Trách nhiệm của người lái xe đó chính là cung cấp thông tin đầy đủ, trung thực về tình trạng sức khỏe, tiền sử bệnh, tật của chính bản thân. Vậy người bị teo chân có được thi bằng lái xe B1 số tự động không?
1. Thế nào là bằng lái xe B1 số tự động?
Căn cứ khoản 5 Điều 16 Văn bản hợp nhất 19/VBHN-BGTVT 2022 quy định về đào tạo, sát hạch và cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ quy định về phân hạng giấy phép lái xe, Điều này quy định hạng B1 số tự động cấp cho người không hành nghề lái xe để điều khiển những loại xe sau đây:
– Ô tô số tự động chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả là chỗ ngồi cho người lái xe;
– Ô tô tải, kể cả là ô tô tải chuyên dùng số tự động có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;
– Ô tô dùng cho những người khuyết tật.
Như vậy, có thể hiểu bằng lái xe B1 số tự động là bằng lái xe được cấp cho người tham gia giao thông khi người này điểu khiển những phương tiện giao thông sau:
– Ô tô số tự động chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả là chỗ ngồi cho người lái xe;
– Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng số tự động mà có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;
– Ô tô dùng cho những người khuyết tật.
2. Bị teo chân có được thi bằng lái xe B1 số tự động không?
Điều 10 Thông tư liên tịch 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT quy định về trách nhiệm của người lái xe, Điều này quy định các trách nhiệm của người lái xe bao gồm có:
– Cung cấp thông tin đầy đủ, trung thực về tình trạng sức khỏe, tiền sử bệnh, tật của chính bản thân và chịu trách nhiệm trước pháp luật về thông tin đã cung cấp khi khám sức khỏe.
– Tuân thủ các hướng dẫn, chỉ định của nhân viên y tế trong quá trình thực hiện việc khám sức khỏe.
– Phải chủ động khám lại sức khỏe sau khi đã điều trị bệnh, tai nạn gây ảnh hưởng đến việc lái xe.
– Chấp hành yêu cầu khám sức khỏe định kỳ, đột xuất của cơ quan quản lý nhà nước về y tế hoặc là cơ quan quản lý nhà nước về giao thông vận tải (Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Sở Giao thông vận tải của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) hoặc của người sử dụng lao động.
Theo đó, một trong những trách nhiệm của người lái xe đó chính là cung cấp thông tin đầy đủ, trung thực về tình trạng sức khỏe, tiền sử bệnh, tật của chính bản thân và chịu trách nhiệm trước pháp luật về thông tin đã cung cấp khi khám sức khỏe.
Tiêu chuẩn của người lái xe được quy định tại Bảng tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe (phụ lục I) được ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT, căn cứ theo bảng tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe thì người có một trong các tình trạng về bệnh, tật về xương – cơ – khớp sau đây thì không đủ điều kiện để lái xe theo hạng xe B1:
– Cụt 01 bàn tay hoặc là 01 bàn chân và một trong các chân hoặc tay còn lại không toàn vẹn (cụt hoặc giảm chức năng).
– Mất chức năng 01 bàn tay hoặc là 01 bàn chân và một trong các chân hoặc tay còn lại không toàn vẹn (cụt hoặc giảm chức năng).
Theo đó, tùy từng trường hợp mà người bị teo chân có hoặc không được thi bằng lái xe B1 số tự động, cụ thể như sau:
– Bị teo một chân, chân còn lại vẫn toàn vẹn thì người bị teo chân vẫn được thi bằng lái xe B1 số tự động.
– Bị teo một chân, chân còn lại không toàn vẹn thì người bị teo chân không được thi bằng lái xe B1 số tự động.
3. Quy định về đào tạo lái xe hạng B1 số tự động:
Căn cứ Điều 13 Văn bản hợp nhất 19/VBHN-BGTVT 2022 quy định về đào tạo, sát hạch và cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ quy định về đào tạo lái xe các hạng B1, B2, C, Điều này quy định về đào tạo lái xe hạng B1 số tự động như sau:
– Thời gian đào tạo: 476 giờ (gồm lý thuyết: 136, thực hành lái xe: 340).
– Những môn kiểm tra:
+ Kiểm tra tất cả những môn học trong quá trình học.
+ Kiểm tra cấp chứng chỉ sơ cấp, chứng chỉ đào tạo khi kết thúc khóa học gồm có: môn Pháp luật giao thông đường bộ theo bộ câu hỏi về sát hạch lý thuyết; môn Thực hành lái xe với các bài thi liên hoàn, các bài tiến lùi hình chữ chi và lái xe trên đường.
– Khối lượng chương trình và phân bổ về thời gian đào tạo:
+ Pháp luật giao thông đường bộ: 90 giờ.
+ Cấu tạo và sửa chữa thông thường: 08 giờ.
+ Đạo đức, văn hóa giao thông và phòng chống tác hại của rượu, bia khi tham gia giao thông: 14 giờ.
+ Kỹ thuật lái xe: 20 giờ.
+ Học phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông: 04 giờ.
+ Tổng số giờ học thực hành lái xe/01 xe tập lái và trên ca bin học lái xe ô tô: 340 giờ, trong đó:
++ Tổng số giờ học thực hành lái xe/01 xe tập lái: 325 giờ.
++ Tổng số giờ học thực hành trên ca bin học lái xe ô tô (theo số học viên được quy định trên 01 xe tập lái): 15 giờ.
+ Tổng số giờ học thực hành lái xe của 01 học viên trên xe tập lái và trên ca bin học lái xe ô tô: 68 giờ, trong đó:
++ Số giờ thực hành lái xe/01 học viên: 65 giờ, trong đó:
Số giờ thực hành lái xe trên sân tập lái/01 học viên: 41 giờ.
Số giờ thực hành lái xe trên đường giao thông/01 học viên: 24 giờ.
++ Số giờ thực hành trên ca bin học lái xe ô tô/01 học viên: 03 giờ.
+ Số giờ học/01 học viên/khóa đào tạo: 204 giờ.
+ Tổng số giờ một khóa đào tạo: 476 giờ.
4. Hồ sơ thi bằng lái xe B1 số tự động:
Căn cứ Điều 19 Văn bản hợp nhất 19/VBHN-BGTVT 2022 quy định về đào tạo, sát hạch và cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ quy định về hồ sơ dự sát hạch lái xe, căn cứ Điều này thì hồ sơ thi bằng lái xe B1 số tự động bao gồm những giấy tờ sau:
– Đơn đề nghị học, sát hạch để cấp giấy phép lái xe (đơn đề nghị theo mẫu pháp luật quy định);
– Bản sao của giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi về số giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân (áp dụng đối với người Việt Nam); hộ chiếu còn thời hạn (áp dụng đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài);
– Bản sao của hộ chiếu còn thời hạn trên 06 tháng và thẻ tạm trú hoặc thẻ thường trú hoặc chứng minh thư ngoại giao hoặc là chứng minh thư công vụ đối với người nước ngoài;
– Giấy khám sức khỏe của người lái xe do chính cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định;
– Chứng chỉ sơ cấp hoặc chứng chỉ đào tạo đối với người thi bằng lái xe B1 số tự động;
– Danh sách đề nghị sát hạch của cơ sở đào tạo lái xe có tên của người dự sát hạch (người thi bằng lái xe B1 số tự động).
5. Thời hạn của giấy phép lái xe B1 số tự động:
Điều 17 Văn bản hợp nhất 19/VBHN-BGTVT 2022 quy định về đào tạo, sát hạch và cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ quy định về thời hạn của giấy phép lái xe, Điều này quy định về thời hạn của giấy phép lái xe như sau:
– Giấy phép lái xe là hạng A1, A2, A3 không có thời hạn.
– Giấy phép lái xe hạng B1 có thời hạn đến khi người lái xe đủ 55 tuổi đối với nữ và đủ 60 tuổi đối với nam; trong trường hợp người lái xe trên 45 tuổi đối với nữ và trên 50 tuổi đối với nam thì khi đó giấy phép lái xe được cấp có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp.
– Giấy phép lái xe hạng A4, B2 có thời hạn là 10 năm, kể từ ngày cấp.
– Giấy phép lái xe hạng C, D, E, FB2, FC, FD, FE có thời hạn là 05 năm, kể từ ngày cấp
– Thời hạn của giấy phép lái xe được ghi ở trên giấy phép lái xe.
Như vậy giấy phép lái xe B1 số tự động có thời hạn đến khi mà người lái xe đủ 55 tuổi đối với nữ và đủ 60 tuổi đối với nam; trong trường hợp người lái xe trên 45 tuổi đối với nữ và trên 50 tuổi đối với nam thì giấy phép lái xe được cấp có thời hạn là 10 năm, kể từ ngày cấp.
Những văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất 19/VBHN-BGTVT 2022 quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ.
– Thông tư liên tịch 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT quy định về tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe.
Để lại một bình luận