3 ĐIỀU LÀM NÊN GIÁ TRỊ CỦA QUẢN LÝ CẤP TRUNG

3 ĐIỀU LÀM NÊN GIÁ TRỊ CỦA QUẢN LÝ CẤP TRUNG
0 Shares

 

#1: Đam mê hòa cùng sứ mệnh công ty

Ở vị trí Cấp trung, quyền lực bị giới hạn cũng như việc định hướng về nhiệm vụ, mục tiêu chung của tổ chức không nằm trong phạm vi của các quản lý. Tuy nhiên, không vì thế mà các Quản lý cấp trung không thể hiện vai trò và trách nhiệm đối với chính bản thân và chính nhóm của họ.

Các Quản lý cấp trung cần phải nắm được giá trị của bản thân cũng như hiểu rõ những giá trị của tổ chức nhằm kết nối lại với nhau. Sự hòa hợp giữa những khả năng của Quản lý cấp trung và nhu cầu của doanh nghiệp làm nên sự gắn bó cũng như tạo động lực cho cả hai bên. Cũng như về phía Quản lý cấp trung, khơi gợi được niềm đam mê gắn liền với mục tiêu của công ty không chỉ giúp ích cho chính bản thân họ mà còn thúc đẩy các thành viên cấp dưới hoàn thành được các công việc được giao.

 

 

#2: Xác định lại nội dung công việc

Khi là một nhân viên, hoàn thành những công việc được giao và chỉ phải chịu trách nhiệm trước những nhiệm vụ hay dự án, như thế là đủ. Không cần phải suy nghĩ bận tâm về nhiều vấn đề khác, chỉ cần làm đúng, làm đủ, làm tốt trong giới hạn công việc là nhận được sự khích lệ từ các cấp trên. Nhưng tất cả điều ấy chỉ khi là một nhân viên.

Xem thêm  Nhận thức là gì? Vai trò & cách nâng cao kỹ năng nhận thức

Khi là một Quản lý cấp trung, không chỉ gói gọn trong các vấn đề chuyên môn, trách nhiệm của họ còn được gộp thêm phần điều tiết nhân lực và bảng danh sách công việc tự động có thêm kết quả của những thành viên khác. Là một Quản lý cấp trung, áp lực nhân lên gấp nhiều lần. Kết quả của một nhóm, một bộ phận được tính vào kết quả của Quản lý. Lúc này đây, sẽ không còn những lời tán thưởng đầy ngọt ngào mà chỉ còn là những lời chỉ trích nặng nề từ các cấp cao hơn. Thành quả không còn là của riêng mà là của tập thể và là thành công của Quản lý cấp trung.

 

#3: Tạo nên giá trị bản thân

Một thực tế dễ gặp phải, khi một Quản lý cấp trung phải chịu trách nhiệm quá nhiều trước nhưng lại “khiêm tốn” trong quyền hạn dễ gặp phải những căng thẳng cũng như tổn thương về tinh thần. Các nhà Quản lý cấp trung thường không có quyền trong việc định hướng về tầm nhìn hay lộ trình chiến lược các hoạt động của công ty nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm cho các kết quả cuối cùng. Cách giải quyết ở đây đến từ chính bản thân người Quản lý cấp trung. Họ phải là người nắm rõ được tư tưởng chính và hướng đi chiến lược của công ty, hiểu rõ được tầm nhìn của cấp trên. Chủ động đề xuất và tạo nên tiếng nói riêng của bản thân. Gây ấn tượng bởi sự đặc biệt kèm khả năng thích ứng cao trong công việc. Quan trọng hơn chính là việc giao tiếp có hiệu quả với các cấp lãnh đạo. Điều này không chỉ góp phần tạo nên thấu hiểu hơn về tổ chức nó còn mang lại những cơ hội mới cho chính những Quản lý cấp trung.

Sẽ không có công việc nào là dễ dàng, sẽ không có thành công nào tự đến với mỗi người. Sẽ không có sự hoàn hảo trong công việc, phải chấp nhận nó, hòa hợp với nó để có thể tạo nên sự thay đổi lớn.

Xem thêm  9 Bước lập kế hoạch truyền thông Marketing chi tiết từ A - Z

 

                                                            Theo Themuse

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *