý đến quá trình chọn không gian trồng và chậu trồng để tối ưu hóa vượng khí phong thủy mà trầu bà mang lại. Người có mệnh Thổ, Kim nên chọn những chậu có màu sắc hợp bản mệnh như đỏ, tím, xanh, đen, nâu, cam để tăng cường sự hiệu quả phong thủy nhất.
Tìm hiểu thêm: Mệnh Hoả hợp cây gì ? 16 loại cây cảnh dành cho mệnh Hoả
5. Hướng dẫn trồng và chăm sóc cây trầu bà tại nhà
Nếu bạn muốn trồng cây trầu bà tại nhà, bạn có thể tham khảo hướng dẫn cách trồng và chăm sóc cây dưới đây:
5.1 Cách trồng cây trầu bà
Để trồng cây, bạn có thể lựa chọn 2 cách trồng khác nhau là trồng thủy sinh và trồng ở trong đất. Dưới đây là cách trồng cây trầu bà cụ thể:
- Trồng cây trong đất: Để trồng cây, bạn nên chọn cành được cắt ngắn từ khoảng 5cm – 10cm rồi để khô phần đã cắt. Sau đó, giâm cành đã cắt vào trong đất đã chuẩn bị sẵn, sử dụng bình xịt phun sương để tưới cây từ 2 – 3 lần/ngày giúp cây sinh trưởng, phát triển.
- Trồng cây thủy sinh: Tương tự trồng cây trong đất, bạn chọn cành đã cắt sẵn và đặt vào chậu thủy tinh có đựng nước sạch. Bạn chỉ cần để chậu ở những nơi có vị trí râm mát với nhiệt độ từ 20 độ C – 25 độ C để cây bén rễ và phát triển
Về thời điểm trồng cây bằng đất, bạn nên chọn trồng vào mùa xuân để cây được phát triển nhanh và đốt thân ra được nhiều rễ nhất. Riêng cách trồng thủy sinh thì bạn có thể trồng vào bất kỳ thời điểm nào.
5.2 Cách chăm sóc cây trầu bà
Để cây được sinh trưởng và phát triển tốt thì bạn cần quan tâm đến những yếu tố cơ bản sau:
- Về ánh sáng: Vì trầu bà là loại cây thích sự ẩm ướt, mát mẻ nên bạn cần chọn trồng cây ở những nơi có bóng râm, mát và tránh ánh sáng trực tiếp.
- Về nhiệt độ: Nhiệt độ thích hợp cho cây sinh trưởng, phát triển là từ 15 độ C – 20 độ C. Vì thế, nếu trồng cây trong không gian kín, bạn cần lưu ý điều chỉnh nhiệt độ phù hợp với cây
- Chế độ tưới nước: Cây không cần cung cấp quá nhiều nước, bạn chỉ cần tưới từ 2 – 3 lần/tuần với lượng nước vừa đủ
- Về đất trồng: Nên trồng cây vào đất có đặc điểm tơi, xốp để tăng khả năng thoát nước tốt nhất và nên chọn đất nhiều chất dinh dưỡng
Ngoài ra, bạn nên tùy chỉnh liều lượng nước, ánh sáng, chất dinh dưỡng phù hợp với cây tùy vào những giai đoạn thực tế. Tránh việc tập trung quá nhiều chất dinh dưỡng hoặc nước khiến cây bị bệnh đốm lá hoặc nhiệt độ không phù hợp khiến cây bị suy kiệt…
Tìm hiểu thêm: Cây hoa hồng anh: Đặc điểm, cách trồng và ý nghĩa phong thủy
Một số câu hỏi thường gặp
Ngoài việc tìm hiểu về các loại cây trầu bà, cách trồng và chăm sóc cây thì dưới đây là một số câu hỏi mà bạn có thể thường gặp:
Cây trầu bà có độc không?
Trầu bà là loại cây được sử dụng nhiều để lọc không khí, giúp thư giãn nhưng trồng trầu bà có an toàn không? Tuy nổi tiếng là loại cây hút độc trong không khí nhưng đây là loại cây có chứa độc tố không tốt cho trẻ em. Trong dây và lá của trầu bà có chứa chất độc tương tự như cây kim tiền là canxi oxalat. Nếu trẻ em vô tình ăn phải có thể dẫn đến buồn nôn, tiêu chảy và bị bỏng rát niêm mạc miệng. Chính vì thế, đối với những gia đình có trẻ em thì nên cẩn thận và lựa chọn vị trí đặt cây phù hợp.
Trồng cây trầu bà trong nhà, nên hay không?
Cây trầu bà trong nhà để hấp thụ các khí độc, khí thải giúp không gian nhà tươi mát hơn. Bên cạnh đó, trầu bà còn mang đến nhiều may mắn, thịnh vượng và tài lộc cho gia chủ trong phong thủy. Chính vì thế, bạn có thể trồng cây trầu bà trong nhà, đặt ở các vị trí như phòng khách, các kệ trang trí hoặc trong phòng ngủ.
Tham khảo một số hình ảnh đẹp về cây trầu bà
Dưới đây là một số hình ảnh đẹp về các loại cây trầu bà, bạn có thể tham khảo thêm nhé!
Như vậy, bạn đã tìm hiểu xong nguồn gốc cũng như các ý nghĩa của cây trầu bà. Bạn có thể tham khảo thêm nhiều chia sẻ hữu ích khác về phong thủy nhà ở trên website docngam.com. Chúc bạn sẽ tìm kiếm được những thông tin hữu ích nhất cho mình và gia đình từ docngam.com!
Xem thêm:
- Top 32 cây cảnh trong nhà phong thủy thu hút may mắn, tài lộc
- Một số cây phong thủy để bàn làm việc chiêu tài lộc tấn bình an
– Vân Anh (Content Writer) –
Để lại một bình luận