Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại Đọc Ngẫm :
- Việc làm thêm TPHCM
- Tuyển lái xe HCM
- Tìm việc làm Quận 9
Bạn có muốn biết làm cách nào để nhanh thăng tiến? Hãy lắng nghe những điều mà hầu hết các ông chủ phải lên tiếng. Theo đó, bạn sẽ biết được những mong muốn của sếp, hãy học hỏi từ những điều đó, bạn sẽ nhanh chóng được sếp xem là một nhân viên sáng giá của ông ta.
1. Đừng hỏi những câu hỏi mà bạn có thể trả lời được
“Tôi phải nhận hàng trăm câu hỏi mỗi ngày. Phần lớn những câu hỏi đó đều là những câu mà nhân viên của tôi có thể tự trả lời được. Họ đúng là những kẻ lười biếng”.
Vâng, để khuyên giải hãy hỏi sếp của bạn khi bạn thiếu niềm tin hay cảm thấy cần sự ủng hộ của họ.Nhưng trước tiên hãy hỏi chính bạn: “Họ có thể trả lời bất cứ mọi thứ tốt hơn mình hay không?” Trong hầu hết mọi trường hợp đều không thể. Chính bạn là người hiểu biết công việc của mình chính xác hơn ai khác, phải biết cách xoay sở mọi thứ thông qua câu hỏi đầu tiên đó.
2. Giải quyết: Không vấn đề gì
“Họ quấy rầy tôi khi họ đến gặp tôi với những vấn đề và mong chờ đưa ra một giải pháp”.
Đừng đến với sếp của bạn bằng những vấn đề mà bạn có khả năng giải quyết được. Sẽ gây ấn tượng tốt nếu bạn đến với những vấn đề thực sự khó và đề nghị đưa ra phương cách để cùng nhau giải quyết chúng.
3. Đừng bao giờ nói lời “Xin lỗi”
“Tôi yêu quí nhân viên của mình khi họ biết tự chịu trách nhiệm cho những sai lầm của họ”.
Đó là một lối đi đúng đắn. Khởi đầu bằng một lời xin lỗi sẽ làm tăng cái nhìn yếu kém về bạn. Bước kế tiếp để sửa đổi sai lầm là hãy cố gắng nói “Tôi nghĩ dự án này có thể có cách làm cho nó tốt hơn” hoặc “Tôi nghĩ tôi có thể làm cho nó khác với dự án cũ”. Sếp của bạn sẽ rất hài lòng vì cách sửa đổi sai lầm của bạn để cải thiện nó tốt hơn, và ông ta sẽ tập trung vào những gì mà bạn đã học hỏi được từ những sai lầm trước đó.
4. Đừng dễ xúc động
“Tôi chán ngấy những email đầy ủy mị của nhân viên gởi đến”.
Đừng gởi liên tục một email trong lúc tâm trạng của bạn đang buồn phiền và thất vọng. Nó sẽ làm giảm đi cái nhìn tốt về bạn đối với sếp. Nếu buồn phiền hãy viết chúng ra hết nhưng đừng dại dột mà gởi cho sếp vì đó chỉ là một cảm xúc tức thời. Hãy biết kiềm chế, vì chỉ trong vài tiếng đồng hồ sau đó là bạn sẽ bình tĩnh lại, bạn sẽ thấy những điều mình viết ra thật ngớ ngẩn.
5. Đừng sỉ nhục khả năng hiểu biết của sếp
“ Khi mọi người gởi cho tôi một email nói rằng họ bị bệnh nặng nên không thể đi làm được, điều đó rõ ràng là họ đang nói dối”.
Việc gởi đi một email hay gọi điện báo ốm đến phòng nhân sự thì chắc chắn bạn đang bị bệnh thật. Đừng nghĩ bạn có thể qua mắt được cấp trên, một người từng trải và đầy kinh nghiệm.
6. Đặt ra những câu hỏi và cho đi những ý kiến phản hồi
“Tôi trân trọng những ý kiến phản hồi từ cấp dưới của tôi, điều đó luôn bổ ích cho công việc”.
Những thông tin trong công việc luôn bổ ích cho nhau. Nếu những ý kiến của bạn được sếp ủng hộ và đồng tình, hãy nói với ông ta rằng: “Tôi rất cảm kích sự ủng hộ của sếp về những gì mà tôi đã nêu lên trong cuộc thảo luận đó”, sẽ làm ông ta ghi chép lại những công việc liên quan đến bạn. Đưa ra những thông tin phản hồi chính xác, sẽ làm tăng thêm khả năng hiểu biết của bạn và để lại ấn tượng tốt trong mối quan hệ công việc giữa bạn với sếp.
7. Luôn đưa ra những ý tưởng sáng tạo
“Tôi đã ghi chép từ đầu đến cuối những hoạt động của một nhân viên, người đã luôn luôn đưa ra những ý tưởng mới cho công việc”.
Tất cả chúng ta đều có nhiều sự đề nghị về việc làm thế nào để cải thiện mọi thứ trong công việc, và đưa ra những ý tưởng cho các dự án mới. Đừng gởi cho sếp của bạn một list dài những ý tưởng, mà chỉ nên chọn lọc ra một vài ý tưởng hay nhất, khác biệt với các đồng nghiệp khác. Sếp của bạn sẽ không chỉ khâm phục những sáng kiến của bạn, mà còn khen ngợi tính chủ động của bạn để làm cho mọi thứ đều có thể xảy ra.
Để lại một bình luận