Mùa đông đã tới. Giáng sinh sắp về. Đó là thời gian thích hợp nhất để nghĩ tới nghỉ ngơi và vui chơi sum họp. Nhưng với doanh nhân và cả những người đang trong cuộc mưu sinh, nghĩ tới kế hoạch làm ăn cho 2006 phía trước là điều cần thiết.
Sau đây là một số việc được các chuyên gia cho rằng nên làm nhất trong thời điểm ngắn ngủi còn lại của năm.
1. Cân đối những cái được mất trong năm qua
Trước 31/12, buộc phải xem xét xong những gì mình đã làm được và chưa được trong năm vừa qua, mà cùng với nó là những cái được, cái mất và bài học kinh nghiệm rút ra cho bản thân.
Nhiều người khi cân đối lại các khoản đã phát hiện ra một số tiền hoàn thuế lớn đáng lý được nhận, hay một việc lớn chưa làm, một khoản tiền cho vay đã quá hạn, nhưng do quá bận bịu mà quên mất… Đó chỉ là những cái được thường thấy nhất của thao tác cân đối này.
Ngoài ra, với những con số thống kê riêng mà ngoài bản thân ra không ai tính giúp, người ta có thể tổng kết và dự báo triển vọng làm ăn của mình trong năm tới một cách khoa học nhất. Chưa kể, còn có thể tránh được những thiệt hại không đáng có nếu để ý những thiệt hại của năm vừa qua và có giải pháp thích hợp.
Quan trọng nhất, cần coi việc cân đối này là nhằm mục đích phát hiện ra đúng sai để làm tốt hơn cho năm sau thay vì tự ti hay buồn rầu với kết quả năm qua, trong trường hợp nó không được như ý muốn.
2. Cho bớt những thứ có giá trị
Cuối năm luôn là dịp để cho tặng nhau những thứ đáng giá hơn bình thường một chút. Người phương Đông coi đó là truyền thống đáng trân trọng, như một nghĩa cử san sẻ và củng cố tình cảm sau một năm dài vật lộn với cuộc mưu sinh mà nhiều khi không có điều kiện quan tâm tới nhau. Người phương Tây ngoài ý nghĩa trên còn thích cho bớt những thứ có giá trị tương đối với lập luận rằng, cho bớt nghĩa là giảm được gánh nặng thuế đánh vào số tài sản mà mình không cần dùng.
Nhưng dù người cho ở đâu, một khi trao tặng một món có giá trị vào dịp “năm hết Tết đến” thì mức độ tín nhiệm của bản thân đã được tăng lên gấp nhiều lần. Và đó chính là cách người ta đầu tư tốt nhất cho tương lai, mà sớm nhất là cho năm sau đó.
3. Xem lại mức đóng bảo hiểm và lương hưu
Ít người để ý xem mình đã đóng được bao nhiêu vào quỹ bảo hiểm xã hội và tính xem mình sẽ được hưởng bao nhiêu lương hưu tính tới cuối năm nay. Song đó cũng là một việc thú vị và bổ ích cần làm vào dịp cuối năm.
Thú vị vì những con số này giúp người ta biết được mình đã làm lợi cho bản thân, gia đình và xã hội tính tới nay được bao nhiêu, ít nhiều ra sao. Đó là con số biết nói và nhiều khi là niềm khích lệ lớn lao, niềm vui nho nhỏ vì cảm thấy mình sống có ích tới dường nào, cũng như sẽ sống như thế nào tiếp theo đó.
Bổ ích vì nếu chưa hoàn thành bổn phận trong năm nay và cả những năm trước, người ta lại phải nghĩ tới một kế hoạch đóng góp bù vào trong năm sau, qua đó biết mình sẽ làm gì và phải nỗ lực bao nhiêu nữa so với năm vừa qua.
Và nếu ai đó thấy mình còn chưa có tên trong một quỹ bảo hiểm nào tính tới cuối 2005 thì rõ ràng 2006 cần được coi là một mốc mới trong cuộc đời làm việc.
4. Xem tỷ lệ đầu tư cho con trẻ
Nhiều người giành không ít thời gian cho việc kiểm điểm lại quỹ đầu tư đặc biệt này. Đầu tư cho giáo dục vẫn được coi là đầu tư cho tương lai và lợi nhuận là không thể đếm xuể. Song kiểm tra để biết mình đầu tư có thái quá hay thiếu hụt không lại là một việc không thể thiếu, bởi với con trẻ, nhiều hay ít quá đều không tốt, thậm chí gây tác dụng ngược lại.
5. Kiểm tra lại số tiền trong tài khoản
Cuối năm là dịp người ta có thể chi tiêu phóng khoáng hơn bao giờ hết. Nhiều người chi quá cả số tiền mình có và sẽ có, nhất là khi giá cả cuối năm thường tăng vùn vụt. Do vậy, kiểm tra liên tục số dư tài khoản vào mỗi chiều về là việc nên làm, để biết mình còn khả năng tài chính đến đâu mà còn “liệu cơm gắp mắm
Để lại một bình luận