Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại Đọc Ngẫm :
- Tìm việc làm tại Quế Võ Bắc Ninh
- Tìm việc tại Bắc Giang
- Việc làm giám sát an toàn
Mọi người vẫn thường nói “Tuổi trẻ phải bay cao và bay xa”. Áp dụng vào quá trình thay đổi công việc của bản thân, có bao giờ bạn tự đặt câu hỏi: Vì sao phải “bay”, và nên “bay” xa đến đâu? Bạn nên “bay” như thế nào và khi nào thì phải “bay”? Đứng trước hoàn cảnh chuẩn bị thay đổi công việc, bạn sẽ làm gì để bước “nhảy việc” của mình diễn ra một cách thuận lợi mà không gặp phải bất kỳ vướng mắc nào? Những bạnintern,executive,junior là những vị trí rất dễ nhảy việc, nhưng “nhảy” như thế nào cho đúng?
Đầu tiên phải xác định động cơ “nhảy việc” của bạn là gì và có cần thiết hay không? Động cơ nhảy việc của mọi người thường bắt nguồn từ hai lý do sau:
Thứ nhất: Nhảy việc bị động. Những đối tượng này thường không thỏa mãn với công việc hiện tại của mình, cho nên họ luôn có tâm lý: “Không thể không nhảy việc”. Sự không thỏa mãn đó có thể xuất phát từ những điều sau: quan hệ đồng nghiệp, cương vị công tác, đãi ngộ trong công việc hoặc lương bổng không được như mong đợi. Những điều đó có thể khiến cho nhân viên cảm thấy chán nản, không còn hứng thú trong công việc nữa.
Thứ hai: Nhảy việc chủ động. Mặc dù công việc hiện tại của bạn rất tốt, môi trường làm việc thoải mái, lương cao, quan hệ đồng nghiệp thân thiện… nhưng bạn lại muốn đi tìm những thách thức mới hoặc có những công ty trả bạn mức lương cao hơn hiện tại. Bạn tâm niệm rằng: “Nơi nào tốt hơn thì ta đến. Hãy thử sức mình ở nhiều công việc khác nhau để xem năng lực của mình đến đâu”.
Khi quyết định nhảy việc, dù chủ động hay bị động thì bạn cũng nên xem xét những vấn đề dưới đây:
1. Nguyên nhân nào khiến cho bạn không hài lòng với công việc hiện tại của mình?
2. Bạn đã suy nghĩ kỹ trước khi nhảy việc chưa hay chỉ là ý nghĩa tức thời?
3. Nhảy việc có làm bạn mất đi thứ gì không?
4. Để thích ứng với hàng loạt các vấn đề liên quan đến công việc mới như: môi trường làm việc, thiết lập các mối quan hệ đồng nghiệp mới…, bạn có đủ tự tin để đối diện không?
5. Năng lực của bạn có thích hợp với công việc mới hay không?
6. Bạn sống để làm việc hay làm việc để sống?
7. Bạn có mục tiêu cho công việc mới của mình không? Công việc mới có đem đến cho bạn một tương lai nghề nghiệp sáng lạn hơn không?
8. Trước khi thay đổi công việc, bạn có tham khảo ý kiến của chuyên gia hay những người có kinh nghiệm không?
Nếu với những câu hỏi trên, đa phần bạn trả lời “Có”, thì bạn nên tham khảo tiếp một số gợi ý ở dưới đây:
1. Chức vụ của bạn trước khi nhảy việc ở công ty cũ là gì? Nếu sang công ty mới mà chức vụ thấp hơn thì bạn có đồng ý không?
Bạn phải suy nghĩ kỹ trước tình huống này. Nếu bạn không quan tâm đến chức vụ mà chỉ muốn tìm một môi trường làm việc thoải mái thì có thể nghĩ đến nhảy việc. Còn nếu không, cần nghiên cứu kỹ về khả năng thăng tiến sau này của bạn trong công việc mới.
2. Bạn đã làm việc ở công ty cũ trước khi nhảy việc bao lâu?
Thường thì bạn nên ở lại công ty cũ làm việc ít nhất trong vòng một năm. Sau này khi “nhảy việc”, công ty mới còn có cơ sở để đánh giá kinh nghiệm và tính kiên nhẫn của bạn.
3. Bạn nên nhảy việc vào lúc nào?
Tốt nhất, bạn nên chọn thời điểm khi công việc của mình vẫn đang diễn ra một cách thuận lợi. Nếu không, lãnh đạo sẽ nghĩ bạn ngại khổ nên mới xin nghỉ việc. Như thế, rất ít khả năng được giám đốc ký vào đơn “xin nghỉ việc” của bạn.
4. Bạn có chuẩn bị tâm lý khi có một công việc mới, bạn sẽ phải gây dựng sự nghiệp lại từ đầu?
Khi có một công việc mới, đương nhiên mọi thứ từ nhỏ nhất bạn cũng phải xây dựng lại từ đầu. Hãy chuẩn bị cho mình tâm lý: “Vạn sự khởi đầu nan”.
5. Bạn có “công bằng” khi đánh gía về năng lực của bản thân? Bạn có nhận ra được khuyết điểm của mình?
Những câu hỏi này đòi hỏi bạn phải biết đánh giá đúng về năng lực bản thân. Nếu không, dù cho bạn đã chuyển sang công ty khác, rồi lại đến một lúc nào đó bạn muốn thay đổi công việc. Nếu như trường hợp này xảy ra thường xuyên, thì bạn nên nhìn nhận lại bản thân mình trước khi có những quyết định tiếp theo.
6. Sau khi tham khảo một số ý kiến và câu hỏi phía trên, bạn đã sắn sàng cho công việc mới của mình chưa?
Hãy tham khảo ý kiến của chuyên gia hoặc những người có kinh nghiệm trước khi đưa ra quyết định liên quan đến công việc của mình. Nên nhớ, không phải “nhảy việc” là bạn sẽ có một công việc tốt hơn công việc cũ. Công việc tốt hay không hoàn toàn do năng lực và hành vi của bạn quyết định. Chúc bạn thành công!
Để lại một bình luận