3 bước gạt bỏ khó chịu với sếp

3 bước gạt bỏ khó chịu với sếp
0 Shares

Cố gắng đừng để bị hùa theo cảm nhận của mọi người xung quanh, để có sự đồng cảm với sếp, bạn hãy cố gắng đặt mình vào vị trí của sếp để hiểu thêm cách nghĩ, cách làm của người ta.
Sếp cửa quyền, cậy thế hay quát mắng… khiến nhân viên áp lực và không ít khó chịu. Sếp giỏi giang nhưng hay chê bai khiến người ta vừa cảm phục và cũng không ít lần ức chế. Nhưng một kiểu khiến nhân viên khó chịu không kém là khi sếp hơi yếu kém về năng lực.

Cố gắng đừng để bị hùa theo cảm nhận của mọi người xung quanh, để có sự đồng cảm với sếp

Nhiều nhân viên phàn nàn rằng, gặp phải những vị sếp không đủ thực lực tạo cho họ không ít bực bội, khó chịu. Nhiều khi, ý kiến đúng đưa ra lại không được chấp thuận, lại bị gạt bỏ một cách không thương tiếc.

Sau đây là 3 cách giúp bạn vượt qua nỗi bực tức khi sếp không thực giỏi:

Có sự cảm thông
Cố gắng đừng để bị hùa theo cảm nhận của mọi người xung quanh, để có sự đồng cảm với sếp, bạn hãy cố gắng đặt mình vào vị trí của sếp để hiểu thêm cách nghĩ, cách làm của người ta. Có thể, do bị áp lực từ cấp trên hoặc còn thiếu những kỹ năng chủ chốt để đảm nhận vai trò lãnh đạo… bạn đều thông cảm được. Không ai sinh ra đã tài ba, để trở thành một nhà lãnh đạo hoàn hảo.

Xem thêm  COCC là gì? Làm thế nào để ứng xử khéo léo nơi công sở với COCC?

Vì thế, cố gắng nhìn vào những điểm tốt của sếp chứ đừng chăm chăm vào những thói xấu để phê phán, bực bội. Nếu thực sự muốn đối diện sếp một cách chân thành, thiện chí, bạn nên bình tĩnh suy xét xem lại thể nào để tối đa hóa điểm mạnh của sếp.

Tạo ranh giới
Dù khó chịu và bực bội đến đâu, bạn cũng đừng để ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống cá nhân. Khi còn ở văn phòng, bạn có thể tập trung, hết mình vì công việc. Nhưng rời khỏi công ty rồi, bạn hãy gác lại mọi việc sang một bên để lấy lại sự yên bình cho cuộc sống.

Với những vị sếp còn non về năng lực, kinh nghiệm, chắc chắn, nhân viên sẽ gặp không ít chuyện bực mình. Những lúc đó, chẳng có gì bằng sự bình tĩnh đón nhận và khắc phục dần dần.

Chuyển việc
Đây là một quyết định khó khăn nhưng khi bạn đã cố gắng vào những mặt tích cực, hạn chế suy nghĩ tiêu cực mà vẫn không thể thoải mái, hài lòng, bạn hãy ngồi lại một lần nữa để xem vướng mắc ở những điểm nào. Một khi không còn cách hóa giải, bạn không phải băn khoăn gì mà không từ bỏ công ty, tìm cho mình vị sếp mới phù hợp hơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *