Phần lớn những người săn việc làm thường bắt đầu bằng cách gởi những bộ hồ sơ xin việc được trình bày một cách xinh đẹp nhưng không hoàn toàn đầy đủ dồn dập đến những người tuyển dụng.
Tuy nhiên, vì nhiều vị trí tuyển dụng thường hoàn toàn không được quảng cáo, những người săn việc thành công thường phải cẩn thận và có giải pháp “kỹ lưỡng” hơn đến những công việc này.
Để có được một cách săn việc làm hiệu quả và có xác suất cao hơn, hãy thử qua những bí quyết dưới đây để nắm bắt vào chiếc thang thành công:
Hình thành ngày làm việc
Để không mắc sai lầm, bản thân tìm việc là một công việc toàn thời gian và bạn rất dễ ngủ nướng hoặc dồn việc đến ngày mai, không nên bị lôi cuốn vào sự quyến rũ. Thay vào đó, hãy thức dậy vào giờ mà bạn thường đi là, tắm rửa, thay đồ, ăn sáng và đi làm việc “săn việc làm”. Bí quyết là sử dụng mỗi ngày trong tuần cho việc tìm việc làm.
Đầu tiên tìm hiểu
Chìa khóa cho sự thành công là những cuộc tìm hiểu kỹ lưỡng, nó chứng minh với nhà tuyển dụng tương lai là bạn có làm “nghiên cứu”.
Phân tích những bảng báo cáo của 3 năm gần nhất của công ty và những tài liệu quảng bá bán hàng, bất kỳ báo chí thương mại hoặc những bài viết có liên quan để làm quen với ngành nghề, môi trường văn hoá của công ty và những người lãnh đạo cao cấp.
Những bộ máy tìm kiếm ví dụ như Google có thể rất hữu ích trong việc giúp bạn biên sọan những sự kiện để gây ấn tượng cho người tuyển dụng hoặc trình bày trong bộ hồ sơ xin việc.
Xác định mô hình tuyển dụng
Cũng quan trọng đánh giá được công ty sẽ tuyển dụng thêm hoặc duy trì lực lượng lao động ổn định hoặc sa thải. Ví dụ bạn muốn là trong bộ phận marketing, tìm hiểu về triển vọng tuyển dụng của bộ phận này. Nó rất bình thường trong những công ty lớn, tuyển dụng trong bộ phận này và đồng thời sa thải trong bộ phận khác.
Sử dụng những tổ chức chuyên nghiệp
Ngay cả khi bạn chỉ bắt đầu sự nghiệp của mình, các tổ chức chuyên nghiệp có thể là nguồn thông tin cho việc tìm hiểu, học hỏi và thăm dò tin tức. Những tổ chức chuyên nghiệp có thể giúp bạn “cập nhật thông tin mới” và có nghĩa là bạn có thể liên lạc với những tổ chức khác để thông báo về mục tiêu của bạn và tìm lời khuyên.
Tiếp tục cố gắng
Gọi điện thọai sau những lá thư giới thiệu hoặc những cuộc phỏng vấn đầu tiên. Hãy nói ngắn gọn và đi vào vấn đề. Hỏi xem lá thư của bạn đã đến tay người nhận chưa và cần thêm thông tin gì không.
Quảng cáo và bán tài năng của bạn
Tránh nói những vị trí cụ thể trong buổi gặp mặt đầu tiên với nhà tuyển dụng. Thay vào đó tạo sự gắn bó với nhà tuyển dụng bằng việc thảo luận quan điểm của bạn về công ty và những kỹ năng có thể trợ giúp chiến lược công ty.
Tránh cạm bẫy chết người ‘Tôi sẽ làm bất kỳ việc gì’. Nó nghe có vẻ tuyệt vọng. Thay vào đó, nên đề cập đến những vị trí phù hợp với bằng cấp của bạn. Người tuyển dụng muốn ứng cử viên có những phẩm chất cá nhân cụ thể, giá trị chuyên nghiệp và những mục tiêu hướng nghiệp rõ ràng.
Chuẩn bị một số nghiên cứu, những câu hỏi hóc búa như là tổng số nhân viên, tỷ lệ nhà quản lý với nhân viên, những cải tiến mới nhất, mục tiêu và kế họach kinh doanh của công ty, quyền hành và sự mong đợi của công ty. Người tuyển dụng thích những ứng của viên biết đặt những câu hỏi đúng khi phát triển chiến lược hoặc giải quyết khó khăn.
Tôn trọng thời gian của người phỏng vấn
Nếu bạn yêu cầu 20 phút thời gian của người quản lý, hãy bảo đảm sự ràng buộc này. Hãy làm cho người tuyển cảm thấy ông ta ở thế chủ động và thời gian được cho phép.
Nên kết thúc cuộc họp mặt với một hành động như gởi những lá thư giới thiệu vào ngày hôm sau. Nếu người tuyển dụng muốn nói chuyện thêm với bạn bạn sẽ được mời ở lại lâu hơn.
Sửa chữa bộ hồ sơ xin việc
Đừng mang những bộ hồ sơ xin việc vào những cuộc gặp mặt lần đầu. Sửa chữa bộ hồ sơ xin việc của bạn theo những thông tin mà bạn thu nhận được từ buổi gặp mặt đầu tiên.
Luôn tích cực và lạc quan
Săn tìm việc làm chất đầy những nỗi thất vọng. Cố gắng không xem những sự từ chối như sự xúc phạm cá nhân và khi có thể, bạn nên hỏi về sự nhận xét lý do mà bạn không được nhận công việc.
Săn việc có thể trở nên rất mệt mỏi, luôn cố gắng chia sẽ cảm giác này với những người thân. Thưởng cho mình khi bạn đạt kết quả tốt ở mỗi giai đọan và cố gắng tránh trạng thái quá vui mừng về một vài thành công và thất vọng sâu sắc về những thất bại khác.
Xin nhiều việc cùng một lúc và xem những cuộc phỏng vấn như là “việc thực tập phỏng vấn” hơn là dồn sức lực vào một việc làm duy nhất và tất cả. Đăng ký tìm nhiều việc sẽ giảm bớt sự lo âu cho bạn vì tất cả hy vọng của bạn không “đặt trong 1 giỏ”.
Để lại một bình luận