6 cách nâng cao kỹ năng giải quyết vấn đề

6 cách nâng cao kỹ năng giải quyết vấn đề
0 Shares

Tại môi trường công sở, hàng ngày, chúng ta phải đối mặt với rất nhiều vấn đề từ đơn giản như mặc đồ gì phù hợp với cuộc hội thảo, tới phức tạp hơn như khắc phục một dự án đang “giậm chân tại chỗ”. Nếu có kỹ năng giải quyết vấn đề tốt, cuộc sống sẽ đơn giản hơn.

ỨNG TUYỂN NGAY

Kỹ nănggiải quyết vấn đề là một kỹ năng mềm quan trọng cho cả học tập, làm việc và cuộc sống, nhất là đối với các nhà quản trị. Vậy bạn đã biết cách giải quyết vấn đề sao cho nhanh chóng và phù hợp nhất chưa? Cùng Đọc Ngẫm xem ngay 6 cách nâng cao kỹ năng giải quyết vấn đề hữu ích cho mọi lĩnh vực trong bài viết bên dưới.

>>> Xem thêm: Kỹ năng cứng và Kỹ năng mềm

Giải quyết vấn đề nhanh chóng

Xem thêm: Mẹo trả lời phỏng vấn xin việc chuyên nghiệp

Nội dung bài viết

Kỹ năng giải quyết vấn đề là gì?

Kỹ năng giải quyết vấn hay tiếng Anh là Problem Solving Skills. Kỹ năng mềm này được hiểu là khả năng linh động, xử lý các vấn đề, trường hợp bất ngờ mà không có trong kế hoạch. Khi làm việc nhóm với bạn bè hoặc các dự án với đối tác, không thể nào tránh khỏi các trường hợp ngoài ý muốn. Do đó, kỹ năng giải quyết vấn đề là vô cùng cần thiết và quan trọng.

Xem thêm: Phỏng vấn – có thực sự đáng sợ?

Kỹ năng giải quyết vấn đề có vai trò và tầm quan trọng như thế nào?

Để trở thành ứng cử viên sáng giá thì bắt buộc bạn phải có kỹ năng giải quyết vấn đề linh hoạt. Do yêu cầu công việc ngày càng đòi hỏi sự ứng biến nhanh nhạy nhiều hơn, mà các nhà tuyển dụng cũng đặt ra tiêu chí về các kỹ năng mềm cho ứng viên.

Hơn nữa, trong cuộc sống hằng ngày, vấn đề luôn phát sinh và bạn cần phải đưa ra được quyết định thỏa đáng ngay lúc đó. Nếu không có kỹ năng giải quyết vấn đề, sẽ gây trở ngại rất lớn cho bạn. Rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề sẽ giúp bạn luôn giữ được tâm lý ổn định, sự bình tĩnh để đưa ra quyết định tối ưu nhất.

 Xem thêm: Cần làm những gì để đạt được mục tiêu đề ra?

Vai trò và tầm quan trọng của kỹ năng giải quyết vấn đề

>>> Xem thêm: 10 kỹ năng giúp bạn thành công

Quy trình 6 bước để giải quyết vấn đề linh hoạt cho mọi tình huống

Khi gặp phải vấn đề chưa được lên kế hoạch cụ thể và bắt buộc bạn giải quyết ngay thời điểm đó, hãy tham khảo và đi theo trình tự này để có thể nắm bắt thông tin và đưa ra được hướng xử lý.

Xem thêm: Những điều cần lưu ý khi đi phỏng vấn

Bước 1: Nhận thức vấn đề

Để giải quyết được vấn đề, trước tiên phải xác định vấn đề là gì? Khi xác định được đúng tình huống gặp phải, bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian. Bởi nếu nhận định không đúng sẽ làm bạn đi sai hướng và việc quay lại từ đầu sẽ mất rất nhiều công sức.

Xem thêm: Để có những quyết định hiệu quả

Bước 2: Xác định nguồn gốc và phân tích vấn đề

Bạn phải tìm hiểu xem nguồn gốc vấn đề ở đâu để nắm bắt được vấn đề một cách rõ ràng và khách quan nhất. Bạn cũng phải biết được ai đang là người chịu trách nhiệm chính cho công việc đó, bởi hiện tại họ là người hiểu rõ vấn đề nhất. Bước này giúp cho bạn có cái nhìn tổng quan về vấn đề bất ngờ này, đồng thời biết ai là người chịu trách nhiệm và đề ra hướng giải quyết tốt nhất. Tránh việc chồng chéo nhiệm vụ gây ra thêm mâu thuẫn trong nội bộ.

Xem thêm: Kỹ năng giải quyết vấn đề: Không khó để tích lũy

Xác định rõ vấn đề để tiết kiệm thời gian

Bước 3: Xem xét, đánh giá vấn đề từ nhiều khía cạnh

Phân tích toàn bộ vấn đề để đưa ra được các giải tốt nhất. Nhìn nhận vấn đề từ nhiều khía cạnh khác nhau để biết được những gì đã làm tốt, những gì còn thiếu sót và cần thay đổi. Bạn nên nghiên cứu vấn đề một cách tỉ mỉ, cẩn trọng nhất có thể. Tránh việc bạn chỉ đang xử lý một phần nhỏ của cả một vấn đề lớn hay chỉ xử lý được vấn đề trước mắt và kéo theo những lỗi về lâu dài.

Bạn có thể đánh giá bằng cách trả lời các câu hỏi:

  • Mức độ ảnh hưởng của vấn đề?
  • Công việc có quan trọng hay không?
  • Mục tiêu của công việc này là gì?
  • Yêu cầu của công việc gồm những gì?
  • Ai là người chịu trách nhiệm lên kế hoạch và thực thi công việc?
  • Bản thân có đủ quyền hạn hay trách nhiệm xử lý hay không ?
  • Mức độ của vấn đề: Khó, dễ hay trung bình?

Xem thêm: Cách giải quyết vấn đề trong công việc

Xem thêm  Những Bài Học Đắt Giá Khi Thỏa Thuận Lương

Bước 4: Đưa ra các giải pháp và so sánh hướng phát triển của từng giải pháp

Bạn không nên chỉ tập trung vào một hướng giải quyết. Mỗi vấn đề đều có nhiều hướng giải quyết và dẫn đến những kết quả khác nhau. Bạn nên xem xét đến mục tiêu, tính chất của công việc sau đó đặt các giải pháp lên bàn cân, xem đâu là giải pháp tối ưu nhất, hạn chế thiệt hại nhiều nhất. Và ở bước này bạn hãy lắng nghe ý kiến từ những người đã lên kế hoạch và thực thi dự án để có cái nhìn khách quan nhất.

Một số tiêu chí để so sánh giải pháp như: Mất thời gian bao lâu, số lượng công việc nhiều hay ít, nguồn lực cần phải có, hiệu quả mà giải pháp mang lại,…

Xem thêm: Để có những quyết định hiệu quả

Bước 5: Thực thi giải pháp tối ưu nhất

Sau khi đưa ra được giải pháp tối ưu nhất, công việc tiếp theo là bắt tay vào thực thi giải pháp để vấn đề được xử lý nhanh chóng. Đây là bước quan trọng bởi nó sẽ trực tiếp tác động vào vấn đề. Bạn cũng nên chuẩn bị sẵn sàng vì các vấn đề khác rất có thể sẽ phát sinh theo và bạn không thể theo dõi được tất cả. Sau khi xong bước này chắc hẳn bạn có thể “nhẹ nhõm” được đôi chút.

Bước 6: Theo dõi, đánh giá và rút ra kinh nghiệm

Khi vấn đề đã được giải quyết, đừng vội tận hưởng chiến thắng. Việc cần làm là theo dõi công việc đã trôi chảy chưa và đánh giá kết quả của của giải pháp, rút ra kinh nghiệm cho những dự án sau không bị “đánh úp” bất ngờ.

Ngược lại, nếu giải pháp không hiệu quả, mà ngày càng trầm trọng hơn. Bạn phải đưa ra được hướng xử lý khác kịp thời không làm vấn đề lan rộng hơn.

Rút kinh nghiệm cho các dự án sau

Xem thêm: Quản trị những dự án cần những phẩm chất nào?

Kỹ năng cần có để giải quyết vấn đề

Kỹ năng giao tiếp

Kỹ năng giao tiếp giúp bạn trao đổi được với mọi người, kết nối đội nhóm để tập hợp được sức mạnh lớn nhất. Đồng thời thu thập được đầy đủ thông tin của vấn đề mang lại hiệu quả công việc.

>>> Xem thêm: 9 cách cải thiện kỹ năng giao tiếp

Kỹ năng lắng nghe, tiếp nhận thông tin

Kỹ năng lắng nghe cũng rất quan trọng trong việc tìm ra giải pháp cho vấn đề. Bởi một mình bạn chắc chắn không thể nhìn nhận được tất cả khía cạnh và bạn sẽ bị quan điểm cá nhân chi phối trong việc đưa ra quyết định. Lắng nghe ý kiến góp từ mọi người xung quanh, tiếp nhận thêm thông tin giúp bạn có nhiều góc nhìn khác nhau từ đó có hướng giải quyết tối ưu nhất.

Các kỹ năng cần có để giải quyết vấn đề

Kỹ năng phân tích tình huống

Sau khi xác định được vấn đề, đây là kỹ năng phải có để bạn có thể xâu chuỗi lại các thông tin logic, phân tích, đánh giá và lên ý tưởng giải quyết vấn đề.

Kỹ năng ra quyết định

Nhiều hướng giải quyết khác nhau sẽ được đặt ra để xem xét nhiều hướng xử lý vấn đề. Nhưng chỉ có một phương án tốt nhất được lựa chọn sau khi so sánh tất cả giải pháp. Kỹ năng ra quyết định sẽ giúp bạn suốt nhất chọn ra giải pháp tốt nhất.

Xem thêm: Quá trình đưa ra một quyết định

Kỹ năng quản trị rủi ro

Khi thực thi giải pháp chắc chắn sẽ kéo theo những vấn đề khác phát sinh ra. Bạn phải có kế hoạch xử lý kịp thời hay dự phòng cho trường hợp xấu nhất có thể xảy đến.

Xem thêm: Chấp nhận và đối phó với rủi ro

Phân tích các giải pháp tối ưu nhất

Xem thêm: 6 kỹ năng cần thiết cho doanh nhân

Tư duy sáng tạo

Tư duy sáng tạo mang lại cho bạn một hướng xử lý đột phá, độc đáo giúp tiết kiệm được nguồn lực hay một ưu điểm nào đó mà các đề xuất khác không có. Tuy nhiên, sẽ khá nguy hiểm nếu bạn chưa có đủ chuyên môn và kinh nghiệm.

Xem thêm: 9 phương pháp rèn luyện tư duy

Những mẹo nhỏ giúp giải quyết vấn đề nhanh chóng

Sử dụng kỹ thuật Brainstorming

Đây là cách mang tới những đột phá mới mẻ, sáng tạo và không bị phụ thuộc vào những nguyên tắc bảo thủ. Tất cả mọi người đều được đóng góp ý kiến và không bị đánh giá là đúng hay sai. Do vậy Brainstorming rất hiệu quả để cho ra những ý tưởng độc đáo và đa dạng các giải pháp cho vấn đề.

Cùng nhau đưa ra và phân tích ý tưởng ( Nguồn: Internet)

Sử dụng sơ đồ Mindmap

Sơ đồ tư duy giúp phân tích, tổng hợp vấn đề qua hình ảnh, màu sắc một cách trực quan nhất giúp nắm bắt thông tin nhanh chóng , ghi nhớ được các lưu ý cần thiết và tiết kiệm thời gian.

Xem thêm: Sơ Đồ Tư Duy Là Gì? Nên Làm Gì Để Có Sơ Đồ Tư Duy Đẹp

Áp dụng nguyên tắc IDEAL

IDEAL là viết tắt của Identify, Define, Explore, Action, Look and Learn.

Identify – Nhận thức vấn đề, giúp bạn tìm ra hướng giải quyết nhanh chóng và hiệu quả.

Define – Xác định nguyên nhân, giúp bạn nắm bắt được mục tiêu trước khi khi bắt đầu giải quyết vấn đề, để đưa ra các bước giải pháp phù hợp.

Explore – Tìm kiếm chiến lược tối ưu, hãy xem xét kỹ lưỡng để chọn ra một giải pháp hiệu quả nhất.

Action – Xây dựng kế hoạch và thực thi, hãy lên kế hoạch và hành động ngay để vấn đề được giải quyết nhanh chóng nhất.

Look and Learn – Theo dõi và rút ra bài học,hãy nhìn lại để đánh giá và học hỏi kinh nghiệm từ cách chúng ta vượt qua vấn đề, để tích lũy kiến thức cho bản thân.

Giả định vấn đề có thể xảy ra và luyện tập thường xuyên

Vấn đề có thể xảy ra mọi lúc do đó rất cần thiết cho việc luyện tập thường xuyên. Khi bạn đã liệt kê tra được các vấn đề có thể phát sinh và luyện tập cách xử lý, từ mỗi lần tập trước như vậy có thể rút ra những điều còn thiếu sót. Và khi vấn đề thật sự xuất hiện, bạn sẽ giải quyết nhanh hơn và tốt hơn.

Luôn ghi nhớ quy trình giải quyết vấn đề

Khi gặp vấn đề bạn đừng quá nóng vội và mất bình tĩnh. Bạn nên xem lại các bước giải quyết vấn đề để có thể đưa ra được hướng giải quyết thích hợp nhất, tránh mất phương hướng phải quay lại từ đầu.

Quan sát và học hỏi không ngừng

Khi quan sát và học hỏi từ cách những đồng nghiệp, cấp trên đã có chuyên môn, kinh nghiệm xử lý vấn đề. Bạn sẽ học hỏi được rất nhiều từ chính công việc thực tế.

Xem thêm  Tự tạo nên phong cách hiện đại

Xem thêm: Thế sự thay đổi – Tăng cường kỹ năng

Trau dồi và tích lũy kiến thức cho bản thân

Trong mọi lĩnh vực, ai cũng phải luôn trau dồi và tích lũy kiến thức cho bản thân không chỉ chuyên môn mà còn các kỹ năng khác. Từ việc nâng cao bản thân bạn mới có đủ năng lực xoay sở, ứng biến với sự cố bất ngờ và tự tin đảm nhiệm những dự án thách thức hơn.

Các mẹo để giải quyết vấn đề nhanh chóng

6 cách nâng cao kỹ năng giải quyết vấn đề

Tập trung vào giải pháp

Các nhà thần kinh học đã chứng tỏ rằng não bạn không thể tìm ra giải pháp nếu bạn chỉ tập trung vào vấn đề. Chỉ nhấn mạnh vào ai là người có lỗi, hậu quả sẽ ra sao có thể gia tăng những cảm xúc tiêu cực trong não, từ đó hạn chế tư duy các biện pháp giải quyết tiềm năng. Tất nhiên, điều đó không có nghĩa là bạn nên phớt lờ vấn đề mà hãy cố gắng bình tĩnh, nhìn nhận vấn đề một cách sáng suốt, sau đó suy nghĩ các biện pháp khả thi.

Tập trung vào giải pháp

Xem thêm: Cách giải quyết vấn đề trong công việc

Cởi mở

Hãy cố thử tất cả các giải pháp có thể để giải quyết vấn đề, thậm chí chúng có vẻ kỳ quặc. Điều quan trọng là bạn phải duy trì sự cởi mở để tăng khả năng suy nghĩ sáng tạo, từ đó tìm ra hướng giải quyết phù hợp nhất. Dù bạn hành động ra sao, đừng cho rằng chúng là giải pháp ngu ngốc, không có ý tưởng nào là ý tưởng tồi tệ. Thực tế cho thấy rất nhiều hướng giải quyết, thành công xuất chúng xuất phát từ những ý tưởng điên rồ.

Nhìn nhận vấn đề một cách trung lập

Đừng coi vấn đề bạn đang mắc phải như một chướng ngại vật không thể vượt qua. Hãy nghĩ đơn giản rằng có một yếu tố hay điều gì đó không hoạt động hiệu quả và bạn cần tìm một cách làm khác. Sau đó, hãy thử tiếp cận vấn đề một cách trung lập mà không so đo quá nhiều. Đừng vì ý kiến đa chiều của những người xung quanh mà dao động. Hãy lắng nghe góp ý của họ, phân tích vấn đề kỹ lưỡng và làm theo bản năng của mình.

Lật ngược vấn đề

Đôi khi quá quen thuộc với những phương pháp, cách giải quyết thường làm mà bạn bỏ qua nhiều biện pháp khả thi khác. Vì thế, bạn nên cố gắng thay đổi cách tiếp cận và nhìn nhận mọi thứ theo cách mới bằng cách lật ngược lại vấn đề, tìm ra giải pháp khác so với những gì bạn từng làm. Thậm chí, cách giải quyết của bạn có vẻ ngốc nghếch nhưng một cách tiếp cận mới, độc đáo sẽ kích thích bạn nhìn nhận vấn đề một cách đa chiều, sáng tạo hơn. Hơn nữa, khi có nhiều sự lựa chọn, bạn sẽ biết đâu là cách giải quyết tốt nhất.

Lật ngược vấn đề

Sử dụng ngôn từ tích cực

Hãy dẫn dắt suy nghĩ của bạn với những cụm từ như “Sẽ ra sao nếu như…” và “tưởng tượng rằng…”. Những cụm từ này mở rộng não bộ suy nghĩ theo hướng sáng tạo và khuyến khích giải pháp. Tránh những ngôn từ hạn chế và tiêu cực như “Tôi không nghĩ rằng…” hay “Điều này không đúng…”

Đơn giản hóa mọi việc

Chúng ta thường có xu hướng làm cho mọi thứ phức tạp hơn cần thiết. Hãy cố gắng đơn giản hóa vấn đề bằng cách nhìn vào bức tranh toàn cảnh và loại bỏ những chi tiết vụn vặn. Tìm kiếm giải pháp đơn giản, rõ ràng và bạn có thể ngạc nhiên trước kết quả đạt được.

Nên thể hiện kỹ năng giải quyết vấn đề trong buổi phỏng vấn như thế nào?

Nhấn mạnh trong CV tạo điểm nhấn

Nhà tuyển dụng chủ yếu tìm kiếm ứng viên dựa trên CV hay thông tin mà bạn cung cấp. Rất có thể họ sẽ bỏ qua bạn nếu như trên CV không thấy bạn có kỹ năng giải quyết vấn đề. Nếu như khả năng của bạn có thể hãy nhấn mạnh nó lên CV để giúp nhà tuyển dụng chú ý đến bạn hơn. Lưu ý nếu bạn đã từng linh hoạt xử lý vấn đề mang lại lợi ích cho dự án của bạn hay công ty cũ đừng ngại chia sẻ các ví dụ, đây sẽ là điểm cộng giúp bạn nổi bật hơn những ứng viên khác.

Xem thêm: 18 Mẫu CV Xin Việc Chuẩn Đẹp 2022, Tạo CV Online Đơn Giản

Áp dụng kỹ năng giải quyết vấn để trả lời câu hỏi phỏng vấn

Kỹ năng giải quyết vấn cũng rất hiệu quả khi bạn đi phỏng vấn. Nếu gặp một câu hỏi tình huống khó và phức tạp, đừng lo sợ sẽ làm bạn mất điểm. Hãy vận dụng kỹ năng giải quyết vấn để đánh giá câu hỏi và đưa ra hướng giải quyết hợp lý.

Vận dụng kỹ năng giải quyết vấn đề trong buổi phỏng vấn ( Nguồn: Internet)

Xem thêm: Chế ngự 10 nỗi sợ hãi trong buổi phỏng vấn đầu tiên

Chuẩn bị trước các câu hỏi có thể gặp phải trong buổi phỏng vấn

Bạn có thể tham khảo từ bạn bè, người quen,…hay các website việc làm uy tín về những câu hỏi có thể sẽ gặp khi đi phỏng vấn. Chuẩn bị trước câu trả lời để bạn có thể vấn đáp trôi chảy hơn trong lúc phỏng vấn.

  • Các câu hỏi thường gặp khi đi phỏng vấn nhất là:
  • Bạn sẽ cảm thấy như thế nào nếu công việc áp lực?
  • Bạn có chịu được áp lực không?
  • Bạn nên làm gì khi khách phàn nàn về sản phẩm, dịch vụ?
  • Khi công việc có thay đổi không theo kế hoạch, bạn sẽ xử lý ra sao?
  • Bạn sẽ xử lý ra sao nếu sếp yêu cầu bạn làm một công việc không phục phạm vi trách nhiệm của bạn?

Khi đi phỏng vấn, bạn có thể được hỏi bất kỳ câu hỏi nào, vậy nên hãy chuẩn bị thật tốt trước khi đến buổi phỏng vấn.

Xem thêm: Những trở ngại về tâm thức trong tư duy sáng tạo & giải quyết

Cơ hội việc làm mới nhất, lương cao tại Đọc Ngẫm

Song hành cùng với sự bùng nổ của của công nghệ số, Đọc Ngẫm hiện tại vẫn luôn đi đầu trong việc đổi mới khi sử dụng dữ liệu và công nghệ để phát triển không gian kết nối nhân tài với các nhà tuyển dụng tiềm năng.

Website Đọc Ngẫm.vn tự hào khi có hơn 2 triệu việc làm đăng tuyển, giúp ứng viên tìm được việc làm phù hợp thông qua các kênh hỗ trợ miễn phí như:

  • CVHay.vn: Công cụ tạo CV online đẹp mắt, chuyên nghiệp
  • VietnamSalary.vn: Khảo sát lương với hơn 135.000 mẫu đã được kiểm duyệt
  • CareerMap.vn: Lộ trình nghề nghiệp tham khảo dành riêng cho bạn
  • VieclamIT.vn: Chuyên trang nghề nghiệp dành riêng cho dân IT
  • Top Headhunter: Chuyên trang việc làm đến từ các Headhunter hàng đầu
  • Tính lương Gross – net: Công cụ tính lương Gross – net
  • Talent Community: Cẩm nang nghề nghiệp đến từ các chuyên gia

Vì vậy, bạn đừng ngần ngại apply ngay CV xin việc của mình tại trang Đọc Ngẫm.vn. Các việc làm đa lĩnh vực trên toàn quốc luôn chờ đón ứng viên.

Các câu hỏi thường gặp về giải quyết vấn đề?

Rào cản khi giải quyết vấn đề là gì?

Các rào cản sẽ ảnh hưởng đến việc giải quyết vấn đề bạn chắc chắn sẽ gặp: thiếu thông tin về vấn đề, không có đủ quyền hạn để xử lý ngay mà phải chờ đợi sự cho phép trong khi vấn đề vô cùng cấp thiết, không ai sẵn lòng hỗ trợ bạn,…

Các cách giải quyết vấn đề khi làm việc nhóm?

Để giải quyết các vấn đề khi làm việc nhóm cả trong học tập và làm việc: Cùng nhau xác định vấn đề Hãy lắng nghe ý kiến của đồng đội Luôn giữ tinh thần “ cả nhóm cùng đoàn kết, tiến bộ” Bình tĩnh và hạn chế tranh cãi gay gắt Giải quyết mâu thuẫn nội bộ Sử dụng các bước giải quyết vấn đề để đưa ra hướng đi Bạn có thể tham khảo cách Giải quyết vấn đề trong nhóm

Giải quyết vấn đề là kỹ năng cần thiết để giúp bạn trở thành một ứng viên sáng giá. Ở mọi vị trí, lĩnh vực công việc đề cần đến sự linh hoạt xử lý, ứng biến với những tình huống phát sinh bất ngờ. Hãy rèn luyện và nâng cao bản thân mỗi ngày. Trên đây là một số cách giúp giải quyết vấn đề hiệu quả hơn mà Đọc Ngẫm muốn chia sẻ đến bạn. Bạn có thể xem thêm về các kỹ năng mềm cần thiết khác tại Đọc Ngẫm .

Top những từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất:

GHTK tuyển dụng | Intel tuyển dụng  | VNPay tuyển dụng

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *